Bài khảo sát chất lượng cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 4 (Có đáp án)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU:

Phần 1: Đọc – hiểu

CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”. Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”

- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. Bạn tôi trả lời. Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.

Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”

Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.

Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp.

Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây:

Câu 1. ( M1-0,5 điểm ) Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào?

A. Bảy tuổi trở xuống.

B. Sáu tuổi trở xuống.

C. Bốn tuổi trở xuống.

Câu 2. ( M1-0,5 điểm ) Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?

A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.

B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi.

C. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.

docx 3 trang Đường Gia Huy 08/06/2024 2820
Bạn đang xem tài liệu "Bài khảo sát chất lượng cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_khao_sat_chat_luong_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_n.docx

Nội dung text: Bài khảo sát chất lượng cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 4 (Có đáp án)

  1. Số báo danh: BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Người coi Người Phòng thi số : CUỐI HỌC KÌ I chấm (Ký & ghi tên)( NĂM HỌC 2023 – 2024 Ký & ghi tên) Điểm: Môn: Tiếng Việt – Lớp 5 Bằng chữ: ( Thời gian làm bài: 40 phút ) ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ I. PHẦN ĐỌC HIỂU: Phần 1: Đọc – hiểu CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”. Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?” - Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. Bạn tôi trả lời. Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả. Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!” Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”. Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp. Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây: Câu 1. ( M1-0,5 điểm ) Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào? A. Bảy tuổi trở xuống. B. Sáu tuổi trở xuống. C. Bốn tuổi trở xuống. Câu 2. ( M1-0,5 điểm ) Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai? A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi. B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi. C. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi. Câu 3. ( M2-0,5 điểm ) Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào? A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ. B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi. C. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có năm tuổi.
  2. Câu 4. ( M2-0,5 điểm ) Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó? A. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối. B. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ. C. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình. Câu 5. ( M3-0,5 điểm ) Em thấy người bạn của tác giả là người như thế nào? . Câu 6: ( M4-0,5 điểm ) Qua câu chuyện trên em học tập được điều gì? . Câu 7. ( M1-0,5 điểm ) Từ trái nghĩa với “trung thực” là: A. Thẳng thắn B. Gian dối C. Trung hiếu D. Thực lòng Câu 8. ( M2-0,5 điểm ) Trong câu “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được.” có đại từ xưng hô là: A. Tôi B. Ông C. Tôi và ông Câu 9: ( M3-1điểm ) Tìm từ đồng nghĩa với từ “hạnh phúc”. Đặt câu với từ vừa tìm được Phần 2: Tập làm văn: (5 điểm) Hãy tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ ) của em hoặc người bạn mà em yêu mến.
  3. ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT: Bài “BÀN TAY THÂN ÁI” I. ĐỌC – HIỂU Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 7 Câu 8 B A B C B C 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 5: Học sinh trả lời theo ý hiểu . - Người bạn của tác giả là người trung thực , thẳng thắn. Câu 6: Học sinh trả lời theo ý hiểu . - Cần phải sống trung thực, ngay từ những điều nhỏ nhất. Câu 9: - Đồng nghĩa với từ hạnh phúc là: sung sướng - Em rất sung sướng vì đạt được điểm cao trong kì thi. II.TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Viết bài văn miêu tả một người a. Mở bài: (0,5 điểm) - HS giới thiệu được tên người. Có quan hệ với bản thân như thế nào. - Diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc, có hình ảnh. b. Thân bài: (4 điểm), trong đó: - Nội dung (1,5 điểm): bài văn miêu tả người có: + Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, ) + Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, ) - Kĩ năng (1,5 điểm): Trình tự miêu tả hợp lí. - Cảm xúc (1 điểm): Lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật. c. Kết bài: (0,5 điểm) - HS cảm xúc, suy nghĩ của mình về người được tả. - Diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc, có hình ảnh.