Bài khảo sát chất lượng học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 2 (Có đáp án)
I. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
Nhớ lắm Trường Sa ơi!
Trường Sa lộng gió giữa Biển Đông mênh mông - giọt máu thiêng liêng của đất Việt dưới ngầu ngầu bọt sóng. Tôi nhớ Trường Sa yêu dấu với bao tên đảo thân thương: Trường Sa Lớn, Phan Vinh, Nam Yết, Thuyền Chài, Đá Lớn, Sinh Tồn, Song Tử…
Hai mươi nhăm năm trước, cũng vào mùa này, biển đang động dữ dội bởi ảnh hưởng của mùa gió chướng, tôi nhận lệnh tăng cường cho Trường Sa thân yêu. Hơn hai mươi năm gắn bó với đảo, biết bao đồng đội đã cùng tôi nếm trải những gian khổ, hiểm nguy. Trong chiến dịch CQ88 ngày 14 tháng 3, bảy mươi ba đồng đội tôi đã hi sinh để giữ chủ quyền Tổ quốc.
Năm 1989, tôi được lệnh rời đảo khi có người ra thay thế. Hè ấy, nắng như đốt lửa, biển như tấm gương phẳng khổng lồ, lặng lẽ tiễn chúng tôi. Nhìn lại căn nhà chòi chúng tôi đã gắn bó, tôi mới nhận ra tình cảm mình dành cho đảo lớn đến mức nào. Có con sóng nào cứ dập dềnh dâng trong mắt tôi.
Giờ đây đến mùa biển động, tôi lại khắc khoải nhớ Trường Sa, nhớ Đá Lớn, nơi tôi đã gửi lại một phần đời mình ở đó. Bây giờ chắc biển lại động rồi. Ngồi nơi Đất Mẹ, tôi nhớ cháy lòng! Tôi nhớ lắm Trường Sa ơi!
Theo Nguyễn Khánh Chi
Dựa vào nội dung bài đọc, đúng khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện yêu cầu các câu hỏi sau:
Câu 1: Trường Sa được so sánh với gì? (0,5điểm)
A. Đất Mẹ. B. Tấm gương khổng lồ.
C. Giọt máu thiêng liêng của đất Việt. D. Trái tim của Tổ Quốc.
Câu 2: Tác giả nhận lệnh tăng cường cho Trường Sa vào mùa nào: (0,5điểm)
A. Mùa gió chướng. B. Mùa hè.
C. Mùa đông. D. Mùa gió mùa.
Câu 3: Vì sao tác giả lại khắc khoải nhớ Trường Sa, nhớ Đá Lớn? (0,5điểm)
A. Vì Trường Sa rất đẹp.
B. Vì tác giả gửi một phần đời của mình ở đó.
C. Vì tác giả có nhiều đồng đội ở đó.
D. Vì tác giả sinh ra và lớn lên ở Trường Sa.
File đính kèm:
- bai_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_ho.docx
Nội dung text: Bài khảo sát chất lượng học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 2 (Có đáp án)
- BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Số báo danh: Năm học 2023- 2024 Phòng thi: ( Thời gian làm bài : 40 phút) Người coi Người chấm Điểm: Bằng chữ: I. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) Nhớ lắm Trường Sa ơi! Trường Sa lộng gió giữa Biển Đông mênh mông - giọt máu thiêng liêng của đất Việt dưới ngầu ngầu bọt sóng. Tôi nhớ Trường Sa yêu dấu với bao tên đảo thân thương: Trường Sa Lớn, Phan Vinh, Nam Yết, Thuyền Chài, Đá Lớn, Sinh Tồn, Song Tử Hai mươi nhăm năm trước, cũng vào mùa này, biển đang động dữ dội bởi ảnh hưởng của mùa gió chướng, tôi nhận lệnh tăng cường cho Trường Sa thân yêu. Hơn hai mươi năm gắn bó với đảo, biết bao đồng đội đã cùng tôi nếm trải những gian khổ, hiểm nguy. Trong chiến dịch CQ88 ngày 14 tháng 3, bảy mươi ba đồng đội tôi đã hi sinh để giữ chủ quyền Tổ quốc. Năm 1989, tôi được lệnh rời đảo khi có người ra thay thế. Hè ấy, nắng như đốt lửa, biển như tấm gương phẳng khổng lồ, lặng lẽ tiễn chúng tôi. Nhìn lại căn nhà chòi chúng tôi đã gắn bó, tôi mới nhận ra tình cảm mình dành cho đảo lớn đến mức nào. Có con sóng nào cứ dập dềnh dâng trong mắt tôi. Giờ đây đến mùa biển động, tôi lại khắc khoải nhớ Trường Sa, nhớ Đá Lớn, nơi tôi đã gửi lại một phần đời mình ở đó. Bây giờ chắc biển lại động rồi. Ngồi nơi Đất Mẹ, tôi nhớ cháy lòng! Tôi nhớ lắm Trường Sa ơi! Theo Nguyễn Khánh Chi Dựa vào nội dung bài đọc, đúng khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện yêu cầu các câu hỏi sau: Câu 1: Trường Sa được so sánh với gì? (0,5điểm) A. Đất Mẹ. B. Tấm gương khổng lồ. C. Giọt máu thiêng liêng của đất Việt. D. Trái tim của Tổ Quốc. Câu 2: Tác giả nhận lệnh tăng cường cho Trường Sa vào mùa nào: (0,5điểm) A. Mùa gió chướng. B. Mùa hè. C. Mùa đông. D. Mùa gió mùa. Câu 3: Vì sao tác giả lại khắc khoải nhớ Trường Sa, nhớ Đá Lớn? (0,5điểm) A. Vì Trường Sa rất đẹp. B. Vì tác giả gửi một phần đời của mình ở đó. C. Vì tác giả có nhiều đồng đội ở đó. D. Vì tác giả sinh ra và lớn lên ở Trường Sa. Câu 4: Các chiến sĩ trên đảo là những người như thế nào? (0,5điểm) A. Chịu đựng những gian khổ, hiểm nguy. B. Hi sinh để giữ vững chủ quyền Tổ quốc. C. Yêu thương những hòn đảo ở Trường Sa. D. Tất cả những phẩm chất trên.
- Câu 5: (0,5điểm) Bài văn trên nói lên điều gì? Câu 6: (0,5điểm) Bài văn gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương? Câu 7: (0,5điểm) Gạch chân dưới đại từ trong câu sau: Hè ấy, nắng như đốt lửa, biển như tấm gương phẳng khổng lồ, lặng lẽ tiễn chúng tôi. Câu 8: (0,5điểm)Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm: Triệu triệu người dân Việt Nam luôn hướng về Trường Sa với tình yêu niềm tin sẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc. Câu 9: (1điểm) Đặt câu để phân biệt từ đồng âm “đường” và xác định từ loại của từ “đường” trong câu em vừa đặt. . II. Tập làm văn ( 5 điểm) Đề bài: Em hãy tả lại bạn lớp trưởng lớp em.
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂ ĐIỂM CÂU ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM 1 C. Giọt máu thiêng liêng của đất Việt 0,5 2 A. Mùa gió chướng. 0,5 3 B. Vì tác giả gửi một phần đời của mình 0,5 ở đó. 4 D. Tất cả những phẩm chất trên. 0,5 5 Nội dung của bài: 0,5, - Cảm xúc nhớ da diết của tác giả với những kỉ niệm cùng những đồng đội ở đảo Trường Sa. Từ đó thể hiện được tình yêu thương vô cùng của tác giả với nơi đây. 6 .tình cảm yêu mến, tự hào đối với 0,5 vùng đất xa xôi của Tổ quốc, đối với những con người ngày đêm canh giữ, bảo vệ Trường Sa. - .phải có trách nhiệm với Tổ quốc, phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ biển đảo quê hương. 7 chúng tôi 0,5 8 và, của 0,5 9 - HS đặt câu có cặp từ đồng âm 0,5 - Xác định từ loại “đường” trong câu đó 0,5 II-.Tập làm văn 5 điểm - Bài viết đủ kết cấu 3 phần : phần mở bài, thân bài, kết bài - Có sự sáng tạo, có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá. - Thể hiện được ttình cảm vào trong bài - Bài viết không bị sai lỗi chính tả. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng. - Chữ viết trình bày sạch đẹp, câu văn rõ ràng, mạch lạc