Bài khảo sát chất lượng học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 5 (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 điểm)

Đọc thầm văn bản và làm bài tập bằng cách trả lời từ câu 1 đến câu 9

Bàn tay thân ái

Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!” Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như giãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.

Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm bàn tay cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông cụ qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:

- Ông cụ là ai vậy, chị?

Cô y tá sửng sốt:

- Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?

- Không, ông ấy không phải là ba tôi - Chàng lính nhẹ nhàng đáp lại - Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.

- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp ông cụ?

- Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải con trai ông. Tôi nghĩ ông rất cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại.

Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ

Câu 1. (0,5 điểm) Cô y tá đưa ai đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng?

A. Con trai ông B. Một anh lính trẻ

C. Một chàng trai là bạn cô D. Một chàng trai là con của ông

Câu 2. (0,5 điểm) Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều gì?

A. Ông rất mệt mỏi và lo lắng.

B. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết.

C. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện.

D. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện.

docx 3 trang Đường Gia Huy 08/06/2024 2000
Bạn đang xem tài liệu "Bài khảo sát chất lượng học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_ho.docx

Nội dung text: Bài khảo sát chất lượng học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 5 (Có đáp án)

  1. BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn Tiếng Việt - Lớp 5 (Thời gian làm bài:60 phút ) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 điểm) Đọc thầm văn bản và làm bài tập bằng cách trả lời từ câu 1 đến câu 9 Bàn tay thân ái Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!” Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như giãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện. Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm bàn tay cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông cụ qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi: - Ông cụ là ai vậy, chị? Cô y tá sửng sốt: - Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ? - Không, ông ấy không phải là ba tôi - Chàng lính nhẹ nhàng đáp lại - Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả. - Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp ông cụ? - Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải con trai ông. Tôi nghĩ ông rất cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại. Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ Câu 1. (0,5 điểm) Cô y tá đưa ai đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng? A. Con trai ông B. Một anh lính trẻ C. Một chàng trai là bạn cô D. Một chàng trai là con của ông Câu 2. (0,5 điểm) Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều gì? A. Ông rất mệt mỏi và lo lắng. B. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết. C. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện. D. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện.
  2. Câu 3. (0,5 điểm) Vì sao anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông? A. Vì bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh làm như vậy. B. Vì anh nghĩ ông đang rất cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy. C. Vì anh nhầm tưởng đấy là cha mình, anh muốn ở bên cha những giây phút cuối. D. Tất cả các ý trên. Câu 4. (0,5 điểm) Theo em, điều gì đã khiến cô y tá ngạc nhiên? A. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão. B. Anh lính trẻ là con của ông lão. C. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm. D. Anh lính trẻ trách cô y tá đưa anh gặp người không phải là cha mình. Câu 5. (0,5 điểm) Em thấy anh lính trong câu chuyện trên là người như thế nào? Câu 6. (0,5 điểm) Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì? Câu 7. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây có từ “mặt” mang nghĩa gốc? A. Gương mặt anh đầy lo lắng B. Mặt bàn hình chữ nhật C. Nhà quay mặt ra đường phố D. Mặt trống được làm bằng da Câu 8. (0,5 điểm) Từ nào trái nghĩa với từ “khổng lồ”? A. Tí hon B. To C. To kềnh Câu 9. (1 điểm) Đặt 1 câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ Điều kiện (Giả thiết) - Kết quả. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Đề bài: Hãy tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã dạy em mà em rất kính yêu và đã để lại trong em nhiều tình cảm tốt đẹp. ===Hết===
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KSCL HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn Tiếng Việt - Lớp 5 (Thời gian làm bài:60 phút ) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 điểm) Câu 1 2 3 4 7 8 Đáp án B D B A A A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5: (0,5 đ) HS nêu ý phù hợp, diễn đạt rõ, từ ngữ chính xác, không sai lỗi chính tả cho 0,5 điểm Câu 6: (0,5 đ) HS nêu ý phù hợp, diễn đạt rõ, từ ngữ chính xác, không sai lỗi chính tả cho 0,5 điểm. Ý phù hợp, diễn đạt chưa rõ hoặc từ ngữ chưa chính xác, tùy mức độ cho từ 0,25 đến 0,45 điểm. (VD: Trong cuộc sống chúng ta cần biết yêu thương, chia sẻ với mọi người. Trong cuộc sống, cần có những việc làm để giúp đỡ, động viên người có hoàn cảnh đặc biệt để đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người đó, ) Câu 9: (1 đ) Câu HS viết câu có nghĩa trọn vẹn, hợp lí về nghĩa, đúng theo yêu cầu của đề bài, đầu câu viết hoa, cuối câu có dùng dấu câu được 1 điểm. (Thiếu dấu cuối câu trừ 0,25 đ) PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Viết bài văn miêu tả một người a. Mở bài: (0,5 điểm) - HS giới thiệu được tên người. Có quan hệ với bản thân như thế nào. - Diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc, có hình ảnh. b. Thân bài: (4 điểm), trong đó: - Nội dung (1,5 điểm): bài văn miêu tả người có: + Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, ) + Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, ) - Kĩ năng (1,5 điểm): Trình tự miêu tả hợp lí. - Cảm xúc (1 điểm): Lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật. c. Kết bài: (0,5 điểm) - HS cảm xúc, suy nghĩ của mình về người được tả. - Diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc, có hình ảnh.