Bài khảo sát cuối học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU: (5 điểm )
Trồng rừng ngập mặn
Trước đây các tỉnh ven biển nước ta có rừng ngập mặn khá lớn. Nhưng do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm…, một phần rừng ngập mặn đã mất đi. Hậu quả là lá chắn bảo vệ đê điều không còn nữa, đê điều bị sói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn .
Mấy năm qua, chúng ta đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. Vì thế ở các tỉnh ven biển như Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh,... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ở ngoài biển như Cồn Vành, Cồn Đen (Thái Bình), Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Mờ (Nam Định).
Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng. Đê xã Thái Hải (Thái Bình) từ độ có rừng, không còn bị sói lở, kể cả cơn bão số 2 năm 1996 tràn qua. Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống cho hàng nghìn đầm ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận. Tại xã Thạch Khê (Hà Tĩnh, sau bốn năm trồng rừng, lượng hải sản tăng nhiều và các loài chim nước cũng trở nên phong phú. Nhân dân các địa phương đều phấn khởi vì rừng ngập mặn phục hồi đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập và bảo vệ vững chắc đê điều.
Theo Phan Nguyên Hồng
Đọc thầm bài đọc trên, Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào chỗ chấm.
Câu 1: Rừng ngập mặn được trồng ở đâu?
A. Ở vùng đồi núi.
B. Ở các tỉnh ven biển và các đảo mới bồi
C. Ở ven biển và đồi núi
Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến một phần rừng ngập mặn đã mất đi là:
A. Do chiến tranh tàn phá.
B. Do quá trình quai đê lấn biển.
C. Do chiến tranh tàn phá, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm…,
File đính kèm:
- bai_khao_sat_cuoi_hoc_ky_i_mon_toan_tieng_viet_lop_5_nam_hoc.docx
Nội dung text: Bài khảo sát cuối học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- Giám thị Giám khảo Số báo danh: BÀI KHẢO SÁT CUỐI HỌC KỲ I Phòng thi: Môn Toán - Lớp 5 Điểm : Năm học: 2023- 2024 Bằng chữ (Thời gian làm bài: 40 phút) I. TRẮC NGHIỆM Hãy khoanh tròn chữ cái trước phần trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu của từng câu: Câu 1 (M 1) (0,5 đ). Số thập phân: Mười lăm phẩy không trăm bảy mươi sáu được viết là: A. 15,76 B. 15,076 C. 15,67 D. 15,0076 Câu 2. (M 1).( 0,5 đ). Chữ số 6 trong số thập phân 74,562 có giá trị là: A. 60 B. 6 C. 6 D . 6 10 100 1000 2 Câu 3. (M 1) (0,5 đ). Phân số được viết dưới dạng số thập phân là: 5 A. 2,5 B. 0,4 C. 0,04 D. 5,2 Câu 4. (M 1). (0,5 đ). Số thích hợp viết vào chỗ chấm là: 6 kg 142 g = kg A. 6,142 B. 61,42 C. 0,6142 D. 614,2 Câu 5. . (M 1). (1 đ). Diện tích hình tam giác có độ dài đáy 8 cm và chiều cao 6 cm là: A. 14 cm2 B. 48 cm2 C. 24 cm2 D. 42 cm2 Câu 6. (M 2). (0,5 đ). Kết quả của phép tính 65,19 x 0,1 là: A. 6519 B. 0,6519 C. 651,9 D. 6,519 Câu 7. (M 2). Nam cân nặng 30,5 kg. Tiến cân nặng hơn Nam 2,5 kg. Tiến cân nặng số ki-lô-gam là: A. 33 kg B. 32 kg C. 31 kg D. 35 kg II. TỰ LUẬN Câu 8. (M 2). (2 đ). Đặt tính rồi tính: a, 210,5 + 21,05 b, 200,9 - 29,9 c, 82,6 x 5,5 d, 281,25 : 2,5 . . . . .
- Câu 9.(M 2). (1 đ). Viết các số thập phân: 32,09; 42,15; 32,15; 42,55. Theo thứ tự từ bé đến lớn: Câu 10. (M 3).(2 đ). Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 25m và hơn chiều rộng 6m. Người ta dành 25% diện tích mảnh đất để làm nhà ở. Phần còn lại để trồng trọt. Tính diện tích phần đất để trồng trọt? . Câu 11 (M 4). (1 đ) Tính nhanh: 6,5 x 202,3 + 202,3 x 2,5 + 202,3
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 ĐÁP ÁN B C B A C D A BIỂU ĐIỂM 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 8: (2 điểm). Đặt tính rồi tính: Mỗi phần đúng được 0,5 điểm (Đặt tính đúng được 0,2 điểm, tính đúng được 0,3 điểm). Kết quả: a) 231,55 b) 171 c) 454,3 d) 112,5 Câu 9 (1 điểm). Viết đúng các số thập phân: 32,09; 42,15; 32,15; 42,55. Theo thứ tự từ bé đến lớn: 32,09 ; 32,15 ; 42,15 ; 42,55 Câu 10: (2 điểm) Bài giải Chiều rộng mảnh đất là: 25 - 6 = 19 (m) (0,5 điểm) Diện tích mảnh đất là: 25 x 19 = 475 (m2) (0,5 điểm) Diện tích đất làm nhà ở là: 432 : 100 x 25 = 118,75 (m2) (0,5 điểm) Diện tích phần đất để trồng trọt là: 475 - 118,75 = 356,25 (m2) (0,25 điểm) Đáp số: 356,25 m2 (0,25 điểm) Câu 11. (1 điểm) Tính nhanh: 6,5 x 202,3 + 202,3 x 2,5 + 202,3 = 6,5 x 202,3 + 202,3 x 2,5 + 202,3 x 1 (0,25 điểm) = (6,5 +2,5 + 1) x 202,3 (0,5 điểm) = 10 x 202,3 = 2023 (0,25 điểm)
- Giám thị Giám khảo Số báo danh: BÀI KHẢO SÁT CUỐI HỌC KỲ I Phòng thi: Môn Tiếng Việt - Lớp 5 Điểm : Năm học: 2023- 2024 Bằng chữ (Thời gian làm bài: 60 phút) I. ĐỌC HIỂU: (5 điểm ) Trồng rừng ngập mặn Trước đây các tỉnh ven biển nước ta có rừng ngập mặn khá lớn. Nhưng do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm , một phần rừng ngập mặn đã mất đi. Hậu quả là lá chắn bảo vệ đê điều không còn nữa, đê điều bị sói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn . Mấy năm qua, chúng ta đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. Vì thế ở các tỉnh ven biển như Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, đều có phong trào trồng rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ở ngoài biển như Cồn Vành, Cồn Đen (Thái Bình), Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Mờ (Nam Định). Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng. Đê xã Thái Hải (Thái Bình) từ độ có rừng, không còn bị sói lở, kể cả cơn bão số 2 năm 1996 tràn qua. Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống cho hàng nghìn đầm ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận. Tại xã Thạch Khê (Hà Tĩnh, sau bốn năm trồng rừng, lượng hải sản tăng nhiều và các loài chim nước cũng trở nên phong phú. Nhân dân các địa phương đều phấn khởi vì rừng ngập mặn phục hồi đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập và bảo vệ vững chắc đê điều. Theo Phan Nguyên Hồng Đọc thầm bài đọc trên, Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào chỗ chấm. Câu 1: Rừng ngập mặn được trồng ở đâu? A. Ở vùng đồi núi. B. Ở các tỉnh ven biển và các đảo mới bồi C. Ở ven biển và đồi núi Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến một phần rừng ngập mặn đã mất đi là: A. Do chiến tranh tàn phá. B. Do quá trình quai đê lấn biển. C. Do chiến tranh tàn phá, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm ,
- Câu 3: Tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi là: A.Môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng và ngăn chặn được sự tàn phá của bão lụt. B. Các loại động vật, hải sản, chim nước phát triển nhanh chóng, tăng thêm thu nhập cho bà con ven biển. C. Bảo vệ vững chắc đê điều, cân bằng môi trường sinh thái. D. Tất cả các phương án trên. Câu 4. Dòng nào dưới đây gồm các từ ngữ chỉ hành động bảo vệ môi trường: A. Đánh bắt cá bằng mìn, phủ xanh đồi trọc, buôn bán động vật hoang dã. B. Trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, trồng cây. C. Phủ xanh đồi trọc, trồng cây, tưới cây, chăm sóc cây, trồng rừng. Câu 5. Nhân dân các địa phương đều phấn khởi vì: Câu 6. Bài đọc nhắc nhở chúng ta điều gì ? Câu 7. Dòng nào dưới đây chỉ có các danh từ? A. rừng, lấn biển, xả rác, đê điều, gió, bão, sóng, địa phương, môi trường. B. rừng, biển, đầm, tôm, đê điều, gió, bão, sóng, phong phú, phấn khởi. C. rừng, biển, đầm, tôm, đê điều, gió, bão, sóng, địa phương, môi trường. Câu 8. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “ phong phú ”: A. nghèo nàn B. đa dạng C. nhiều Câu 9. a ) Từ đồng nghĩa với từ “phấn khởi” là: b) Đặt câu với từ đồng nghĩa mà em vừa tìm được: II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê em. (Có thể là dòng sông, cánh đồng lúa, con đường quen thuộc, .)
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM TIẾNG VIỆT 5 CUỐI HỌC KÌ I I. ĐỌC HIỂU: (5 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) Khoanh vào B Câu 2. (0,5 điểm) Khoanh vào C Câu 3. (0,5 điểm) Khoanh vào D Câu 4. (0,5 điểm) Khoanh vào C Câu 5. (0,5 điểm) : Nhân dân các địa phương đều phấn khởi vì rừng ngập mặn phục hồi đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập và bảo vệ vững chắc đê điều. Câu 6. (0,5 điểm) Học sinh trả lời đúng cho 0,5đ Câu 7. (0,5 điểm) Khoanhh vào C Câu 8. (0,5 điểm) Khoanh vào A Câu 9. (1 điểm) a) Học sinh tìm được từ đồng nghĩa (0,5điểm). b) HS đặt câu đúng theo yêu cầu được 0,5 điểm. Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu câu trừ 0,2 điểm, mắc một trong hai lỗi trên trừ 0,1 điểm. II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) * Bài văn đảm bảo các yêu cầu như sau: - Bài viết đúng dạng văn tả cảnh đủ 3 phần: Mở bài-Thân bài- Kết bài. Câu văn đúng ngữ pháp, biết dùng từ ngữ có hình ảnh, câu văn sinh động chữ viết sạch đẹp (5 điểm). Cụ thể: 1. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu được người mình tả (Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp). 2. Thân bài: (4 điểm) a) Hình thức: (1 điểm) - Trình bày (0,5đ) - biết dùng từ ngữ có hình ảnh, câu văn sinh động.(0,5đ) b) Nội dung (3 điểm) - Tả ngoại hình: (1,5đ) - (Đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng ) - Tả tính tình, hoạt động (Lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác ) (1,5đ) 3. Kết bài: (0,5 điểm). Nêu được tình cảm của mình với người mình tả. Lưu ý : - Khuyến khích những bài viết có cách mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng * Các mức điểm khác tùy mức độ sai sót GV cho điểm cho phù hợp. (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt có thể cho các mức điểm: (5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5 )