Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Hồng Kỳ (Có đáp án)

A. KIỂM TRA ĐỌC:
II. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (30 phút) Đọc hiểu: …… Đọc tiếng: ……
Đọc thầm bài:
QUA NHỮNG MÙA HOA
Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.
Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại “bén” sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư.
Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy chạy tiếp cuộc tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến.
Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như hoa vông, hoa gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sang đến anh hoa muồng thì đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh.
Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra ngoài. Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp năm, đã “người lớn” hơn một tí, tôi mới nhận ra hoa sấu, những chùm hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng đợt lá non, lẫn với màu nắng dịu.
(Theo VÂN LONG)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài tập:

1. Dòng nào dưới đây ghi đúng thứ tự nở của các loại hoa trong bài đọc?
A. Hoa gạo, hoa vông, hoa phượng, hoa xoan, hoa muồng, hoa sấu.
B. Hoa vông, hoa gạo, hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa xoan, hoa sấu.
C. Hoa gạo, hoa vông, hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa muồng, hoa sấu.
D. Hoa gạo, hoa vông, hoa bằng lăng, hoa muồng, hoa phượng, hoa sấu.

2. Vì sao tác giả lại thuộc trình tự nở và sắc màu riêng của mỗi loài hoa?
A. Vì trên đường đi học, tác giả thường thích ngắm nhìn các loại cây và hoa của chúng.
B. Vì ở sân trường tác giả có những loại cây đó, chúng thường lần lượt ra hoa.
C. Vì trong giờ học tác giả thích ngắm cây và hoa của chúng ở sân trường.
D. Vì hàng ngày trên đường đi học, tác giả thường thích ngắm nhìn hoa.

3. Trong bài, cây gạo được so sánh như “một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời” vì:
A. Khi nở, mấy bông hoa gạo đỏ như những ngọn lửa, cây gạo sẽ giống như cây đuốc lớn.
B. Khi nở rộ, hàng ngàn bông hoa gạo đỏ rực như những ngọn lửa, cả cây gạo sẽ giống như cây đuốc lớn.
C. Thân và lá cây gạo có hình dáng cũng như màu sắc giống cây đuốc lớn cháy rừng rực.
D. Thân, lá và hoa gạo có hình dáng cũng như màu sắc giống cây đuốc lớn cháy rừng rực.

4. Vì sao mãi đến lớp năm, tác giả mới nhận ra còn có hoa sấu?
A. Vì hoa sấu không đẹp, là một loài hoa nhỏ không phô sắc màu rực rỡ.
B. Vì hoa sấu không đẹp, chìm lẫn vào lá sấu, lẫn với màu nắng dịu.
C. Vì đến khi tác giả học lớp năm, những cây sấu trên đường mới nở hoa.
D. Vì khi lớn tác giả mới chú ý đến hoa sấu, một loại hoa nhỏ không phô sắc màu rực rỡ.

5. Trong câu: “Nắng trời bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình.”, có mấy quan hệ từ?
Câu trả lời của em: …

6. Ý chính của bài văn:
A. Miêu tả vẻ đẹp riêng của mỗi loài hoa tô điểm cho đất trời Hà Nội.
B. Nói về vẻ đẹp riêng của mỗi loài hoa.
C. Miêu tả các loài cây ở Hà Nội.
pdf 3 trang Đường Gia Huy 01/02/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Hồng Kỳ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Hồng Kỳ (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG KỲ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2021 - 2022 Họ và tên HS: MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Lớp: 5/ Thời gian làm bài: 40 phút Ngày kiểm tra: /12/2021. Điểm: Nhận xét của giáo viên: (Thời gian 20 phút) A. Đọc thành tiếng ( 3 đ) GVCN linh hoạt kiểm tra các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17 B. Đọc hiểu ( 7 điểm) Đọc thầm bài: Thầy thuốc như mẹ hiền ( SGK Tiếng việt lớp 5 tập 1 trang 153) và trả lời câu hỏi Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng! Câu 1.Người thầy thuốc trong bài có tên là gì? A. Hai Ông B. Hải Thượng Lãn Ông C. Người thuyền chài D. Lãn Ông Câu 2. Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông khi chữa bệnh cho con người thuyền chài là: A. Lãn Ông biết nhưng coi nhuw không biết. B. Lãn Ông biết nhà thuyền chài nghèo nên không đến chữa. C. Lãn Ông tự tìm đến, thăm bệnh rồi tận tuỵ chăm sóc suốt cả tháng trời. Ông không lấy tiền mà còn mang gạo củi đến cho. D. Lãn Ông chữa khỏi bện rồi nhận tiền của nhà thuyền chài. Câu 3. Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ? A. Ông đã cho người phụ nữ thuốc miễn phí không lấy tiền. B. Ông chỉ cho thuốc cho riêng người phụ nữ đó. C. Ông chỉ cho thuốc một lần, không cho lần thứ hai. D. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Câu 4. Tìm đại từ trong câu: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.” A. người bệnh B. người C. Tôi D. Thầy thuốc Câu 5. Tìm từ trái nghĩa với từ “nhân ái” -Từ trái nghĩa với từ “ nhân ái’ là: A. Nhân hậu B. Nhân đức C. Bất nhân D. Dũng cảm Câu 6. Em có suy nghĩ gì về nhân vật Hải Thượng Lãn Ông trong câu truyện trên? A. Hải Thượng lãn Ông là một người chăm chỉ. B. Hải Thượng lãn Ông là một người không thích chũa bệnh cho người nghèo. C. Hải Thượng lãn Ông là người thích đi giúp tất cả mọi người. D. Hải Thượng lãn Ông là một người có tấm lòng nhân hậu, luôn giúp đỡ những người nghèo và những người có hoàn cảnh khó khăn, không màng danh lợi. Câu 7. Tại sao ông lại từ chối khi được vua tiến cử vào chức ngự y ở trong cung ? A. Vì ông là người không màng danh lợi. B. Vì ông cho rằng chức vị đó quá lớn so với khả năng của ông. C. Vì ông yêu thích cuộc sống tự do.
  2. D. Vì ông muốn đi chữa bệnh để có được nhiều tiền hơn. Câu 8. Các từ: Ca nước, làm ca ba, ca mổ, ca vọng cổ là những từ: A.Từ nhiều nghĩa. B.Từ đồng âm. C.Từ đồng nghĩa. D. Từ trái nghĩa Câu 9. Bộ phận vị ngữ trong câu: “Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa.” là những từ ngữ nào? A. có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. B. Có lần. C. Một người thuyền chài. D. không có tiền chữa Câu 10. Em hiểu hai câu thơ dưới đây như thế nào ? “Công danh trước mắt trôi như nước, Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.” A.Công danh bị trôi theo dòng nước. B.Công danh hay như dòng nước C. Công danh rồi sẽ trôi đi, chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi. Tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể đổi thay D. Công danh chẳng đáng coi trọng. Câu 11: Câu “ Nếu năm nay không có dịch bệnh covid19 thì chúng em sẽ được đến trường.” Cặp từ chỉ quan hệ trong câu biểu thị quan hệ : A. Nguyên nhân – kết quả B. Điều kiện – kết quả C.Tương phản D, Tăng tiến C .PHẦN VIẾT: (10 điểm) Tập làm văn: Đề bài Chọn một trong 2 đề bài sau: 1. Tả một người thân ( ông, bà,cha, mẹ, anh, em ) của em. 2. Tả một bạn học của em.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT 5 I . Đọc hiểu: (7 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đáp B C D C C D A B A C B án Điểm 0.5 0.5 0,5đ 0,5đ 0,5 đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1 đ 1 đ 1đ II. PHẦN VIẾT : ( 10 điểm ) Tập làm văn (8 điểm) (40 phút) 1. Yêu cầu cần đạt:- Viết được bài văn tả người ( đúng chủ đề) - Độ dài bài viết khoảng 20-25 câu. - Bố cục rõ ràng, cân đối, chặt chẽ. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng; trình bày bài viết sạch, đẹp. - Bài viết thể hiện cảm xúc. - Nội dung bài văn thể hiện được các ý cơ bản sau: a) Phần Mở bài: - Giới thiệu được về người em sẽ tả b) Phần thân bài: - Tả hình dáng - Tả hoạt động và nêu rõ được một số nét đặc sắc nhất. c) Phần kết bài: - Nêu được cảm xúc của bản thân với người được tả. 2. Điểm thành phần : - Mở bài (1 điểm) - Thân bài (4 đ ) +Nội dụng ( 1,5 đ ). + Kĩ năng ( 1,5 đ). + Cảm xúc ( 1 đ) - Kết bài (1 đ) - Chữ viết, chính tả (0,5 đ).-Dùng từ, đặt câu ( 0,5 đ). Sáng tạo : ( 1đ ) 3 Đánh giá cho điểm: - Điểm 8: Bài làm đạt được các yêu cầu trên (Lưu ý: Học sinh biết sử dụng các từ gợi tả, gợi cảm, hình ảnh, so sánh, từ láy để nói lên cảm xúc của bản thân khi tả - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, dấu câu có thể cho các mức điểm giảm dần từ 7,5 điểm đến 0,5 điểm. - Bài viết sạch đẹp, rõ ràng, không sai quá 2lỗi chính tả + 2đ ( thay nội dung viết bài chính tả)