Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

I.ĐỌC HIỂU: (4điểm)

Đọc bài văn dưới đây và thực hiện yêu cầu ở dưới

CHÚ LỪA THÔNG MINH

Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.

Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.

Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.

Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.

(Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì?

A. Bác đến bên giếng nhìn nó.

B. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên.

C. Bác để mặc nó kêu be be thảm thương dưới giếng.

Câu 2: Khi thấy đất rơi xuống giếng, chú lừa đã làm gì?

A. Lừa tuyệt vọng và chờ chết.

B. Lừa cố hết sức nhảy ra khỏi giếng.

C. Lừa dồn đất sang một bên còn mình thì đứng sang một bên.

docx 4 trang Đường Gia Huy 08/06/2024 2020
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. Số báo danh: BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Người coi Người chấm Phòng thi: Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Năm học 2023 - 2024 Điểm: (Thời gian làm bài: 60 phút) Bằng chữ: I.ĐỌC HIỂU: (4điểm) Đọc bài văn dưới đây và thực hiện yêu cầu ở dưới CHÚ LỪA THÔNG MINH Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng. Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng. Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên. Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người. (Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng và trả lời các câu hỏi dưới đây: Câu 1: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì? A. Bác đến bên giếng nhìn nó. B. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên. C. Bác để mặc nó kêu be be thảm thương dưới giếng. Câu 2: Khi thấy đất rơi xuống giếng, chú lừa đã làm gì? A. Lừa tuyệt vọng và chờ chết. B. Lừa cố hết sức nhảy ra khỏi giếng. C. Lừa dồn đất sang một bên còn mình thì đứng sang một bên. Câu 3:Hai câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
  2. “Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết.” A. Lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ C. Dùng từ ngữ nối D. Cả 3 đáp án trên đều đúng. Câu 4: Dấu phẩy trong câu “Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.” có tác dụng gì? A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ B. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép Câu 5: Từ “lừa” trong hai câu dưới đây có quan hệ thế nào? - Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. - Chúng ta hãy sống trung thực, đừng lừa gạt, dối trá. A. đồng nghĩa B. nhiều nghĩa C. đồng âm D. trái nghĩa. Câu 6: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:“Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.” Câu 7: Trong câu chuyện trên, em thích chi tiết nào nhất, vì sao? Câu 8: Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho mình? II. CHÍNH TẢ: (2 điểm) - Nghe - viết : Cây gạo ngoài bến sông Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòa tán lá xuống mặt sông. Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mơn mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Theo Mai Phương III. TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
  3. Hằng ngày bạn bè cùng ta vui chơi, cùng ta học tập, cùng ta chia sẻ những niềm vui nỗi buồn. Quanh ta có biết bao những người bạn tốt yêu quý ta và ta cũng yêu quý bạn. Em hãy tả lại một người bạn mà em yêu mến nhất. BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN 1. Đọc hiểu: Câu Đáp án Điểm 1 B 0,5 2 C 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 C 0,5 6 CN: Bác ta, mình 0,5 VN: thấy lừa dồn đất sang một bên, thì tránh ở một bên.” 7 Nêu được chi tiết mình thích nhất, giải thích hợp lí 0,5 8 HS nêu bài học rút ra từ câu chuyện. VD: Trong bất kì tình 0.5 huống nào ta cũng cần bình tĩnh để tìm ra cách giải quyết. 2. Chính tả: (2 điểm) - Bài viết tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm 3. Tập làm văn (4 điểm) Phần Nội dung Điểm - Giới thiệu được người cần tả. 0.5 Mở bài (Có thể mở bài trực tiếp hay gián tiếp) * Nội dung: - Tả ngoại hình: những đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm Thân bài răng 2.5 - Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử thể hiện sự thân thiết, trong cùng lớp hoặc cùng trường) * Kĩ năng, cảm xúc
  4. - Trình bày được bài văn theo cấu trúc bài văn tả người, miêu tả theo trình tự nhất định, dùng từ hợp lí, diễn đạt rõ ràng, trong bài có sử dụng biện pháp nghệ thuật. - Bài viết có cảm xúc, bày tỏ được tình cảm với bạn Kết bài Nêu tình cảm đối với người bạn mà mình đã tả. 0.5 Sáng tạo, chính tả, dùng từ đặt câu, 0.5