Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phúc Lợi
2. Đọc hiểu và kiểm tra kiến thức Tiếng Việt:
Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:
BUỔI SÁNG MÙA HÈ TRONG THUNG LŨNG
Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều… Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn … Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả …
Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ.
Mặt trời nhô dần lên cao. Ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua chiếc cầu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá.
Hoàng Hữu Bội
Khoanh vào trước câu trả lời đúng và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Bài văn tả cảnh ở đâu? Vào lúc nào?
A. Cảnh một bản làng miền núi trong thung lũng, vào lúc trời sắp tối.
B. Cảnh một vùng đồng bằng, vào buổi sáng khi mặt trời mọc.
C. Cảnh một bản làng miền núi trong thung lũng, vào một buổi sang mùa hè.
D. Cảnh một bản làng miền núi trong thung lũng, vào mùa gieo hạt.
Câu 2. Câu văn nào trong bài tả cảnh bà con nông dân lao động rất vui?
A. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
B. Bà con xã viên đã đổ nhau ra đồng cấy mùa, gặt chiêm.
C. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười nhộn nhịp vui vẻ.
D. Từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi.
Câu 3. Trong câu “Tiếng nói tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ.” Từ nhộn nhịp là :
- Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Quan hệ từ
Câu 4. Nhóm từ: mênh mông, bát ngát, bao la.
A. Đồng âm B. Nhiều nghĩa C. Trái nghĩa D. Đồng nghĩa
Câu 5. Các vế của câu ghép : “Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.” được nối với nhau bằng cách nào?
A. Nối trực tiếp bằng dấu phẩy B. Nối bằng cặp từ hô ứng
C. Nối bằng quan hệ từ D. Nối bằng cặp quan hệ từ
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam.pdf
Nội dung text: Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phúc Lợi
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN Thứ Năm ngày 29 tháng 12 năm 2022 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC LỢI BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên: Năm học 2022 - 2023 Lớp: 5A Môn: Tiếng Việt (Phần đọc) – Lớp 5 (Thời gian: 30 phút, không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên Chữ ký GV chấm Đọc thành tiếng: Đọc hiểu: I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Giáo viên kiểm tra từng học sinh qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối học kì I môn Tiếng Việt lớp 5. II. Đọc thầm bài văn sau: (7 điểm) LÒNG NHÂN ÁI THẬT SỰ Một cơn bão vừa tàn phá thị trấn nhỏ ở gần thành phố của chúng tôi làm nhiều gia đình phải sống trong cảnh khốn khó. Tất cả các tờ báo địa phương đều đăng hình ảnh và những câu chuyện thương tâm về một số gia đình mất mát nhiều nhất. Có một bức ảnh làm tôi xúc động. Một phụ nữ trẻ đứng trước ngôi nhà đổ nát của mình, gương mặt hằn sâu nỗi đau đớn. Đứng cạnh bà là một cậu bé chừng 7 hay 8 tuổi, mắt nhìn xuống. Đứa con gái nhỏ bám chặt quần mẹ, nhìn chằm chặp vào máy ảnh, mắt mở to vẻ bối rối và sợ hãi. Bài báo đi kèm kêu gọi mọi người giúp đỡ những người trong gia đình đó. Tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để dạy các con mình giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Tôi đưa tấm ảnh gia đình đó cho các con tôi xem, giải thích nỗi khổ của họ cho hai đứa con trai sinh đôi 7 tuổi và đứa con gái 3 tuổi. Tôi bảo chúng: “Chúng ta có quá nhiều trong khi những người này bây giờ không còn gì cả. Chúng ta hãy chia sẻ với họ những gì mình có.”. Tôi và hai con trai chất vào thùng cứu trợ nào đồ hộp và xà bông, mì gói, Tôi cũng khuyến khích chúng chọn ra một số đồ chơi mà chúng không chơi nữa. Đứng nhìn hai anh sắp xếp mọi thứ, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi. Tôi nói với con: “Mẹ sẽ giúp con tìm một thứ gì đó cho em bé trong ảnh.” Trong lúc hai anh mình đặt những món đồ chơi cũ chúng đã chọn vào thùng, con gái tôi đi vào, tay ôm chặt con búp bê cũ kĩ nhạt màu, tóc rối bù, nhưng là món đồ chơi nó yêu thích nhất. Nó ôm hôn con búp bê lần chót trước khi bỏ vào thùng. Tôi nói: “Con không cần phải cho nó, con thương nó lắm mà.”. Con gái tôi gật đầu nghiêm trang: “Nó đem lại niềm vui cho con mẹ ạ, có lẽ nó cũng sẽ đem lại niềm vui cho bạn kia.” Tôi nhìn sững con, chợt nhận ra rằng bất cứ ai cũng có thể đem cho những thứ mình bỏ đi, nhưng lòng nhân ái thật sự là đem cho những gì mình yêu quý nhất. (Theo Báo điện tử – hoathuytinh.com) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời phù hợp nhất và làm bài tập: Câu 1. (0,5 điểm: Điều gì khiến người mẹ trong câu chuyện cảm thấy xúc động? A. Bà thấy bức ảnh trên báo đăng hình một gia đình bị bão tàn phá rất thương tâm B. Bà mẹ gặp một gia đình và được nghe họ kể về hoàn cảnh của họ. C. Bài báo kêu gọi mọi người giúp đỡ những người trong gia đình bị gặp nạn D. Bà chứng kiến hình ảnh những người dân của thị trấn sống đói, khát.
- Câu 2. (0,5 điểm): Để dạy các con bài học về sự cảm thông, bà mẹ đã làm gì? A. Đưa tấm ảnh gia đình đó cho các con xem, hỏi các con xem chúng có suy nghĩ gì khi xem bức anh Vì tác giả thấy cậu bé còn nhỏ tuổi quá. B. Đưa tấm ảnh gia đình đó cho các con xem, hứa sẽ đưa các con đến gặp những người trong bức ảnh để các con hiểu nỗi khổ của họ.Vì tác giả cho rằng cậu bé không thể thay đổi được thực tế. C. Đưa tấm ảnh gia đình đó cho các con xem, giải thích nỗi khổ của họ, giúp các con tìm những đồ để giúp đỡ họ. D. Đưa tấm ảnh gia đình đó cho các con xem, hỏi các con xem mình nên làm gì để giúp đỡ họ. Câu 3. (0,5 điểm): Cô bé 3 tuổi đã gửi bạn gái trong bức ảnh cái gì? A. Rất nhiều đồ hộp, xà bông, mì gói và đồ chơi cũ B. Con búp bê mà mẹ mới mua cho bé C. Con búp bê cũ là đồ chơi bé không thích chơi nữa D. Con búp bê cũ nhưng là đồ chơi bé yêu thích nhất Câu 4. (0,5 điểm): Câu nói “Nó đem lại niềm vui cho con mẹ ạ, có lẽ nó cũng sẽ đem lại niềm vui cho bạn kia.” làm người mẹ sững người và nhận ra điều gì? A. Đem cho tất cả những gì mình có mới là lòng nhân ái thực sự B. Đem cho những thứ mình yêu quý nhất mới là lòng nhân ái thực sự C. Đem cho bất cứ cái gì của mình cũng thể hiện lòng nhân ái D. Đem cho những thứ mình không cần nữa là thể hiện lòng nhân ái. Câu 5. (1 điểm): Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Câu 6. (0,5 điểm): Dòng nào dưới đây gồm 3 từ đồng nghĩa với từ “nhân nghĩa”? A. nhân đức, nhân hậu, thiện chí C. nhân đức, nhân hậu, nhân từ B. nhân đức, nhân từ, lương thiện D. nhân hậu, nhân từ, chăm chỉ Câu 7. (0,5 điểm): Dòng nào dưới đây gồm 3 từ trái nghĩa với từ “nhân nghĩa”? A. độc ác, hung bạo, bất lương C. ác nghiệt, hung tàn, dữ dội B. hung bạo, ác nghiệt, bất tử D. bất tử, hung bạo, dữ dội Câu 8. (0,5 điểm): Dòng nào dưới đây có từ đồng âm? A. bàn bạc / bàn cãi C. bàn tay / bàn học B. bàn chân / bàn tay D. bàn chân / bàn bạc Câu 9. (0,5 điểm): Dòng nào dưới đây ghi đúng các đại từ xưng hô trong 2 câu “Ta băn khoăn tìm cách cứu dân khỏi cảnh hạn hán. Con có thể cùng thầy bàn mưu cứu trăm họ được không ?” A. ta, dân, thầy B. con, thầy C. ta, con, thầy D. ta Câu 10. (0,5 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: (gạch chân và ghi chú) Tôi đưa tấm ảnh gia đình đó cho các con tôi xem, giải thích nỗi khổ của họ cho hai đứa con trai sinh đôi 7 tuổi và đứa con gái 3 tuổi. Câu 11. (1 điểm): Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ “điều kiện - kết quả”.
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN Thứ Năm ngày 29 tháng 12 năm 2022 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC LỢI BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2022 - 2023 Môn: Tiếng Việt (Phần viết) – Lớp 5 (Thời gian: 55 phút không kể thời gian phát đề) I. Chính tả (2 điểm): Nghe – viết (15 phút) Mưa xuân Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi còn mọc lả xuống mặt ao. Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng ta cái sức sống ứ đầy, tràn trên các nhánh lá, mầm non. II. Tập làm văn (8 điểm): 35 phút Đề bài: Trong cuộc sống, bên em luôn có những người thân trong gia đình, thầy cô, bè bạn Hãy tả một người mà em yêu quý.