Bài kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Gia Thượng - Đề 4 (Có đáp án)

II. Đọc thầm bài văn và làm bài tập. (7 điểm)(Thời gian làm bài: 35 phút)

Tình mẹ

Mẹ tôi là công nhân. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tôi với bao công việc. Về đến nhà mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình. Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn.

Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm. Tôi còn nhớ lần tôi bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa nỗi lo toan về tôi. Lúc ấy tôi thầm trách ông trời sao nở đối xử với mẹ tôi như vậy, mẹ đã vất vả quanh năm giờ đây lại phải lo lắng cho tôi nữa tôi e mẹ sẽ kiệt sức mất. Mỗi lần tôi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, tôi cảm thấy ấm áp và như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia. Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng. Chính sự mạnh mẽ ấy đã giúp tôi chuyên tâm vào điều trị. Vào một ngày thu trong xanh, tôi được ra viện trở về với mái ấm gia đình của mình. Tôi thầm cảm ơn tình yêu thương của mẹ. Mẹ như ánh sáng mặt trời chiếu rọi mỗi khi tôi ở nơi tối tăm nhất của sự tuyệt vọng. Mẹ như con thuyền che chở và đưa tôi ra ngoài đại dương mênh mông xa xăm kia. Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ. Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi.

(Nguyễn Thị Dung)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. ( 0,5 điểm) Người mẹ trong bài làm nghề gì ?

A. Nông dân B. Công nhân
C. Nội trợ D. Bác sĩ

Câu 2. ( 0,5 điểm) Tìm những chi tiết trong bài tả hình dáng người mẹ

  1. A. Dáng hao gầy, bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy.
  1. B. Dáng hao gầy, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay nhỏ bé.
  1. C. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay chai gầy.
  1. D. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay nhỏ bé.

Câu 3. ( 0,5 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S

Mẹ bạn nhỏ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc.
Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy đi chợ rồi vội vã đi làm.

Câu 4. ( 0,5 điểm) Bạn nhỏ trong bài lựa chọn miêu tả những nét phẩm chất đáng quý nào của người mẹ?

A. Yêu thương con, nhân hậu, luôn biết giúp đỡ những người xung quanh
B. Chăm chỉ lao động, biết tự chăm sóc và làm đẹp cho bản thân mình.
C. Chịu thương chịu khó, yêu thương con hết mực, luôn hi sinh bản thân mình vì gia đình nhỏ.
D. Thương người, chăm chỉ lao động, hết mình vì công việc.
docx 5 trang Đường Gia Huy 31/05/2024 3180
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Gia Thượng - Đề 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Gia Thượng - Đề 4 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN Thứ ngày tháng năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THƯỢNG BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2023 – 2024 Họ và tên HS: . Môn Tiếng Việt - Lớp 5 Lớp: 5 ( Bài kiểm tra đọc) Điểm đọc Nhận xét của giáo viên Đọc tiếng:. . Đọc thầm:. . I. Đọc thành tiếng. (3 điểm) GV kiểm tra từng HS qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn giữa HKI môn Tiếng Việt lớp 5. II. Đọc thầm bài văn và làm bài tập. (7 điểm) – (Thời gian làm bài: 35 phút) Tình mẹ Mẹ tôi là công nhân. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tôi với bao công việc. Về đến nhà mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình. Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn. Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm. Tôi còn nhớ lần tôi bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa nỗi lo toan về tôi. Lúc ấy tôi thầm trách ông trời sao nở đối xử với mẹ tôi như vậy, mẹ đã vất vả quanh năm giờ đây lại phải lo lắng cho tôi nữa tôi e mẹ sẽ kiệt sức mất. Mỗi lần tôi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, tôi cảm thấy ấm áp và như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia. Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng. Chính sự mạnh mẽ ấy đã giúp tôi chuyên tâm vào điều trị. Vào một ngày thu trong xanh, tôi được ra viện trở về với mái ấm gia đình của mình. Tôi thầm cảm ơn tình yêu thương của mẹ. Mẹ như ánh sáng mặt trời chiếu rọi mỗi khi tôi ở nơi tối tăm nhất của sự tuyệt vọng. Mẹ như con thuyền che chở và đưa tôi ra ngoài đại dương mênh mông xa xăm kia. Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ. Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi. (Nguyễn Thị Dung) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. ( 0,5 điểm) Người mẹ trong bài làm nghề gì ? A. Nông dân B. Công nhân C. Nội trợ D. Bác sĩ Câu 2. ( 0,5 điểm) Tìm những chi tiết trong bài tả hình dáng người mẹ A. A. Dáng hao gầy, bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy. B. B. Dáng hao gầy, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay nhỏ bé. C. C. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay chai gầy.
  2. D. D. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay nhỏ bé. Câu 3. ( 0,5 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S Mẹ bạn nhỏ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc. Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy đi chợ rồi vội vã đi làm. Câu 4. ( 0,5 điểm) Bạn nhỏ trong bài lựa chọn miêu tả những nét phẩm chất đáng quý nào của người mẹ? A. Yêu thương con, nhân hậu, luôn biết giúp đỡ những người xung quanh B. Chăm chỉ lao động, biết tự chăm sóc và làm đẹp cho bản thân mình. C. Chịu thương chịu khó, yêu thương con hết mực, luôn hi sinh bản thân mình vì gia đình nhỏ. D. Thương người, chăm chỉ lao động, hết mình vì công việc. Câu 5. ( 1 điểm) Tình cảm của người mẹ được so sánh với điều gì ? Câu 6. ( 0,5 điểm) Người con yêu mẹ điểm nào ? A. Yêu cái bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy. B. Yêu nỗi vất vả đầu tắt mặt tối để chăm lo cho gia đình. C. Yêu tình yêu thương của mẹ. D. Yêu cái bóng dáng hao gầy, nỗi vất vã đầu tắt mặt tối. Câu 7. ( 0,5 điểm) Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “mẹ” Câu 8. ( 1điểm) Hãy nêu cảm nhận của em về tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ trong bài. Câu 9. ( 1điểm) Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau: Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm. Câu 10. ( 1điểm) Đặt câu phân biệt nghĩa của từ đồng âm “ bàn”
  3. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023– 2024 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 ( Đề kiểm tra viết - Thời gian làm bài: 55 phút ) 1. Chính tả (Nghe viết) (2 điểm ) (20 phút) GV đọc cho học sinh viết đoạn văn sau: Trò chơi đom đóm Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế! 2. Tập làm văn (8 điểm) Tả một cảnh đẹp mà em yêu thích.
  4. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THƯỢNG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KT GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2023– 2024 Môn: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng: 3 điểm * Cách đánh giá, cho điểm: – Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm – Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm – Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm . Câu 1. (0,5 điểm) B Câu 2. (0,5 điểm) A Câu 3. (0,5 điểm) Đ - S Câu 4. (0,5 điểm) C Câu 5. (1điểm) Tình cảm của người mẹ được so sánh với ánh sáng mặt trời chiếu rọi, so sánh với con thuyền che chở và đưa con ra ngoài đại dương. Câu 6. (0,5 điểm) A Câu 7. Mỗi từ tìm đúng được 0,25 điểm. Ví dụ: bu, mạ, bầm, Câu 8. (1 điểm) Qua bài văn, em thấy được tình yêu của bạn nhỏ dành cho mẹ vô cùng sâu sắc. Bạn thấu hiểu nỗi vất vả cực nhọc của mẹ, bạn biết được sự hi sinh to lớn mà mẹ dành cho bạn và gia đình. Câu 9. Xác định đúng thành phần câu mỗi ý được (1điểm). Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao TN CN gầy của mẹ / đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm. VN Câu 10. (1điểm). Đặt câu với từ “bàn” trong các trường hợp sau: VD: Công ty bố em đang bàn bạc chuyện làm ăn với đối tác. Mẹ mới mua cho em một chiếc bàn học màu xanh *Lưu ý: Đặt câu đúng theo yêu cầu cho điểm tương đương. Sai hình thức câu (không viết hoa, thiếu dấu câu trừ 0,25 điểm) II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm 1. Kiểm tra viết chính tả : 2 điểm * Hướng dẫn chấm điểm chi tiết: – Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm.
  5. – Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. 2. Kiểm tra viết bài: 8 điểm - Đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau được 8 điểm: + Viết được bài văn đủ các phần: MB, TB, KB đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 - 7 - 6,5 - - 1 * Lưu ý: Không cho điểm 7 trở lên với những bài mắc nhiều hơn 5 lỗi (chính tả, dùng từ, )