Bài kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đồng Hòa

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm)

II. ĐỌC HIỂU (7 điểm)

CÂY SỒI VÀ CÂY SẬY

Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.

Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:

- Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi, to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?

Cây sậy trả lời:

- Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.

Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.

(Theo: Truyện ngụ ngôn nước ngoài)

Khoanh vào câu trả lời đúng:

Câu 1. (0,5 điểm) Tại sao cây sồi xem thường cây sậy?

A. Vì sồi thấy mình vĩ đại.

B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.

C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.

D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy.

Câu 2. (0,5 điểm) Khi bị nước cuốn đi, cây sồi ngạc nhiên vì điều gì?

A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng trên bờ mặc cho mưa bão.

B. Sậy bị bão thổi gãy đổ hết.

C. Cây sậy cũng bị cuốn trôi theo dòng nước đỏ ngầu phù sa.

doc 4 trang Đường Gia Huy 24/05/2024 2880
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đồng Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đồng Hòa

  1. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Năm học 2022-2023 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 - BÀI ĐỌC HIỂU (Thời gian làm bài: 35 phút không kể giao đề) Họ và tên: Lớp 5A Phòng Số báo danh: Giám thị: 1, 2, Số phách: . Giám khảo: 1, 2, Số phách: Điểm Lời nhận xét của giáo viên I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm) II. ĐỌC HIỂU (7 điểm) CÂY SỒI VÀ CÂY SẬY Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình. Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi: - Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi, to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước? Cây sậy trả lời: - Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi. Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa. (Theo: Truyện ngụ ngôn nước ngoài) Khoanh vào câu trả lời đúng: Câu 1. (0,5 điểm) Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? A. Vì sồi thấy mình vĩ đại. B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt. C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước. D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy. Câu 2. (0,5 điểm) Khi bị nước cuốn đi, cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng trên bờ mặc cho mưa bão. B. Sậy bị bão thổi gãy đổ hết. C. Cây sậy cũng bị cuốn trôi theo dòng nước đỏ ngầu phù sa.
  2. Câu 3. (0,5 điểm) Vì sao cây sậy lại không bị gãy đổ? A. Các cây sậy mềm dẻo nên không thể gãy đổ. B. Các cây sậy biết dựa vào nhau để chống lại bão. C. Các cây sậy to khỏe hơn cây sồi. Câu 4. (0,5 điểm) Cảm nhận của cây sồi sau khi nghe câu trả lời của cây sậy là: A. Tự cao vì cây sồi cao lớn sừng sững. B. Ngậm ngùi, xấu khổ, không dám coi thường. C. Coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt. Câu 5. (1 điểm) Câu chuyện cho ta bài học gì? Câu 6. (0,5 điểm) Từ “khinh khỉnh” trong bài “Cây sồi và cây sậy” trái nghĩa với từ nào sau đây? A. tôn trọng B. tự cao C. coi thường Câu 7. (0,5 điểm) Trong hai câu: Con đường làng đẹp như dải lụa. Bỏ thêm đường vào cốc nước chanh. Các từ đường là: A. Từ trái nghĩa B. Từ đồng âm C. Từ nhiều nghĩa Câu 8. (1 điểm) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Câu 9. (1 điểm) a. Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ “thanh bình”. b. Đặt câu với 1 từ vừa tìm được: Câu 10. (1 điểm) Đặt một hoặc hai câu phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “ mặt”.
  3. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Năm học 2022-2023 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 - BÀI VIẾT (Thời gian làm bài: 55 phút không kể giao đề) Họ và tên: Lớp 5A Phòng Số báo danh: Giám thị: 1, 2, Số phách: . Giám khảo: 1, 2, Số phách: Điểm Lời nhận xét của giáo viên I. Chính tả (3 điểm) Kì diệu rừng xanh (Sách TV5 tập 1 trang 75. Viết đoạn “Loanh quanh trong rừng lúp xúp dưới chân.”) II. Tập làm văn (7 điểm) Tả quang cảnh trường em trong giờ ra chơi.