Bài kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Trò chơi đom đóm
Thuở bé, chúng tôi thích thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẩm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế!
Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem "thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.
Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ…
Câu 1. Bài văn trên kể chuyện gì?
A. Dùng đom đóm làm đèn. | C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê. |
B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn. | D. Làm đèn từ những con đom đóm. |
Câu 2. Những bạn nhỏ trong bài bắt đom đóm bằng vật gì?
A. Bằng chiếc chăn mỏng B. Bằng chiếc thau nhỏ
C. Bằng vợt muỗi điện D. Bằng vợt vải màn
Câu 3. Những chú đom đóm được cho vào vỏ trứng để làm gì?
A. Làm đèn để học bài vào buổi tối
B. Làm thành những chiếc đèn để dọa lũ con gái trong xóm chạy thục mạng.
C. Làm thành những vật trang trí đẹp mắt
D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023_2024.docx
Nội dung text: Bài kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)
- Số báo danh: BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Người coi Người chấm Phòng thi: Năm học 2023-2024 Điểm: Môn Tiếng Việt - Lớp 5 (Thời gian làm bài: 60 phút) Bằng chữ: === I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Trò chơi đom đóm Thuở bé, chúng tôi thích thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẩm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế! Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem "thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng. Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ Câu 1. Bài văn trên kể chuyện gì? A. Dùng đom đóm làm đèn. C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê. B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn. D. Làm đèn từ những con đom đóm. Câu 2. Những bạn nhỏ trong bài bắt đom đóm bằng vật gì? A. Bằng chiếc chăn mỏng B. Bằng chiếc thau nhỏ C. Bằng vợt muỗi điện D. Bằng vợt vải màn Câu 3. Những chú đom đóm được cho vào vỏ trứng để làm gì? A. Làm đèn để học bài vào buổi tối B. Làm thành những chiếc đèn để dọa lũ con gái trong xóm chạy thục mạng. C. Làm thành những vật trang trí đẹp mắt D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi
- Câu 4. Điền gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết? A. Những đêm canh gác, anh nhìn thấy những chú đom đóm đang bay. B. Anh đang canh giữ Trường Sa và nghe được bài hát “đom đóm”. C. Mỗi lần cô bạn cùng quê tới thăm đem theo vỏ trứng có cất giấu những chú đom đóm. D. Mở lại món quà lưu niệm là chiếc vỏ trứng nhỏ từng bắt đom đóm bỏ vào. Câu 5. Tìm và ghi lại chủ ngữ của câu “Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối”. Trả lời: . Câu 6: Hãy ghi lại 1 – 2 câu nêu lên cảm nhận của em về trò chơi của các bạn nhỏ trong bài. . . Câu 7. Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống: . anh bộ đội đã trưởng thành . anh vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm một thời tuổi thơ. Câu 8. Điền các cặp từ trái nghĩa để hoàn thành các câu thành ngữ, tục ngữ sau: a. .anh em xa . láng giềng gần. b. . nhà . ngõ. Câu 9. Đặt 1 câu có từ “tay” mang nghĩa gốc và 1 câu có từ “tay” mang nghĩa chuyển. . II. TẬP LÀM VĂN Đề bài: Hãy tả lại buổi lễ chào cờ đầu tuần mà em đã tham gia.
- UBND HUYỆN VĨNH BẢO HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH AN BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HKI NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5 I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 5 ĐIỂM Câu 1. (0.5 điểm) C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê Câu 2. (0.5 điểm) D. Bằng vợt vải màn Câu 3. (0.5 điểm) D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi Câu 4. (0.5 điểm) B. Anh đang canh giữ Trường Sa và nghe được bài hát “đom đóm” Câu 5. (0.5 điểm) B. Chúng tôi Câu 6. (0,5 điểm) Trò chơi của các bạn nhỏ trong bài đều là những trò chơi quen thuộc, gần gũi ở các làng quê. Những trò chơi gắn với một thời tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo. Câu 7. (0.5 điểm) Tuy anh bộ đội đã trưởng thành nhưng anh vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm một thời tuổi thơ. Câu 8. Điền các cặp từ trái nghĩa để hoàn thành các câu thành ngữ, tục ngữ sau: (0,5 điểm) a. Bán anh em xa mua láng giềng gần. b. Gần nhà xa ngõ. Câu 9: (1 điểm). Đặt 1 câu có từ “tay” mang nghĩa gốc và 1 câu có từ “tay” mang nghĩa chuyển. Ví dụ: Đôi bàn tay của mẹ gầy gầy xương xương. Tay ghế bị gãy. II. TẬP LÀM VĂN: 5 ĐIỂM Hãy tả lại buổi lễ chào cờ đầu tuần mà em đã tham gia. Gợi ý: I. Mở bài: (0,5đ) giới thiệu buổi chào cờ của trường em đang học II. Thân bài: 4 điểm 1. Tả bao quát cảnh buổi lễ chào cờ: 1 điểm - Đúng 7h sáng tất cả học sinh đều tập trung trước sân trường - Tất cả học sinh xếp hàng ngay ngắn, trang phục chỉnh tề - Trống, cờ, đội văn nghệ, trống, đều chuẩn bị sẵn sàng - Thầy cô giáo cũng tập trung - Mặt trời bắt đầu tỏa nắng, những chú chim ríu rít
- 2. Tả chi tiết: 3 điểm a. Chuẩn bị chào cờ: 1 điểm - Các lớp tập trung, điểm danh, xếp ghế - Phân công trực ban - Chuẩn bị micro b. Vào buổi lễ chào cờ: 1 điểm - Người điều hành ra hiệu lệnh - Cả trường đứng chỉnh tề, ngay ngắn - Hát quốc ca - Thầy hiệu trường phát biểu, dặn dò học sinh, nêu gương tốt - Thầy hiệu phó báo cáo công tác tuần qua và đưa ra phương hướng mới - Thầy phụ trách thông qua các hoạt động - Văn nghệ - Tổ chức trò chơi dành cho học sinh và trao thưởng khuyến khích c. Kết thúc buổi lễ: 1 điểm - Các lớp thu dọn ghế và về lớp - Các lớp trực ban thu dọn bàn ghế - Thầy cô chuẩn bị vào phòng họp - Mặt trời đã gắt hơn - Sân trường nắng III. Kết bài: (0,5 đ) Nêu cảm nghĩ của em về buổi lễ chào cờ. Chú ý: Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho mức điểm: 4,75; 4,5; 4,25; 4; 3,75; 3,5; 3; 2.75; 2.5; 2.25