Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ

Ở xã Cam Hòa, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa có một người đàn ông đã ròng rã suốt từ năm 1988 tới nay ( 16 năm) bới đất , nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1km. Thật là một kì công có một không hai ở Việt Nam. Đó là chú Nguyễn Văn Trọng, năm nay 46 tuổi.

Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là “ điên”. Còn chú Trọng lại nghĩ rất đơn giản, đất vùng này đá rất nhiều, nếu không nhặt đi thì khó trồng trọt. Và chú ước ao mình sẽ biến miếng đất lóc chóc sỏi đá này thành một nương rẫy phì nhiêu như cánh đồng dưới chân núi kia. Chính vì vậy suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành. Từng tí một hết ngày này sang ngày khác, chỗ đất nào nhặt sách đá là chú trồng trọt hoa màu liền. Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh chú Trọng rất mừng nhưng thiên nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lớn, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được.

Với gia đình, tưởng chú chỉ nhặt đá một chút rồi lo phát rẫy trồng trọt, vợ chú Trọng nén chịu đựng đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi chồng nhưng thấy chồng say nhặt đá đắp thành quá, mùa vụ chẳng được gì, người vợ bực lắm. Có lúc không muốn làm với ông “đắp đá vá trời” này nữa, song nghĩ lại , người vợ càng thương chồng hơn. Đứa con trai nhỏ của chú Trọng tên là Nguyễn Trộng Trí cũng ra giúp bố vác đá đắp thành.

Bây giờ, sau 16 năm vác đá đắp thành, chú Trọng đã có được một trang trại rộng 3,8 hec – ta xanh rờn hoa màu , cây trái như xoài , mận, ngô, đậu , dưa… mùa nào thức ấy. Chú đã mua được máy nông cụ làm đất, hai con bò. Tất nhiên vẫn còn khó khăn nhưng việc làm của chú Trọng thực sự đã làm cho mọi người kính nể vì nghị lực và sự kiên trì phi thường của mình. Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai: đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành dài 800 mét với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét , mặt thành rộng 1,5 mét.

Bước vào trang trại của chú Trọng, ấn tượng nhất vẫn là bốn phía tường thành đá dựng. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt. Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người. Một nông dân hiền lành nhưng đầy ý chí hơn người.

(Theo Lê Đức Dương)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng1. Chú Nguyễn Văn Trọng đã ròng rã làm công việc gì suốt 16 năm ( từ 1988 đến nay), để tạo nên một kì tích có một không hai ở Việt Nam?

A. Bới đất , nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1km

B. Vận động mọi người đóng góp tiền để xây dãy trường thành bằng đá dài gần 1km

C. Đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi gia đình

D. Cùng mọi người xây dựng một trang trại rộng lớn

docx 18 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1040
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_12_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. TUẦN 12 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Mùa thảo quả: Qua bài văn, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp tinh tế, sinh động của cây thảo quả từ lúc nảy mầm cho đến lúc đâm hoa, kết trái. Hành trình của bầy ong: Bài thơ ca ngợi loài ong chăm chỉ, cần cù, làm một công việc vô cùng hữu ích cho đời: nối các mùa hoa, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai. 2. Luyện từ và câu A. Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường Một số từ và nghĩa của từ thuộc chủ điểm - Khu dân cư: khu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt. - Khu sản xuất: khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp. - Khu bảo tồn thiên nhiên: khu vực trong đó các loài vật, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài. - Sinh vật: tên gọi chung các vật sống, bao gồm động vật và vi sinh vật, có sinh đẻ, lớn lên và chết. - Sinh thái: quan hệ giữa sinh vật (kể cả người) với môi trường xung quanh. - Hình thái: hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được. - Bảo đảm (đảm bảo): làm cho chắc chắn, thực hiện được, giữ gìn được. - Bảo hiểm: giữ gìn đề phòng tai nạn; trả khoản tiền thỏa thuận khi có nạn xảy đến với người đóng bảo hiểm. - Bảo quản: giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao hụt. - Bảo tàng: cất giữ những tài liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử. - Bảo toàn: giữ cho nguyên vẹn, không để suy chuyển, mất mát. - Bảo tồn: giữ lại, không để mất đi. - Bảo trợ: đỡ đầu và giúp đỡ. - Bảo vệ: chống lại mọi xâm phạm, để giữ cho nguyên vẹn.
  2. B. Quan hệ từ Các kiểu quan hệ từ thường gặp Quan hệ đồng thời: cùng, Ví dụ: Hoa cùng gia đình về thăm quê ngoại. Quan hệ lựa chọn: hay, hoặc, Ví dụ: Màu đỏ hoặc vàng sẽ làm nổi bật bức tranh hơn. Quan hệ đối lập: nhưng, tuy, mà Ví dụ: Tuy mưa lớn, cây trong vườn vẫn không bị quật ngã. Quan hệ sở hữu: của Ví dụ: Chiếc áo mới của Hoa rất đẹp Quan hệ so sánh: như, là Quan hệ liên hợp giữa hai tính chất cùng loại: và, với Các kiểu cặp quan hệ từ thường gặp ở Tiểu học Chỉ nguyên nhân – kết quả: vì nên, Ví dụ: Vì Nam không chịu học bài nên bị điểm kém. Giả thiết – kết quả: nếu thì, Ví dụ: Nếu ngày mai mưa thì ta sẽ hoãn chuyến đi. Chỉ sự tăng tiến: càng càng, không những mà còn Ví dụ: Tôi càng nói, cô bé càng sợ hãi chạy đi. Chỉ sự tương phản: tuy nhưng, Ví dụ: Tuy Nam không đạt giải nhưng mẹ cậu rất hãnh diện vì cậu đã cố gắng hết mình. 3. Tập làm văn Bài văn tả người thường có ba phần: - Mở bài: Giới thiệu người định tả. - Thân bài: + Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, ) + Tả tính cách, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, ) - Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả. - Trong bài văn tả người cần quan sát kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình để miêu tả. Biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho người này khác biệt với mọi người xung quanh, làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn, không lan tràn dài dòng.
  3. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ Ở xã Cam Hòa, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa có một người đàn ông đã ròng rã suốt từ năm 1988 tới nay ( 16 năm) bới đất , nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1km. Thật là một kì công có một không hai ở Việt Nam. Đó là chú Nguyễn Văn Trọng, năm nay 46 tuổi. Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là “ điên”. Còn chú Trọng lại nghĩ rất đơn giản, đất vùng này đá rất nhiều, nếu không nhặt đi thì khó trồng trọt. Và chú ước ao mình sẽ biến miếng đất lóc chóc sỏi đá này thành một nương rẫy phì nhiêu như cánh đồng dưới chân núi kia. Chính vì vậy suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành. Từng tí một hết ngày này sang ngày khác, chỗ đất nào nhặt sách đá là chú trồng trọt hoa màu liền. Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh chú Trọng rất mừng nhưng thiên nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lớn, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được. Với gia đình, tưởng chú chỉ nhặt đá một chút rồi lo phát rẫy trồng trọt, vợ chú Trọng nén chịu đựng đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi chồng nhưng thấy chồng say nhặt đá đắp thành quá, mùa vụ chẳng được gì, người vợ bực lắm. Có lúc không muốn làm với ông “đắp đá vá trời” này nữa, song nghĩ lại , người vợ càng thương chồng hơn. Đứa con trai nhỏ của chú Trọng tên là Nguyễn Trộng Trí cũng ra giúp bố vác đá đắp thành. Bây giờ, sau 16 năm vác đá đắp thành, chú Trọng đã có được một trang trại rộng 3,8 hec – ta xanh rờn hoa màu , cây trái như xoài , mận, ngô, đậu , dưa mùa nào thức ấy. Chú đã mua được máy nông cụ làm đất, hai con bò. Tất nhiên vẫn còn khó khăn nhưng việc làm của chú Trọng thực sự đã làm cho mọi người kính nể vì nghị lực và sự kiên trì phi thường của mình. Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai: đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành dài 800 mét với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét , mặt thành rộng 1,5 mét. Bước vào trang trại của chú Trọng, ấn tượng nhất vẫn là bốn phía tường thành đá dựng. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt. Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người. Một nông dân hiền lành nhưng đầy ý chí hơn người. (Theo Lê Đức Dương)
  4. g. Mình cầm lái và cậu cầm lái? Bài 5. Đặt câu với mỗi quan hệ từ, cặp từ quan hệ sau: Hễ thì; bởi nên; tuy nhưng của mà bằng với Bài 6. Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống sao cho thích hợp: (bảo vệ , bảo toàn , bảo tồn , bảo hiểm) a) Chúng em góp phần môi trường xanh, sạch, đẹp. b) Đơn vị bộ đội tạm rút về khu căn cứ để lực lượng. c) Công tác các khu sinh thái luôn được coi trọng. d) Người tham gia giao thông cần đội mũ để phòng tránh những rủi ro do tai nạn gây ra. Bài 7. Tìm các danh từ, động từ, trong đoạn văn sau : Ong / xanh / đảo / quanh / một lượt /, thăm dò /, rồi / nhanh nhẹn / sông vào / cửa / tổ / dùng / răng / và / chân / bới đất /. Những / hạt / đất vụn / do / dế / đùn lên / bị / hất / ra / ngoài /. ong / ngoạm /, dứt /, lôi / ra / một / túm / lá / tươi /. Thế / là / cửa / đã / mở. (Vũ Tú Nam) Bài 8. Tìm và gạch chân các bộ phận : trạng ngữ; chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau
  5. a. Để cha mẹ vui lòng, em cố gắng học thật giỏi. b. Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội. c. Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ trôi. d. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Bài 9. Em hãy tìm các từ láy, từ ghép trong đoạn văn sau : “Trong năm học tới đây các em hãy cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn . Sau tám mươi năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. ” ( Hồ Chí Minh ) Bài 10. Gạch một gạch dưới từ bụng mang nghĩa gốc, hai gạch dưới từ bụng mang nghĩa chuyển: - bụng no; bụng đói; đau bụng; mừng thầm trong bụng; bụng bảo dạ; ăn no chắc bụng; sống để bụng, chết mang đi; có gì nói ngay không để bụng; suy bụng ta ra bụng người; tốt bụng ; xấu bụng; miệng nam mô, bụng một bồ dao găm; thắt lưng buộc bụng ; bụng đói đầu gối phải bò; bụng mang dạ chửa; mở cờ trong bụng; một bồ chữ trong bụng Bài 11*.Xác dịnh từ loại của các từ in đậm trong những câu sau: a. Anh ấy hành động rất sáng suốt. b. Đây là một hành động sáng suốt. c. Trông chị ấy rất Việt Nam. d. Chị ấy đến từ Việt Nam. e. Khiêm tốn là một đức tính quý báu. f. Chị ấy rất thông minh và khiêm tốn nên luôn được bạn bè quý mến. g. Anh ấy khiêm tốn trong ứng xử với nhân viên của mình. Bài 12.Tìm thành ngữ trái nghĩa với từng thành ngữ sau: khỏe như voi ; nhanh như sóc. b) Đặt câu với mỗi thành ngữ vừa tìm được : Khỏe như voi – Yếu như sên Nhanh như sóc – Chậm như rùa
  6. b) Đặt đúng mỗi câu có chứa thành ngữ vừa tìm được . Cho ( 0,5 điểm ) Bài 13 Với mỗi từ , hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm : Giá, đậu, bò ,kho, chín. Bài 14. Tìm 5 từ chứa tiếng bảo ( có nghĩa là giữ, chịu trách nhiệm). Đặt 1 câu với 1 trong các từ em vừa tìm được Bài 15. Dùng biện pháp nhân hóa để viết lại các câu văn sau cho gợi cảm hơn: a) Ánh trăng chiếu qua kẽ lá b) Vườn trường xanh um lá nhãn c) Ánh nắng chiếu xuống ngôi nhà III. TẬP LÀM VĂN Em lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, anh chị, trong tình cảm ấu yếm, mến thương cùng với lời ru êm ái và những câu chuyện cố tích hấp dẫn của ông bà. a) Hãy lập dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình em. b) Dựa vào dàn ý em vừa lập, viết bài văn tả người thân trong gia đình em.
  7. IV. CHÍNH TẢ Bài 1. Điền vào chỗ trống a) l hoặc n - Bàn tay ta làm .ên tất cả - ên rừng xuống biển - ắng tốt dưa mưa tốt úa b) ăn hoặc ăng - Đèn ra trước gió còn ch hỡi đèn - Trời lạnh cần phải đắp ch . - N mưa từ những ngày xưa L trong đời mẹ đến giờ chưa tan Bài 2: Nghe thầy cô hoặc người thân đọc và viết lại đoạn văn sau: Mùa thảo quả Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa. Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áp, nếp khăn. Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. V. CẢM THỤ VĂN HỌC Hôm nay trời nắng như nung Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày Ước gì em hóa đám mây Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm (Thanh Hào) Đọc bài thơ trên, em thấy có những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ?
  8. C. ĐÁP ÁN Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1 3 5 6 7 Đáp án A C D C b 2. Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là “ điên”. Vì họ biết rằng công việc đó vô cùng khó khăn, nặng nhọc, nằm ngoài sức tưởng tượng của họ. 4. Suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành. Từng tí một hết ngày này sang ngày khác, chỗ đất nào nhặt sách đá là chú trồng trọt hoa màu liền. Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh chú Trọng rất mừng nhưng thiên nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lớn, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được. 8. Đúng ghi Đ, sai ghi S Sau 16 năm vác đá đắp thành, chú Trọng đã có được một trang trại rộng 3,8 hec- Đ ta xanh rờn hoa màu , cây trái như xoài , mận, ngô, đậu , dưa mùa nào thức ấy. Chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai: đào vác gần 1000 tấn đá, đắp Đ thành dài 800 mét với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét , mặt thành rộng 1,5 mét Việc làm của chú Trọng thực sự đã làm cho mọi người kính nể vì chỉ trong thời S gian ngắn chú đã vận động được sự giúp đỡ của nhiều cơ quan, đoàn thể. 9*. Em có suy nghĩ như thế nào sau khi đọc bài văn? Nếu gặp chú Thành, em sẽ nói điều gì với chú? Đáp án tham khảo: Sau khi đọc bài văn,em cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ ý chí và nghị lực phi thường của chú Trọng. Từ một mảnh đất cằn cỗi, dưới bàn tay cần cù của chú, một trang trại xanh tươi giàu sức sống đã được tạo nên. Kì tích mà chú Trọng tạo ra không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho gia đình mà còn làm đẹp thêm cho cảnh quan môi trường. Người nông dân ấy đã mang lại cho tất cả mọi người một niềm tin vào những điều phi thường, để mỗi người tự răn mình cần có nghị lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, biến những điều không thể thành có thể. Chỉ cần ta có niềm tin và quyết tâm, thì cho dù thử thách có đáng sợ đến đâu, ta cũng có thể vượt qua. Nếu gặp chú Trọng, em sẽ nói: “ Chú ơi, kì tích chú tạo ra thật khiến cho mọi người phải kính nể. Cháu thực sự ngưỡng mộ ý chí và lòng quyết tâm của chú. Chú là tấm gương sáng để chúng cháu học tập và noi theo.” II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
  9. Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng Câu a b c d e g h i k l Đáp án B C A B B C D B D C . Bài 2. Chọn quan hệ từ thích hợp để diền vào chỗ trống trong các câu sau. a.Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh bằng máy bay để kịp cuộc họp ngày mai. b. Vì trời mưa rất to nên nước sông dâng cao. c. Dù cái áo không đẹp nhưng nó là kỉ niệm của những ngày chiến đấu anh dũng. d. Những cái bút tuy tôi không còn mới nhưng vẫn tốt e. Nhờ nghị lực của mình mà chú Trọng đã biến vùng đất sỏi đá thành một trang trại màu mỡ. g. Nếu chú Trọng không có ý chí, nghị lực thì chú sẽ không thành công. h. Chú Trọng là một người nông dân bình thường nhưng có ý chí và nghị lực hơn người. Bài 3. Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn. (Biểu thị quan hệ tăng tiến) Sở dĩ cuối năm Châu phải thi lại vì không chịu khó học bài. (Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả). Tuy chúng ta đang tận tình giúp đỡ Khôi nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ. (Biểu thị quan hệ đối lập) Nhờ sân trường luôn rợp mát bóng cây nên chúng em được vui chơi thỏa thích dưới nắng hè. (Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả). Nếu cây thiếu ánh sáng thì những chiếc lá cũng không còn màu xanh. (Biểu thị quan hệ giả thiết –kết quả) Rừng không chỉ đem lại nguồn tài nguyên quý giá mà có tác dụng điều hòa khí hậu trên trái đất (Biểu thị quan hệ tăng tiến ) Bài 4. Hãy thay quan hệ từ trong từng câu sau bằng quan hệ từ khác để có câu đúng . a. Cây bị đổ vì gió thổi mạnh. b. Trời mưa nên đường trơn. c. Bố mẹ sẽ thưởng cho em một hộp màu vẽ nếu em học giỏi. d. Vì nhà xa nên bạn Nam thường đi học muộn. e. Tôi khuyên Sơn nhưng nó không nghe. g. Mình cầm lái hay cậu cầm lái. Bài 5. Đặt câu với mỗi quan hệ từ, cặp từ quan hệ sau: Hễ thì; Hễ chú chó cất tiếng sủa thì con mèo nằm trong bếp lại co rúm người lại.
  10. bởi nên: Bởi Bình lười biếng nên cuối kì này, kết quả học tập của anh ta đã bị giảm sút so với kì 1. tuy nhưng: Tuy nhà xa nhưng sáng nào Huy cũng đến trường đúng giờ. của: Chiếc áo mới của mẹ em rất đẹp. mà: Tôi đã nói mà nó đâu chịu nghe tôi. bằng: Chiếc bàn này được làm bằng gỗ. với: Tôi với Hải là hai anh em họ. Bài 6. Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống sao cho thích hợp: a) Chúng em góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. b) Đơn vị bộ đội tạm rút về khu căn cứ để bảo toàn lực lượng. c) Công tác bảo tồn các khu sinh thái luôn được coi trọng. d) Người tham gia giao thông cần đội mũ bảo hiểm để phòng tránh những rủi ro do tai nạn gây ra. Bài 7. Tìm các danh từ, động từ, trong đoạn văn sau : Tìm đúng các danh từ: : Ong, cửa, tổ, răng, chân, đất, dế, hạt, túm, lá . Tìm đúng các động từ: : Đảo, thăm dò, xông, dùng, bới, đùn, hất, ngoạm rứt, lôi, mở. Bài 8. Tìm và gạch chân các bộ phận : trạng ngữ; chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau Câu Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ a Để cha mẹ vui lòng em cố gắng học thật giỏi b vì độc lập tự do của Tổ Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn quốc, vì chủ nghĩa xã hội sàng chiến đấu hy sinh c Dưới bóng tre của ngàn mái đình, mái thấp thoáng xưa, chùa cổ kính. d Trong đêm tối mịt mùng, chiếc xuồng của lặng lẽ trôi. trên dòng sông mênh má Bảy chở mông thương binh Bài 9. Em hãy tìm các từ láy, từ ghép trong đoạn văn sau : - Xác định được đúng từ láy : ngoan ngoãn - Xác định đúng các từ ghép : siêng năng, học tập, nô lệ, tổ tiên, hoàn cầu.
  11. Bài 10: Gạch một gạch dưới từ bụng mang nghĩa gốc, hai gạch dưới từ bụng mang nghĩa chuyển: - bụng no; bụng đói; đau bụng; mừng thầm trong bụng; bụng bảo dạ; ăn no chắc bụng; sống để bụng, chết mang đi; có gì nói ngay không để bụng; suy bụng ta ra bụng người; tốt bụng ; xấu bụng; miệng nam mô, bụng một bồ dao găm; thắt lưng buộc bụng ; bụng đói đầu gối phải bò; bụng mang dạ chửa; mở cờ trong bụng; một bồ chữ trong bụng Bài 11*: Xác dịnh từ loại của các từ in đậm trong những câu sau: a. Anh ấy hành động rất sáng suốt. ĐT b. Đây là một hành động sáng suốt.DT c. Trông chị ấy rất Việt Nam. TT d. Chị ấy đến từ Việt Nam. DT e. Khiêm tốn là một đức tính quý báu. DT f. Chị ấy rất thông minh và khiêm tốn nên luôn được bạn bè quý mến. TT g. Anh ấy khiêm tốn trong ứng xử với nhân viên của mình. ĐT Bài 12: Khỏe như voi – Yếu như sên Nhanh như sóc – Chậm như rùa b) Đặt đúng mỗi câu có chứa thành ngữ vừa tìm được . VD : - Anh ấy yếu như sên, không lao động chân tay được . - Vì đường trơn nên chiếc xe ô tô bò chậm như rùa. Bài 13: Với mỗi từ , hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm : Giá, đậu, bò ,kho, chín. VD: Anh thanh niên hỏi giá chiếc áo treo trên giá. Anh ta ăn xôi đậu và nghĩ rằng mình sẽ thi đậu. Cậu bé bắt chước chú bò sữa bò đi bò lại quanh sân. Có chín quả táo trên cành cây đã chín. Mẹ vào nhà kho để lấy chiếc nồi kho cá. Bài 14: Tìm 5 từ chứa tiếng bảo ( có nghĩa là giữ, chịu trách nhiệm). Đặt 1 câu với 1 trong các từ em vừa tìm được bảo vệ, bảo hiểm, bảo toàn, bảo hành, bảo quản. Đặt câu: Chiếc máy giặt này được bảo hành 5 năm. Bài 15: Dùng biện pháp nhân hóa để viết lại các câu văn sau cho gợi cảm hơn:
  12. a) Ánh trăng chiếu qua kẽ lá b) Vườn trường xanh um lá nhãn c) Ánh nắng chiếu xuống ngôi nhà Ánh trăng khẽ vạch kẽ lá nhìn xuống trần gian. Vườn trường khoác một chiếc áo xanh um dệt bằng lá nhãn Ánh nắng đang dang rộng vòng tay ôm ấp ngôi nhà III. TẬP LÀM VĂN Câu 1: Em lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, anh chị, trong tình cảm ấu yếm, mến thương cùng với lời ru êm ái và những câu chuyện cố tích hấp dẫn của ông bà. Hãy lập dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình em. Dàn ý: Mở bài: “Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc, mẹ yêu thương con hơn yêu cuộc sống” Mỗi lần nghe lời bài hát em chỉ muốn chạy thật nhanh đến bên mẹ ôm chầm lấy mẹ, thơm lên má lên trán mẹ, cảm ơn mẹ đã sinh ra và yêu thương em. Thân bài: a) Đặc điểm ngoại hình - Mẹ em năm nay đã ba mươi tuổi nhưng ai cũng nói trông mẹ trẻ. - Dáng người: dong dỏng cao, làn da: trắng nõn. - Khuôn mặt: trái xoan, nhỏ nhắn. - Đôi mắt như biết nói, đen láy, mỗi khi cười đôi mắt lấp lánh lạ thường. - Mũi mẹ cao, thẳng, là mũi dọc dừa. - Đôi môi : không dùng son bao giờ nhưng luôn có màu hồng tự nhiên - Mỗi khi mẹ cười, nhìn mẹ tươi như hoa. - Tóc ngắn ngang vai nhuộm màu hạt dẻ, rất trẻ trung. - Giọng nói: đầy truyền cảm, - Khi ở nhà, mẹ thường mặc những bộ đồ ở nhà rất đơn giản, nhưng đi tiệc mẹ lại mặc những chiếc váy liền có màu trắng hoặc xanh. Những chiếc váy ấy dù không cầu kì diêm dúa, nhưng khi mặc lên, trông mẹ sang trọng biết bao. Đôi tay mẹ gầy gầy, xương xương mà ấm áp. Đôi bàn tay ấy đã ân cần chải tóc cho em mỗi ngày, cầm tay em dạy em tập viết, đôi bàn tay chăm em ốm, nấu cơm cho em ăn, Em yêu lắm đôi bàn tay mẹ. Mẹ vì em đã hi sinh rất nhiều, thanh xuân của mẹ đã dồn hết cho em, tình yêu mẹ đã đặt hết lên em, biết điều đó, em biết rằng mình không thể làm mẹ thất vọng. b) Đặc điểm về tính tình, thói quen - Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. + Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình. Mẹ em nấu ăn rất ngon. + Tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. +Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời vời nhất trong cuộc đời em. c) Kỉ niệm đáng nhớ về mẹ: Có lần em bị bệnh, bố lại đi công tác xa nhà nên mình mẹ phải chở em lên bệnh viện huyện. Hôm ấy, mẹ nghỉ làm, một mình chăm sóc em trong bệnh
  13. viện. Mẹ thức trắng cả đêm, hai đôi mắt thâm quầng đầy mệt mỏi. Lúc ấy, em thấy thương mẹ biết nhường nào. Kết bài: Em rất yêu mẹ, trong trái tim em mẹ là tất cả, không ai có thể thay thế. Em tự hứa với lòng phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để mẹ vui lòng. Bài làm “Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc, mẹ yêu thương con hơn yêu cuộc sống” Mỗi lần nghe lời bài hát em chỉ muốn chạy thật nhanh đến bên mẹ ôm chầm lấy mẹ, thơm lên má lên trán mẹ, cảm ơn mẹ đã sinh ra và yêu thương em. Mẹ em năm nay đã ba mươi tuổi nhưng ai cũng nói trông mẹ trẻ như ngoài hai mươi. Dáng người mẹ dong dỏng cao, làn da mẹ trắng nõn như da em bé. Mẹ có khuôn mặt trái xoan, nhỏ nhắn. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt như biết nói, đen láy, mỗi khi mẹ cười đôi mắt ấy lại lấp lánh lạ thường. Ai cũng bảo em có đôi mắt rất giống mẹ khiến em rất tự hào. Mũi mẹ cao, thẳng, là mũi dọc dừa. Đôi môi mẹ không dùng son bao giờ nhưng luôn có màu hồng tự nhiên rất tươi. Mỗi khi mẹ cười, nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Mẹ thích để tóc ngắn ngang vai nhuộm màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Khi ở nhà, mẹ thường mặc những bộ đồ ở nhà rất đơn giản, nhưng đi tiệc mẹ lại mặc những chiếc váy liền có màu trắng hoặc xanh. Những chiếc váy ấy dù không cầu kì diêm dúa, nhưng khi mặc lên, trông mẹ sang trọng biết bao. Đôi tay mẹ gầy gầy, xương xương mà ấm áp. Đôi bàn tay ấy đã ân cần chải tóc cho em mỗi ngày, cầm tay em dạy em tập viết, đôi bàn tay chăm em ốm, nấu cơm cho em ăn, Em yêu lắm đôi bàn tay mẹ. Mẹ vì em đã hi sinh rất nhiều, thanh xuân của mẹ đã dồn hết cho em, tình yêu mẹ đã đặt hết lên em, biết điều đó, em biết rằng mình không thể làm mẹ thất vọng. Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình. Mẹ em nấu ăn rất ngon, bố luôn nói là bố thích về nhà ăn hơn là ăn với khách ở bên ngoài vì đồ mà mẹ nấu còn ngon hơn ở nhà hàng. Tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời vời nhất trong cuộc đời em. Có lần em bị sốt cao, bố lại đi công tác xa nhà nên mình mẹ phải chở em lên bệnh viện huyện. Hôm ấy, mẹ nghỉ làm, một mình chăm sóc em trong bệnh viện. Mẹ thức trắng cả đêm, hai đôi mắt thâm quầng đầy mệt mỏi. Mệt là thế, mẹ vẫn gắng bón cho em từng thìa cháo, an ủi động viên để em chóng khỏe. Lúc ấy, em thấy thương mẹ biết nhường nào. Em rất yêu mẹ, trong trái tim em mẹ là tất cả, không ai có thể thay thế. Em tự hứa với lòng phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để mẹ vui lòng. IV. CHÍNH TẢ Bài 1. Điền vào chỗ trống a) l hoặc n - Bàn tay ta làm nên tất cả - Lên rừng xuống biển
  14. - Nắng tốt dưa mưa tốt lúa b) ăn hoặc ăng - Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn - Trời lạnh cần phải đắp chăn. - Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan Bài 2: Nghe thầy cô hoặc người thân đọc và viết lại đoạn văn sau: V. CẢM THỤ VĂN HỌC Bài làm Đọc bài thơ trên, ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ mình thật đẹp đẽ và thật đáng quý trọng.Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.