Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU

HỌC ĐÀN – HÃY HỌC IM LẶNG

Bét – to – ven (1770 – 1825) là nhạc sĩ thiên tài người Đức . Ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc. Mỗi ngày, Bét – tô – ven phải học 12 tiếng với đủ các loại đàn. Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng La tinh và các kiến thức phổ thông khác. Cậu đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào… Bet-to-ven đã thực sự bỏ mọi trò chơi trẻ nhỏ để học đàn.

Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Trong tuần học đầu tiên, thầy giáo dạy cậu tính kiên nhẫn. Suốt cả tuần, thầy chỉ dạy cậu đúng một nốt nhạc. Bét-tô –ven đánh nốt nhạc, âm thanh vang lên. Thầy hỏi:

- Con thấy âm thanh lan xa tới đâu?

- Con không thấy ạ!

- Con đánh lại đi và cố gắng nghe xem âm thanh này lan tỏa tới đâu.

Cậu làm lại và chú ý lắng nghe. Cậu cảm thấy âm thanh dường như lan xa ra tận ô cửa sổ, điều mà xưa nay cậu chưa từng thấy. Điều mới mẻ này khiến cậu phấn chấn. Cậu đánh tiếp nốt nhạc, lần này dường như nó lan tỏa xa hơn ô cửa sổ, nó hòa với bầu trời ngoài kia. Thầy giáo gật đầu:

- Âm thanh của con đã tìm được sự tự do rồi ! Hãy ghi nhớ : Mọi bản nhạc đều được sáng tạo ra trong sự tĩnh lặng sâu nhất của tâm hồn. Hãy học sự im lặng đầu tiên.

Năm 8 tuổi, sau hàng trăm đêm miệt mài tập đàn. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng. Sau buổi biểu diễn, khán giả đã phải trầm trồ: Đúng là cậu bé có nghị lực tập luyện. Không lâu sau, ông đã trở thành thần đồng âm nhạc thế giới.

Uyên Khuê

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Câu chuyện kể về ai?

A. Người thầy đầu tiên của nhạc sĩ thiên tài Bét – to – ven.
B. Người cha của nhạc sĩ thiên tài Bét – to – ven.
C. Bét – to – ven - nhạc sĩ thiên tài người Pháp
D. Bét – to – ven - nhạc sĩ thiên tài người Đức

2.Cậu bé Bét-tô-ven trong câu chuyện đã phải khổ luyện như thế nào mới thành tài?

A. Đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào.

B. Đàn suốt ngày suốt đêm không được ngủ.

C. Đàn đến mức ngất xỉu.

D. Đến mức cảm thấy chán nản

docx 17 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1080
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_16_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. TUẦN 16 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Thầy thuốc như mẹ hiền: Bài văn ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. Thầy cúng đi bệnh viện: Câu chuyện nói về sự thay đổi trong nhận thức của người dân tộc. Trước đây ai có bệnh, thầy cúng Ún luôn đi cúng ma để đuổi bệnh cho mọi người. Khi cụ bị bệnh, phải tới bệnh viện mổ mới khỏi. Từ đó cụ bỏ nghề thầy cúng, khuyên mọi người đi chữa bệnh một cách khoa học. 2. Luyện từ và câu Từ ngữ về phẩm chất của con người Từ Đồng nghĩa Trái nghĩa Nhân nhân ái, nhân nghĩa,nhân đức,phúc bất nhân, bất nghĩa, độc ác, tàn nhẫn, tàn hậu hậu, thương người bạo, bạo tàn, hung bạo Trung thành thực, thành thật, thật thà, thực dối trá, gian dối,gian manh,gian giảo, giả thực thà, thẳng thắn, chân thật dối, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc Dũng Anh dũng, mạnh dạn, bạo dạn, dám hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, cảm nghĩ dám làm, gan dạ nhu nhược Cần chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng lời biếng, lời nhác, đại lãn cù năng , tần tảo, chịu thương chịu khó
  2. 3. Tập làm văn 1. Dàn ý bài văn tả người Mở bài : Giới thiệu người được tả. Người đó là ai, quan hệ thế nào ? Gặp người ấy ở đâu, dịp nào ? Thân bài a) Tả hình dáng : Tả bao quát về : tuổi tác, tầm vóc, trang phục, dáng đi đứng, nghề nghiệp. Tả chi tiết về : khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, mũi, miệng, hàm răng, (lưu ý những nét đặc sắc). b) Tả tính tình, hoạt động : Lời nói, cử chỉ, thái độ, điệu bộ, giọng nói, nét mặt. Việc làm cụ thể biểu hiện tình cảm, cá tính, cung cách, cư xử; đặc biệt là tinh thần làm việc. Kết bài : Nêu cảm nghĩ. Nhận xét, suy nghĩ về người mình tả. Tình cảm đối với người đã tả. 2. Biên bản cần phản ánh đầy đủ sự việc và trình bày theo đúng thể thức cụ thể như sau: a) Mở đầu - Quốc hiệu và tiêu ngữ - Tên biên bản b) Nội dung chính - Ngày, tháng, địa điểm lập biên bản. - Những người lập biên bản - Tường trình sự việc - Nêu cách giải quyết. c) Kết thúc Các thành viên có mặt kí tên vào biên bản
  3. BÀI TẬP CƠ BẢN I. ĐỌC HIỂU HỌC ĐÀN – HÃY HỌC IM LẶNG Bét – to – ven (1770 – 1825) là nhạc sĩ thiên tài người Đức . Ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc. Mỗi ngày, Bét – tô – ven phải học 12 tiếng với đủ các loại đàn. Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng La tinh và các kiến thức phổ thông khác. Cậu đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào Bet-to-ven đã thực sự bỏ mọi trò chơi trẻ nhỏ để học đàn. Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Trong tuần học đầu tiên, thầy giáo dạy cậu tính kiên nhẫn. Suốt cả tuần, thầy chỉ dạy cậu đúng một nốt nhạc. Bét-tô –ven đánh nốt nhạc, âm thanh vang lên. Thầy hỏi: - Con thấy âm thanh lan xa tới đâu? - Con không thấy ạ! - Con đánh lại đi và cố gắng nghe xem âm thanh này lan tỏa tới đâu. Cậu làm lại và chú ý lắng nghe. Cậu cảm thấy âm thanh dường như lan xa ra tận ô cửa sổ, điều mà xưa nay cậu chưa từng thấy. Điều mới mẻ này khiến cậu phấn chấn. Cậu đánh tiếp nốt nhạc, lần này dường như nó lan tỏa xa hơn ô cửa sổ, nó hòa với bầu trời ngoài kia. Thầy giáo gật đầu: - Âm thanh của con đã tìm được sự tự do rồi ! Hãy ghi nhớ : Mọi bản nhạc đều được sáng tạo ra trong sự tĩnh lặng sâu nhất của tâm hồn. Hãy học sự im lặng đầu tiên. Năm 8 tuổi, sau hàng trăm đêm miệt mài tập đàn. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng. Sau buổi biểu diễn, khán giả đã phải trầm trồ: Đúng là cậu bé có nghị lực tập luyện. Không lâu sau, ông đã trở thành thần đồng âm nhạc thế giới. Uyên Khuê Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1. Câu chuyện kể về ai? A. Người thầy đầu tiên của nhạc sĩ thiên tài Bét – to – ven. B. Người cha của nhạc sĩ thiên tài Bét – to – ven. C. Bét – to – ven - nhạc sĩ thiên tài người Pháp D. Bét – to – ven - nhạc sĩ thiên tài người Đức 2.Cậu bé Bét-tô-ven trong câu chuyện đã phải khổ luyện như thế nào mới thành tài? A. Đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào. B. Đàn suốt ngày suốt đêm không được ngủ. C. Đàn đến mức ngất xỉu. D. Đến mức cảm thấy chán nản
  4. 3. Người thầy đầu tiên của Bét-tô-ven là ai? A. Một người hàng xóm của cậu bé B. Một người bạn của cha cậu bé C.Thầy giáo chủ nhiệm ở lớp cậu bé D. Một nghệ sĩ trong dàn nhạc. 4.Trong tuần học đầu tiên, thầy đã dạy cho Bét-tô-ven đức tính gì? A. Kiên trì và cẩn thận B. Hiếu thảo C. Lễ phép D. Biết cảm thông 5.Tại sao thầy giáo lại chỉ dạy cậu một nốt nhạc trong suốt tuần học đầu tiên? A. Vì thầy giáo muốn cậu lắng nghe hơi thở của chính mình . B. Vì thầy giáo muốn cậu rèn luyện tính cẩn thận. C. Vì thầy giáo muốn cậu cảm nhận được sự lan tỏa của âm thanh . D. Vì thầy giáo muốn cậu bé nắm chắc kiến thức về âm nhạc 6. Sau tuần học đầu tiên, thầy giáo đã dặn Bét-tô-ven phải ghi nhớ điều gì? 7. Theo bài đọc, nhờ kiên trì luyện tập, Bét-tô-ven đã đạt được kết quả đáng khen ngợi như thế nào? A. Trở thành học sinh giỏi nhất lớp. B. Trở thành thần đồng âm nhạc thế giới C. Được tuyên dương trước lớp. D. Trở thành ca sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới 8. Nội dung câu chuyện này là gì? Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên 9.Tìm trong câu chuyện trên những từ ngữ nói lên sự tài giỏi của cậu bé Bét-tô-ven. M. thiên tài,
  5. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng a. Dòng nào sau đây chỉ toàn những từ ghép. A. nhạc sĩ, thiên tài, mỏi mắt, mải miết. B. nhạc sĩ, thiên tài, thầy giáo, bắt đầu. C. nhạc sĩ, thiên tài, mỏi mắt, bắt đầu. D. nhạc sĩ, thiên tài, thầy giáo, mải miết. b. Từ lắng nghe thuộc từ loại nào? A. Tính từ B. danh từ C. Động từ D. Đại từ c. Trong các từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ im lặng A. yên tĩnh B. tĩnh lặng C. êm ái D. lặng im d. Quan hệ từ trong câu “Cậu làm lại và chú ý lắng nghe” là: A. cậu. B. làm C. lại D. và e. Dấu hai chấm trong câu: Thầy hỏi: - Con thấy âm thanh lan xa tới đâu? có tác dụng gì? A. báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật B. báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. C. Báo hiệu một sự liệt kê D. Đánh dấu lời nói của nhân vật g. Trong các câu kể sau, câu nào thuộc câu kể Ai làm gì? A. Công chúa ốm nặng. B. Chú hề đến gặp bác thợ kim hoàn. C. Nhà vua lo lắng. D. Hoàng hậu suy tư. h.Dòng nào dưới đây chứa các từ thể hiện nét đẹp tâm hồn, tính cách của con người ? A. thuỳ mị, nết na, đằm thắm, xinh đẹp, phúc hậu B. thuỳ mị, nết na, đằm thắm, hồn nhiên, phúc hậu C. thuỳ mị, nết na, đằm thắm, thon thả, phúc hậu D. thuỳ mị, nết na, hồn nhiên, đằm thắm, cường tráng Bài 2. Xếp các chi tiết, hình ảnh thể hiện tính cách của cô Chấm theo văn bản Cô Chấm (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 156) vào các cột sau cho thích hợp. a. Đôi mắt Chấm định nhìn ai thì dám nhìn thẳng. b. Chấm cần lao động để sống. c. Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. d. Chấm không đua đòi may mặc.
  6. e. Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế. f. Có những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. g. Chấm mộc mạc như hòn đất. h. Khi Chấm không làm, cô thấy chân tay bứt rứt. Thẳng thắn Chăm chỉ Giản dị Giàu tình cảm a . Bài 3: Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau : Từ Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa bé già sống Bài 4: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với từ đã cho? a. nhân hậu b. dũng cảm nhân ái anh dũng nhân từ mạnh bạo nhân dân hùng dũng nhân nghĩa gan dạ a. trung thực d.cần cù thật thà tỉ mẩn chân thật chăm chỉ thành thật siêng năng sự thật tần tảo Bài 5. Gạch 1 gạch dưới TT, gạch 2 gạch dưới ĐT trong đoạn thơ sau : Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi Sương hồng lam ôm ấp mái nhà gianh Trên con đường viền trắng mép đồi xanh Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon Vài cụ già chống gậy bước lom khom Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ. Bài 6: a. Đọc đoạn văn sau , xác định các câu kể Ai làm gì? Và tìm chủ ngữ của các câu đó.
  7. Để mau chóng biến con mình thành thần đồng , cha cậu đã mời rất nhiều thầy dạy nhạc . Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc . Cha cậu đưa thầy giáo về nhà trong lúc Bét –tô – ven đang mải chơi một khúc nhạc trên vi-ô-lông . Cậu sốt sắng ngồi vào đàn ooc- gan ngay. 2. Đặt câu với các từ ngữ sau để có câu kể Ai – là gì? a. Cậu bé Bét-tô-ven b. Thầy giáo của cậu Bài 7: Viết các câu có sử dụng biện pháp so sánh. a. Tả nụ cười của một người. b. Tả mái tóc của một người. c. Tả đôi mắt của một người. d. Tả một dòng sông hoặc một dòng suối. Bài 8: Xếp 15 từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa và viết vào từng cột trong bảng: anh dũng, nhân từ, trung thực, nhân hậu, dũng cảm, nhân ái, thành thật, gan dạ, chân thật, nhân đức, thực thà, can đảm, phúc hậu, thẳng thắn, gan góc Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
  8. Bài 9: Chọn từ chỉ màu trắng thích hợp (phau phau, trắng hồng, trắng bệch, trắng xóa ) điền vào chỗ trống trong các câu thơ sau: - Tuyết rơi .một màu Vườn chim chiều xế cánh cò. Da .người ốm o Bé khỏe đôi má non tơ Bài 10 Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) tả khuôn mặt của một em bé, trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ đồng nghĩa chỉ màu trắng hoặc màu đen: Bài 11: : Hãy xác định ý nghĩa các cặp QHT có trong các câu dưới đây : a) Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm. b)Do cha mẹ quan tâm dạy dỗ nên em bé rất ngoan. c) Tuy Nam không được khoẻ nhưng Nam vẫn đi học. d) Mặc dú nhà nó xa nhưng nó không bao giờ đi học muộn . e) Không những nó học giỏi mà nó còn hát rất hay. a) Nếu thì (Biểu thị quan hệ ĐK, GT – KQ) b)Do nên (Biểu thị quan hệ NN – KQ) c) Tuy nhưng (Biểu thị quan hệ tương phản) d) Mặc dú nhưng (Biểu thị quan hệ tương phản) e) Không những mà (Biểu thị quan hệ tăng tiến )
  9. Bài 12: Xếp các từ sau thành các cặp từ trái nghĩa: cười, gọn gàng, mới, hoang phí, ồn ào, khéo, đoàn kết, nhanh nhẹn, cũ, bừa bãi, khóc, lặng lẽ, chia rẽ, chậm chạp, vụng, tiết kiệm. Bài 13*. a/ Em hãy giải nghĩa từ “xuân” trong các câu sau: - Xuân(1) về, trăm hoa đua nở. - Nhân dân ta ra sức xây dựng đất nước ngày một thêm xuân(2). Bài 14*: a)Từ tiếng trắng, hãy thêm tiếng để tạo thành 4 từ,trong đó có từ ghép và từ láy. Nêu rõ từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy. b)Đặt câu với mỗi từ đã tìm được. Bài 15*: a, Xác định từ loại của những từ sau: Niềm vui ,niềm nở, vui mừng , vui tươi, vui chơi. b,Đặt câu với mỗi từ nêu trên.
  10. III. TẬP LÀM VĂN Bài 1. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một bạn học của em. Bài 2: Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài văn một bạn học của em.
  11. IV. CHÍNH TẢ Bài 1: Điền vào chỗ trống: a) r, d hoặc gi : ành quà cho bé, ành chiến thắng, đọc .ành mạch b) iêm hoặc im : lúa ch , tổ ch , t thuốc, quả t c) iêp hoặc ip : rau d , buồn ngủ d mắt, chất d lục, d may Bài 2: Nghe thầy cô giáo hoặc người thân đọc và viết lại một đoạn trong bài Thầy cúng đi bệnh viện: THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN Cụ Ún làm nghề thầy cúng đã lâu năm. Khắp làng xa bản gần, nhà nào có người ốm cũng nhờ cụ đến cúng để đuổi tà ma. Nhiều người tôn cụ làm thầy, cắp sách theo cụ học nghề cúng bái. Vậy mà gần một năm nay, chẳng hiểu cái ma nào làm cho cụ Ún ốm. Bụng cụ đau quặn, lắm lúc tưởng như có con dao cứa mạnh vào từng khúc ruột. Các học trò của cụ đã nhiều lần cúng cho thầy mà bệnh tình không thuyên giảm.
  12. Thấy cha ngày càng đau nặng, con trai cụ khẩn khoản xin đưa cụ đi bệnh viện. Anh nói mãi, nể lời, cụ mới chịu đi. V. CẢM THỤ VĂN HỌC Trong bài “Về thăm nhà Bác”, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết: Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa Chiếc giường tre quá đơn sơ Võng gai ru mát những trưa nắng hè. Em hãy cho biết: Đoạn thơ trên giúp ta cảm nhận được điều gì đẹp đẽ, thân thương?
  13. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1 2 3 4 5 7 Đáp án D A D A C B 6. Sau tuần học đầu tiên, thầy giáo đã dặn Bét-tô-ven phải ghi nhớ : Mọi bản nhạc đều được sáng tạo ra trong sự tĩnh lặng sâu nhất của tâm hồn. Hãy học sự im lặng đầu tiên. 7.Nội dung câu chuyện này là gì? Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? Nội dung: Ca ngợi cậu bé Bét – tô –ven đã kiên trì khổ luyện hi sinh cả tuổi thơ tập luyện đàn để thành tài. Bài học: Làm việc gì cũng cần sự kiên trì và cẩn thận. Nếu đủ kiên trì, cố gắng khổ luyện, ta có thể đạt được thành công. 8.Tìm trong câu chuyện trên những từ ngữ nói lên sự tài giỏi của cậu bé Bét-tô-ven. M. thiên tài, thần đồng II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng Câu a b c d e g h Đáp án B C C D A B B Bài 2. Xếp các chi tiết, hình ảnh thể hiện tính cách của cô Chấm theo văn bản Cô Chấm (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 156) vào các cột sau cho thích hợp. Thẳng thắn Chăm chỉ Giản dị Giàu tình cảm a, e b, h d, g c, f Bài 3: Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau : Từ Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa bé nhỏ, bé tí, nhỏ xíu to, lớn già cao tuổi trẻ sống tồn tại chết Bài 4: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với từ đã cho? a. nhân dân b. mạnh bạo c. sự thật d.tỉ mẩn Bài 5. Gạch 1 gạch dưới TT, gạch 2 gạch dưới ĐT trong đoạn thơ sau : Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi Sương hồng lam ôm ấp mái nhà gianh Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
  14. Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon Vài cụ già chống gậy bước lom khom Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ. Bài 6: a. các câu kể Ai - làm gì? Để mau chóng biến con mình thành thần đồng , cha cậu đã mời rất nhiều thầy dạy nhạc . Cha cậu đưa thầy giáo về nhà trong lúc Bét –tô – ven đang mải chơi một khúc nhạc trên vi-ô-lông . Cậu sốt sắng ngồi vào đàn ooc-gan ngay. 2. Đặt câu với các từ ngữ sau để có câu kể Ai – là gì? a. Cậu bé Bét-tô-ven là một học trò chăm chỉ. b. Thầy giáo của cậu là. một nghệ sĩ trong dàn nhạc Bài 7: Viết các câu có sử dụng biện pháp so sánh. Nụ cười của cô như nụ hoa sớm hé nở mới dịu dàng, dễ mến làm sao! Mái tóc mẹ dài, óng ả như một dòng suối. Đôi mắt em bé tròn, long lanh như hai hạt nhãn. Sông như người mẹ hiền ôm ấp, vuốt ve những đứa trẻ chúng tôi. Bài 8: Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 trung thực, thành thật, anh dũng, dũng cảm, gan dạ, nhân từ, nhân hậu, nhân ái, nhân đức, chân thật, thực thà, can đảm, gan góc phúc hậu thẳng thắn Chú ý: Chỉ cần xếp đúng các từ đồng nghĩa theo từng nhóm, không cần đúng thứ tự Bài 10 Tham khảo: (1) Khuôn mặt bé Lan thật đáng yêu. Đôi mắt đen lay láy, sáng long lanh như hai hạt ngọc. Đôi lông mày đen nhánh nổi bật trên nền da trắng hồng. Cái miệng chúm chím như nụ hoa đang nở. Lúc bé cười, hai lúm đồng tiền xinh xinh in trên đôi má trông mới dễ thương làm sao. (2) Thảo có khuôn mặt bụ bẫm, sáng sủa. Hai má phúng phính màu trắng sữa. Dôi môi đỏ hồng như tô son. Mỗi khi bé cười, miệng lại phô ra hai hàm răng nhỏ xinh, trắng muốt. Nụ cười của bé được đôi mắt đen sáng như cười hòa theo làm cho khuôn mặt rạng rỡ biết bao. Bài 9: Thứ tự điền từ: trắng xóa, phau phau, trắng bệch, trắng hồng Bài 11: : Hãy xác định ý nghĩa các cặp QHT có trong các câu dưới đây : a) Nếu thì (Biểu thị quan hệ ĐK, GT – KQ) b)Do nên (Biểu thị quan hệ NN – KQ) c) Tuy nhưng (Biểu thị quan hệ tương phản)
  15. d) Mặc dú nhưng (Biểu thị quan hệ tương phản) e) Không những mà (Biểu thị quan hệ tăng tiến ) Bài 12: Xếp các từ sau thành các cặp từ trái nghĩa: cười - khóc, gọn gàng - bừa bãi, mới - cũ, hoang phí- tiết kiệm, ồn ào – lặng lẽ, khéo – vụng, đoàn kế - chia rẽ, nhanh nhẹn – chậm chạp, Bài 13*. - Xuân(1) : Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm hoặc chỉ một mùa trong năm. - Xuân(2): diễn tả sự tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Bài 14*: Đáp án tham khảo: Từ láy: Trắng trẻo, trăng trắng Từ ghép: Trắng xóa, trắng phau Đặt câu: Cô ấy có làn da trắng trẻo. Trên các đỉnh núi, sương phủ trắng xóa. Hôm ấy, tôi mặc một chiếc áo trắng phau, đứa nào cũng trầm trồ khen ngợi. Bài 15*: a, Xác định từ loại của những từ sau : Niềm vui ,niềm nở, vui mừng , vui tươi, vui chơi. b,Đặt câu với mỗi từ nêu trên. a. Danh từ: niềm vui Tính từ: niềm nở, vui mừng, vui tươi Động từ: vui chơi b. Đặt câu Niềm vui của em là được tới lớp mỗi ngày. Thấy tôi, chị ấy vô cùng niềm nở. Chúng tôi rất vui mừng khi nhận được giải thưởng lớn trong cuộc thi lần này. Sau kì nghỉ hè, lũ học sinh chúng tôi đứa nào nhìn cũng vui tươi, hơn hở. Ở trường, tôi được học tập và vui chơi cùng các bạn. III. TẬP LÀM VĂN Bài 1. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một bạn học của em. Mở bài: Trong suốt thời gian đó, có lẽ Diệp Anh là người bạn mà em yêu mến nhất, người bạn đã học với em từ suốt những năm đầu tiểu học. Thân bài: a) Ngoại hình - Dáng người: dong dỏng cao
  16. - Khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn - Nước da ngăm ngăm đen. - Mái tóc dài óng ả. - Đôi mắt tròn, đen lộ rõ vẻ thông minh. - Cái mũi dọc dừa xinh xắn, làm cho khuôn mặt thêm thanh tú. - Nụ cười rất tươi, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. - Ở Diệp Anh khi nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến. b) Tính tình, hoạt động: Ở lớp - Tuy bằng tuổi tôi nhưng chín chắn hơn tôi nhiều. - Sống chan hòa, cởi mở với bạn bè. - Luôn đứng đầu lớp, luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp cũng như của trường. - Con người bạn thật mẫu mực. - Không hề kiêu căng, sống hết mình về tập thể. - Trong trường thầy cô nào cũng yêu quý Diệp Anh . Ở nhà: Chăm chỉ làm việc nhà. - Là một đứa cháu hiếu thảo, một người con ngoan ngoãn. - Đối với mọi người xung quanh, luôn kính trọng, lễ phép. - Tình bạn giữa tôi và Diệp Anh ngày càng thân thiết: cùng vui chơi, truy bài, học nhóm. Nhiều lần tôi chưa hiểu bài Diệp Anh đến tận nhà giảng bài - Tôi thật ngưỡng mộ bạn. Kết bài: Diệp Anh là bạn thân nhất của em suốt thời Tiểu học. Đối với em, bạn luôn là một tấm gương sáng để em học tập theo . Bài 2: Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài văn một bạn học của em. Năm tháng cứ thế trôi đi, chỉ có thời gian là thước đo tốt nhất cho tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian đó, có lẽ Diệp Anh là người bạn mà em yêu mến nhất, người bạn đã học với em từ suốt những năm đầu tiểu học. Dáng người Diệp Anh dong dỏng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc dài óng ả. Đôi mắt tròn, đen lộ rõ vẻ thông minh. Cái mũi dọc dừa xinh xắn càng làm cho khuôn mặt của bạn thêm thanh tú. Mỗi lúc vui đùa hay nói chuyện Diệp Anh luôn nở ra nụ cười rất tươi, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Ở Diệp Anh khi nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến.
  17. Tuy bằng tuổi tôi nhưng Diệp Anh chính chắn hơn tôi rất nhiều. Bạn sống chan hòa, cởi mở với bạn bè. Về học tập Diệp Anh luôn đứng đầu lớp, không những thế bạn còn luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp cũng như của trường. Con người bạn thật mẫu mực. Vừa xinh đẹp lại giỏi giang nhưng bạn không hề kiêu căng mà sống hết mình về tập thể. Ở lớp, có việc gì khúc mắc, bạn bình tĩnh khéo léo giải quyết. Đối với những bạn học yếu bạn tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo đến nơi, đến chốn. Nhờ có bạn mà lớp tôi luôn luôn đi đầu trong các hoạt động của liên đội. Vì thế trong trường thầy cô nào cũng yêu quý Diệp Anh . Ở lớp Diệp Anh như vậy đấy còn về nhà bạn lại càng tuyệt vời hơn. Ngoài giờ học, bạn còn rất chăm chỉ làm việc nhà. Đối với ông bà cha mẹ Diệp Anh còn là một đứa cháu hiếu thảo, một người con ngoan ngoãn. Đối với mọi người xung quanh Diệp Anh luôn kính trọng, lễ phép. Vì thế mọi người đã dặt cho bạn một cái tên thật thân mật: ''Cô Tấm chăm làm". Tình bạn giữa tôi và Diệp Anh ngày càng thân thiết. Tôi và bạn cùng vui chơi, truy bài, học nhóm. Nhiều lần tôi chưa hiểu bài Diệp Anh đến tận nhà giảng bài cho tôi. Tôi thật ngưỡng mộ bạn. Không chỉ với tôi mà tất cả các bạn trong lớp, trong trường đều ngưỡng mộ bạn. Diệp Anh là bạn thân nhất của em suốt thời Tiểu học. Mỗi khi buồn hay vui , chúng em đều trò chuyện chia sẻ với nhau rất vui vẻ. Đối với em, bạn luôn là một tấm gương sáng để em học tập theo . Còn vài tháng nữa là chúng em xa trường . Có thể chúng sẽ không gặp lại nhau nữa nhưng các kỉ niệm về bạn , em sẽ không bao giờ quên. IV. CHÍNH TẢ Bài 1: Câu 1. a) dành quà cho bé, giành chiến thắng, đọc rành mạch b) lúa chiêm, tổ chim, tiêm thuốc, quả tim c) rau diếp, buồn ngủ díp mắt, chất diệp lục, dịp may V. CẢM THỤ VĂN HỌC *Đáp án tham khảo: Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được sự đơn sơ, giản dị của ngôi nhà Bác Hồ đã sống thuở niên thiếu. Cũng như bao ngôi nhà khác của các làng quê Việt Nam, ngôi nhà của Bác cũng “nghiêng nghiêng mái lợp” (Mái được lợp bằng lá), cũng dãi nắng dầm mưa, cũng mộc mạc với chiếc giường tre, chiếc “võng gai ru mát những trưa nắng hè”. Song trong ngôi nhà đó, Bác Hồ đã được lớn lên trong tình cảm yêu thương tràn đầy của gia đình. Có thể nói, ngôi nhà đơn sơ mà đầy tình yêu thương đó chính là chiếc nôi ấm áp nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng tuổi thơ của Bác. Chính ngôi nhà đó đã góp phần tạo nên con người Bác, một vị lãnh tụ có tấm lòng nhân ái bao la.