Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU

BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ

Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành.

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu trên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.

Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.

Ôi, khung cửa sổ nhỏ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích “ Ngày xửa, ngày xưa…”

( Theo Nguyễn Quỳnh)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Bầu trời bên ngoài cửa sổ của bé Hà được so sánh với những gì?

A. Một cuốn vở nhiều màu sắc, một trang sách hay.

B. Một bức tranh nhiều màu sắc, một cuốn sách hay..

C. Một bức tranh nhiều màu sắc, một trang sách hay

D. Một không gian nhiều màu sắc, một trang sách hay.

2. Chỉ ngắm sự vật gì của bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà có thể đoán biết được thời tiết?

A. Ánh nắng B. Sắc mây C. Mặt trăng D. Những cơn gió

3. Qua khung cửa sổ nhà mình, Hà cảm nhận được những hình ảnh, âm thanh nào?

A. Bầu trời đầy ánh sáng, đầy màu sắc, đàn vàng anh sắc lông óng ánh như dát vàng, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.

B. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, những cành cây vật vã trong gió.

C. Nắng như đổ lửa, trâu nằm lim dim dưới bụi tre già, ve kêu inh ỏi.

D. Tất cả các đáp án trên

docx 18 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 920
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_17_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. TUẦN 17 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Ngu Công xã Trịnh Tường: Chuyện ca ngợi tấm gương ông Phàn Phù Lìn đã tiên phong tìm nguồn nước, làm mương dẫn nước, giúp dân khai hoang trồng thêm lúa, cải tiến trồng lúa nương thành ruộng bậc thang. Ông còn học trồng thảo quả, dạy bà con trồng để bảo vệ rừng và có thêm thu nhập. Cuộc sống ấm no, ông được Chủ tịch nước khen ngợi. Ca dao về lao động sản xuất: Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. 2. Luyện từ và câu a. Ôn tập về từ và cấu tạo từ Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu. Từ có 2 loại: - Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn.Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như từ mượn nước ngoài (ghi-đông, tivi, ra-đa, ) được xếp vào từ đơn đa âm tiết. Ví dụ: mẹ, cha, cô, gió - Từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung gọi là từ phức. Mỗi tiếng trong từ phức có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng. Có hai cách chính để tạo từ phức là: + Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép. VD: xe máy + Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy VD: rung rinh + Từ ghép được chia làm hai loại: ▪ Từ ghép có nghĩa tổng hợp: Bao quát chung VD : sách vở, bàn ghế ▪ Từ ghép có nghĩa phân loại: Chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất VD : bút máy, thước kẻ Có ba kiểu từ láy: láy âm đầu, láy vần, láy cả âm đầu và vần b. Các lớp từ - Từ đồng nghĩa Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau . Có thể chia TĐN thành 2 loại : - TĐN hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối ) : Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói. V.D : xe lửa = tàu hoả con lợn = con heo - TĐN không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối , đồng nghĩa khác sắc thái ) : Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc , thái độ ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này,ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp .
  2. V.D: Biểu thị mức độ,trạng thái khác nhau : cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô, ( chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước ) + Cuồn cuộn : hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ. + Lăn tăn : chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt. + Nhấp nhô : chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh. Từ trái nghĩa - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái, đối lập nhau. - Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau. Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó. VD : Với từ “nhạt” : - (muối) nhạt > < đậm : cơ sở chung là “màu sắc”. Từ đồng âm - Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. - Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể . - Dùng từ đồng âm để chơi chữ : Là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. Từ nhiều nghĩa: - Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. - Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa. VD1 : Xe đạp : chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa . VD2 : Với từ “Ăn’’: - Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc). - Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới. - Da ăn nắng :Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào. - Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh. - Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở. - Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển. - Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần. Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa . *Nghĩa đen : Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính , nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu ; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.
  3. * Nghĩa bóng : Là nghĩa có sau ( nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh. - Ngoài ra , cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng. VD : - Tôi đi sang nhà hàng xóm. Đi : (Người ) tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác , không kể bằng cái gì. Nghĩa này của từ đi không hoàn toàn giống nghĩa đen (hoạt động của 2 bàn chân di chuyển từ nơi này đến nơi khác ). Nhưng nó vẫn có mối quan hệ với nghĩa đen ( di chuyển từ nơi này đến nơi khác ). Gặp những trường hợp này, ta cũng xếp là từ mang nghĩa bóng (nghĩa chuyển c. Câu 1. Chủ ngữ Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc. Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị là chủ ngữ trong câu, các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ (gọi chung là thuật từ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?, v.v 2. Vị ngữ Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm, v.v của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ. • Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ, hoặc có khi là một cụm chủ - vị. • Vị ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì ?, v.v 3. Trạng ngữ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, v.v Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị. 3. Tập làm văn Mẫu một lá đơn CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ,ngày .tháng .năm . ĐƠN XIN Kính gửi: Em tên là: Nam, Nữ: Sinh ngày: . Tại: Địa chỉ thường trú : . Học sinh lớp .của Trường Em làm đơn này kính đề nghị Em xin hứa Em xin trân trọng cảm ơn. Ý kiến của cha mẹ học sinh Người làm đơn (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên )
  4. BÀI TẬP CƠ BẢN I. ĐỌC HIỂU BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu trên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân. Ôi, khung cửa sổ nhỏ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích “ Ngày xửa, ngày xưa ” ( Theo Nguyễn Quỳnh) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Bầu trời bên ngoài cửa sổ của bé Hà được so sánh với những gì? A. Một cuốn vở nhiều màu sắc, một trang sách hay. B. Một bức tranh nhiều màu sắc, một cuốn sách hay C. Một bức tranh nhiều màu sắc, một trang sách hay D. Một không gian nhiều màu sắc, một trang sách hay. 2. Chỉ ngắm sự vật gì của bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà có thể đoán biết được thời tiết? A. Ánh nắng B. Sắc mây C. Mặt trăng D. Những cơn gió 3. Qua khung cửa sổ nhà mình, Hà cảm nhận được những hình ảnh, âm thanh nào? A. Bầu trời đầy ánh sáng, đầy màu sắc, đàn vàng anh sắc lông óng ánh như dát vàng, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong. B. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, những cành cây vật vã trong gió. C. Nắng như đổ lửa, trâu nằm lim dim dưới bụi tre già, ve kêu inh ỏi.
  5. D. Tất cả các đáp án trên 4. Trong câu "Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”, từ “búp vàng” chỉ gì ? A. Ngọn bạch đàn B. Đàn vàng anh C. Lá bạch đàn D. Những đám mây 5. Tiếng hót của những chú vàng anh trống đã mang đến điều kì diệu gì? 6. Đúng ghi Đ, sai ghi S Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc lá vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân. 7. Hà thích làm điều gì bên cửa sổ ? A. Ngắm nhìn bầu trời không chán B. Nghe tiếng hót kì diệu của đàn vàng anh C. Ngồi ngắm những tia nắng chiếu xuống mặt đất D. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích 8. Theo em, vì sao tác giả nói: “Đàn chim chao cánh bay đi nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.” 9. Nếu thay từ đọng trong câu "Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ." bằng một trong các từ còn, vang, ngân thì câu văn sẽ không hay bằng. Vì sao ?
  6. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng a. Từ chao trong câu “Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.” đồng nghĩa với từ nào ? A. Nghiêng B. Đập C. Vỗ D. Bay b. Từ sâu ở cụm từ nhổ tóc sâu với từ sâu ở cụm từ bắt sâu cho rau có quan hệ với nhau như thế nào ? A. Đó là một từ nhiều nghĩa B. Đó là hai từ đồng âm C. Đó là hai từ đồng nghĩa D. Cả 3 đáp án trên đều sai c. Trong câu: “Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà.” có mấy quan hệ từ A. Một quan hệ từ. Đó là: B. Hai quan hệ từ. Đó là: C. Ba quan hệ từ. Đó là: D. Bốn quan hệ từ. Đó là: d. Chủ ngữ trong câu: “Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.” là: A. Bầu trời B. Bầu trời ngoài cửa sổ C. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé D. Bầu trời ngoài cửa số của bé Hà. e. Câu nào dưới đây dùng dấu phẩy chưa đúng ? A. Mùa thu, tiết trời mát mẻ. B. Hoa huệ hoa lan, tỏa hương thơm ngát. C. Từng đàn kiến đen, kiến vàng hành quân đầy đường. D. Nam thích đá cầu, cờ vua. g. Cặp từ trái nghĩa nào dưới đây được dùng để tả trạng thái? A. Vạm vỡ - gầy gò B. Thật thà - gian xảo C. Hèn nhát - dũng cảm D. Sung sướng - đau khổ h. Dòng nào dưới đây là vị ngữ của câu: “Những chú voi chạy đến đích đầu tiên đều ghìm đà, huơ vòi.” ?
  7. A. đều ghìm đà, huơ vòi B. ghìm đà, huơ vòi C. huơ vòi D. chạy đến đích đầu tiên đều ghìm đà, huơ vòi i. Nhóm từ nào dưới đây không phải là nhóm các từ láy: A. mong manh, minh mẫn, mải miết, rung rinh B. vui vẻ, mong mỏi, sáng sủa C. mồ mả, máu mủ, dẻo dai, mong ngóng D. mong mỏi, vui vẻ, vấn vương k. Từ nào chứa tiếng “ mắt” mang nghĩa gốc? A. quả na mở mắt B. mắt em bé đen lay láy C. mắt bão D. dứa mới chín vài mắt l. Dòng nào dưới đây không phải là câu: A. Trên cành cây, ve kêu ra rả. B. Khi em nhìn thấy ánh mắt yêu thương của mẹ. C. Hoa đi học. D. Bố em đi làm về. Bài 2. Nối mỗi câu ở cột A với nghĩa của từ " đông " ở cột B cho phù hợp. A B a. Của không ngon nhà đông con cũng - "đông" là một từ chỉ phương hướng, hết. ngược với hướng tây. b. Thịt để trong tủ lạnh đã đông lại rồi. - " đông" là trạng thái chất lỏng chuyển sang chất rắn. c. Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy. - " đông " là từ chỉ số lượng nhiều. d. Đông qua xuân tới, cây lại nở hoa. - "đông" chỉ một mùa trong năm, sau mùa thu. Bài 3: Tìm từ đồng nghĩa với từ " đen " dùng để nói về: a. Con mèo là: c. Con ngựa là: b. Con chó là: d. Đôi mắt là : Bài 4: Gạch chân dưới các từ đồng âm trong những câu sau và giải thích nghĩa của chúng. a) Chỉ ăn được một quân tốt, có gì mà tốt chứ. b) Lồng hai cái lồng lại với nhau để đỡ cồng kềnh. c) Chúng ta ngồi vào bàn bàn công việc đi thôi. d) Đi xem chiếu bóng mà mang cả chiếu để làm gì?
  8. Bài 5: Tìm từ trái nghĩa với các từ in đậm điền vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau: a. Đất không chịu , .phải chịu đất. b. sao thì nắng, vắng sao thì c. người, đẹp nết. Bài 6: Tìm 2 từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ in đậm ở cột A và ghi vào từng ô trong bảng: Từ đồng nghĩa A Từ trái nghĩa . im lặng . . rộng rãi . . gọn gàng . Bài 7: Cho biết từ in đậm (kèm theo VD trong ngoặc đơn) ở cột A là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa (bằng cách ghi dấu + vào cột tương ứng trong bảng): A Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa M : đá (tảng đá, tượng đá, đá bóng, đá cầu, ) + (1) quả (quả cam, quả ổi, quả đất, quả địa cầu, ) (2) đồng (cánh đồng, tượng đồng, năm nghìn đồng, ) (3) lá (lá cây, nhà lá, lá thư, lá phổi, lá gan, ) (4) lợi (sưng lợi, hỏ lợi, lợi ít hại nhiều, có lợi cho mình) Bài 8: Tìm câu trả lời cho bài hát đố: Trăm thứ dầu, dầu gì không ai thắp? Trăm thứ bắp, bắp gì không ai rang? Trăm thứ than, than gì không ai quạt? Trăm thứ bạc, bạc gì chẳng ai mua? Bài 9: Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ “ngọt” trong các kết hợp từ dưới đây : - Đàn ngọt hát hay. - Rét ngọt. - Trẻ em ưa nói ngọt, không ưa nói xẵng. - Khế chua, cam ngọt.
  9. Bài 10 Đặt câu để từ hay được sử dụng với các nghĩa : - giỏi : - biết : - hoặc : - thường xuyên : Bài 11. Xếp những từ sau vào chỗ trống thích hợp ở các ô trong bảng: nhỏ, bé, nhỏ bé, nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, nhỏ nhen, đẹp, tươi, đẹp tươi, đẹp đẽ, đẹp xinh, đèm đẹp, vui, mừng, vui chơi, vui thích, vui vẻ, vui vầy Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy Bài 12: Phân loại các từ trong đoạn thơ dưới đây vào các cột từ loại. Tre xanh Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu. (Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy) Từ phức Từ đơn Từ ghép Từ láy .
  10. Bài 13: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau: a. Ngày hôm qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái. b. Trên mặt biển, đoàn thuyền đánh cá lướt nhanh. c. “Con bìm bịp, bằng cái giọng ngọt ngào, trầm ấm, báo hiệu mùa xuân đến.” d. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. e. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm. Bài 14:Chuyển các câu sau thành câu hỏi, câu cảm: a. Tú rất mê sách. b. Trời sáng. c. Đường lên dốc rất trơn. Bài 15*: Xác định từ loại của từ anh hùng trong các câu sau: a. Con mới chính là người anh hùng thực sự, con trai ạ! b. Con đã có một hành động thật anh hùng, con trai ạ!
  11. Bài 16*: Hãy chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ, câu văn sau: a) Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh. b) Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh êm mát Mươn mướt đôi hàng mi. c) Mặt trời bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng. III. TẬP LÀM VĂN Hoàn thành đơn xin học môn tự chọn (Tin học hoặc Tiếng Anh, Tiếng Pháp, ) theo mẫu dưới đây: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ,ngày .tháng .năm . ĐƠN XIN HỌC MÔN TỰ CHỌN Kính gửi: Em tên là: Nam, Nữ: Sinh ngày: . Tại: Địa chỉ thường trú : . Học sinh lớp .của Trường Em làm đơn này kính đề nghị xét cho em được học môn theo chương trình tự chọn. Em xin hứa thực hiện đầy đủ nội quy và hoàn thành nhiệm vụ học tập Em xin trân trọng cảm ơn. Ý kiến của cha mẹ học sinh Người làm đơn (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên ) .
  12. IV. CHÍNH TẢ. Bài 1: Ghi dấu hỏi, dấu ngã, đúng quy tắc trên các chữ in nghiêng: a) quyên sách, nhuần nhuyên b) phát triên, nhân nghia c) cái thuông, đôi đua d) khen thương, chưa bài Bài 2: Nghe thầy cô giáo hoặc người thân đọc và viết lại đoạn văn sau: Ngu Công xã Trịnh Tường Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin có thể dẫn nước về. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn, trồng một héc ta lúa nước để bà con tin. Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa.
  13. V. CẢM THỤ VĂN HỌC Đọc bài ca dao sau : Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Hình ảnh bông sen trong bài ca dao trên gợi cho em nghĩ đến điều gì sâu sắc ? BÀI TẬP CƠ BẢN Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1 2 3 4 7 Đáp án C B A B D 5. Tiếng hót của những chú vàng anh trống đã mang đến điều kì diệu gì? Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. 6. Đúng ghi Đ, sai ghi S
  14. Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào Đ nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc lá vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa S sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân. 8. Theo em, vì sao tác giả nói: “Đàn chim chao cánh bay đi nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.” ? Đáp án tham khảo: Tác giả nói: “Đàn chim chao cánh bay đi nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.” vì tiếng hót cứ âm vang mãi trong tâm trí bé Hà, 9. Đáp án tham khảo: Nếu thay từ đọng trong câu "Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu tròi ngoài cửa sổ." bằng một trong các từ còn, vang, ngân thì câu văn sẽ không hay bằng. Bởi vì, chỉ có từ đọng mới gợi cảm giác tiếng hót của đàn chim như lắng lại, ngưng lại, chìm xuống giữa bầu trời. Các từ còn, vang, ngân không gợi được độ lắng của tiếng chim. Từ đọng còn cho thấy sự lắng lại của tiếng chim trong tâm hồn tác giả mà các từ còn, vang, ngân không thể hiện được. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng Câu a b d e g h i k l Đáp án A B D B D A C B B c. Trong câu: “Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà.” có mấy quan hệ từ C. Ba quan hệ từ. Đó là: với, và, như Bài 2. Nối mỗi câu ở cột A với nghĩa của từ " đông " ở cột B cho phù hợp. A B a. Của không ngon nhà đông con cũng - "đông" là một từ chỉ phương hướng, hết. ngược với hướng tây. b. Thịt để trong tủ lạnh đã đông lại rồi. - " đông" là trạng thái chất lỏng chuyển sang chất rắn. c. Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy. - " đông " là từ chỉ số lượng nhiều. d. Đông qua xuân tới, cây lại nở hoa. - "đông" chỉ một mùa trong năm, sau mùa thu. Bài 3: Tìm từ đồng nghĩa với từ " đen " dùng để nói về: a. Con mèo: mun c. Con ngựa ô b. Con chó mực d. Đôi mắt huyền
  15. Bài 4: Gạch chân dưới các từ đồng âm trong những câu sau và giải thích nghĩa của chúng. a.Chỉ ăn được một quân tốt, có gì mà tốt chứ. Tốt 1: Quân có giá trị thấp nhất trong bàn cờ tướng, cờ vua hoặc bộ tam cúc Tốt 2: có phẩm chất, chất lượng cao hơn mức bình thường b. Lồng hai cái lồng lại với nhau để đỡ cồng kềnh. Lồng 1; cho một vật vào bên trong một vật khác sao cho thật khớp để cùng làm thành một chỉnh thể Lồng 2: đồ thường đan thưa bằng tre nứa hoặc đóng bằng gỗ, dùng để nhốt chim, gà, v.v. c. Chúng ta ngồi vào bàn bàn công việc đi thôi. Bàn 1: đồ thường làm bằng gỗ, có mặt phẳng và chân đỡ, dùng để bày đồ đạc hay để làm việc, làm nơi ăn uống, Bàn 2: trao đổi ý kiến về việc gì hoặc vấn đề gì d.Đi xem chiếu bóng mà mang cả chiếu để làm gì? Chiếu 2: đồ dệt bằng cói, nylon, v.v. dùng trải ra để nằm, ngồi Chiếu 1: làm cho luồng sáng phát ra hướng đến một nơi nào đó Bài 5: Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau: a.Đất không chịu trời, trời phải chịu đất. b.Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa. c.Xấu người, đẹp nết. Bài 6: Tìm 2 từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ in đậm ở cột A và ghi vào từng ô trong bảng: Từ đồng nghĩa A Từ trái nghĩa lặng yên, yên tĩnh im lặng ồn áo, náo nhiệt mênh mông, bao la rộng rãi chật hẹp, chật chội ngay ngắn, gọn gọn gàng bừa bãi, bừa bộn Bài 7: Cho biết từ in đậm (kèm theo VD trong ngoặc đơn) ở cột A là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa (bằng cách ghi dấu + vào cột tương ứng trong bảng): A Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa M : đá (tảng đá, tượng đá, đá bóng, đá cầu, ) + (1) quả (quả cam, quả ổi, quả đất, quả địa cầu, ) + (2) đồng (cánh đồng, tượng đồng, năm nghìn đồng, ) + (3) lá (lá cây, nhà lá, lá thư, lá phổi, lá gan, ) + (4) lợi (sưng lợi, hỏ lợi, lợi ít hại nhiều, có lợi cho mình) + Bài 8: Tìm câu trả lời cho bài hát đố: Trăm thứ dầu, dầu gì không ai thắp? Dầu gió
  16. Trăm thứ bắp, bắp gì không ai rang? Bắp tay, bắp chân Trăm thứ than, than gì không ai quạt? than thở, than vãn Trăm thứ bạc, bạc gì chẳng ai mua? bạc bẽo Bài 9: Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ “ngọt” trong các kết hợp từ dưới đây : Nghĩa gốc: - Khế chua, cam ngọt. Nghĩa chuyển - Đàn ngọt hát hay. - Rét ngọt. - Trẻ em ưa nói ngọt, không ưa nói xẵng. Bài 10 Đặt câu để từ hay được sử dụng với các nghĩa : - giỏi : Cô Thu giảng bài rất hay. - biết : Anh ta thì chuyện gì cũng hay. - hoặc : Bạn hay Thủy sẽ tham gia vào đội văn nghệ? - thường xuyên : Anh ấy rất hay đi học muộn. Bài 11. Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy nhỏ, bé, đẹp, tươi, vui, nhỏ bé, nhỏ nhẹ, đẹp tươi, đẹp nhỏ nhắn, nhỏ nhen, đẹp đẽ, mừng xinh,vui chơi, vui thích đèm đẹp, vui vẻ, vui vầy Bài 12: Từ phức Từ đơn Từ ghép Từ láy tre, xanh, tự, chuyện, đã, bao giờ, ngày xưa, xanh gầy guộc, mong manh có, bờ, thân, lá, mà, sao, tươi, bạc màu nên, lũy, thành, ơi, ở, đâu, cũng, cho, dù, đất, sỏi, vôi Bài 13: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau: Câu Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ a Ngày hôm qua, trong những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái.
  17. sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, b Trên mặt biển, đoàn thuyền đánh cá lướt nhanh. c Bằng cái giọng ngọt con bìm bịp báo hiệu mùa xuân đến. ngào, trầm ấm d quanh năm Sóng nước Hạ Long trong xanh. e Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm. Bài 14:Chuyển các câu sau thành câu hỏi, câu cảm: a. Tú rất mê sách. Câu hỏi: Tú rất mê sách có phải không? Câu cảm: Ôi! Tú quả là một người mê sách. b. Trời sáng. Câu hỏi: Trời đã sáng rồi à? Câu cảm: Trời thật là sáng! c. Đường lên dốc rất trơn. Câu hỏi: Đường lên dốc trơn lắm phải không? Câu cảm: Đường lên dốc thật là trơn! Bài 15*: Xác định từ loại của từ anh hùng trong các câu sau: a. anh hùng là danh từ b. anh hùng là tính từ Bài 16*: Hãy chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ, câu văn sau: a) So sánh b) So sánh và nhân hóa c) Nhân hóa III. TẬP LÀM VĂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. Yên Bái, ngày 08 tháng 11 năm 2012 ĐƠN XIN HỌC MÔN TỰ CHỌN Kính gửi: Cô Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Thái Em tên là: Nguyễn Thị Ngọc Tú Nam, Nữ: Nữ Sinh ngày: 06 – 10 – 2001 Tại: Thành phố Yên Bái Địa chỉ thường trú: Số nhà 87, đường Điện Biên Phủ, TP.Yên Bái Học sinh lớp 5B của Trường
  18. Em làm đơn này kính đề nghị Cô Hiệu trưởng xét cho em được học môn Tiếng Anh theo chương trình tự chọn Em xin hứa thực hiện đầy đủ nội quy và hoàn thành nhiệm vụ học tập Em xin trân trọng cảm ơn. Ý kiến của cha mẹ học sinh Kính đề nghị Nhà trường cho phép Người làm đơn cháu Tú theo học lớp Tiếng Anh. Ngọc Tú Xin chân thành cảm ơn Nhà trường Nguyễn Thị Ngọc Tú Thu Thủy Trần Thị Thu Thủy V. CHÍNH TẢ Câu 1. a) quyển sách, nhuần nhuyễn b) phát triển, nhân nghĩa c) cái thuổng, đôi đũa d) khen thưởng, chữa bài V. CẢM THỤ VĂN HỌC Nêu được : Hình ảnh bông sen trong bài ca dao là hình ảnh đẹp ; tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết của người lao động . Hình ảnh : “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”gợi cho ta nghĩ đến một điều sâu sắc : Hoa sen đẹp, vươn lên từ bùn đất mà chẳng hề “hôi tanh mùi bùn” Đó chính là vẻ đẹp của phẩm chất cao quý, thanh tao, không bị ảnh hưởng những điều xấu xa trong môi trường sống.