Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề số 10 (Có đáp án)

II. Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Thầy giáo mới
Sáng hôm nay, chúng tôi đón thầy giáo mới.
Giờ học đến, thầy ngồi vào bàn, chốc chốc lại thấy một người học trò cũ qua cúi chào. Cũng có người vào bắt tay thầy và thăm hỏi thầy một cách rất cung kính. Đủ biết học trò cũ quyến luyến thầy biết nhường nào và như muốn được ở gần thầy. Đến bài chính tả, thầy xuống bục, đi lại trong các hàng ghế đọc cho chúng tôi viết. Thấy một học trò mặt lấm tấm mụn đỏ, thầy ngừng đọc, lại gần tay sờ trán và hỏi: “Con làm sao vậy?”. Thừa lúc thầy quay lưng lại, một anh học trò bàn dưới leo lên ghế, lắc lư người như trượt băng. Bất ngờ, thầy ngoảnh lại bắt gặp, anh chàng vội ngồi ngay xuống cúi đầu đợi phạt. Nhưng thầy khẽ đập vào vai bạn học trò kia, nói rằng: “Không được làm thế nữa”. Rồi thầy trở về chỗ đọc nốt bài chính tả.
Khi viết xong, thầy yên lặng nhìn chúng tôi một lúc lâu rồi ôn tồn nói:
- Các con ơi! Hãy nghe ta! Chúng ta cùng nhau trải qua một năm học. Các con phải chăm chỉ, ngoan ngoãn. Ta không có gia đình. Các con là gia đình của ta. Năm ngoái, mẹ ta còn, bây giờ người đã khuất. Ta chỉ còn có một mình. Ngoài các con ra ở trên đời này, ta không còn có ai nữa; ngoài sự yêu thương các con, ta không còn yêu thương ai hơn nữa. Các con như con ta. Ta sẽ yêu các con. Đáp lại, các con phải yêu ta. Ta không muốn phạt một người nào cả. Các con phải tỏ ra là những trẻ có tâm hồn. Trường ta sẽ là một gia đình, các con sẽ là mối an ủi và niềm tự hào của ta. Ta không cần phải hỏi lại các con vì ta tin rằng trong lòng các con, ai ai như cũng “vâng lời”, nên ta có lời cảm ơn các con.
Thầy nói dứt lời thì trống trường vang lên. Chúng tôi yên lặng xuống sân. Anh học trò vô lễ ban nãy rón rén lại gần thầy giáo, run run nói:
- Thưa thầy, xin thầy tha lỗi cho con.
Thầy gật đầu và bảo:
- Tốt lắm! Cho con về.
(Theo Những tấm lòng cao cả - A-mi-xi)
Câu 1. Các học trò cũ có hành động gì khi đi qua lớp gặp lại thầy giáo của mình? (0.5 điểm)
A. Cúi chào thầy, bắt tay và thăm hỏi thầy một cách cung kính.
B. Vui vẻ chào thầy thật to.
C. Tặng thầy những món quà nhỏ do chính nhà mình làm ra.
D. Xin được ngồi cuối lớp để nghe thầy giảng bài.
docx 9 trang Đường Gia Huy 01/02/2024 200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề số 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022_de_s.docx

Nội dung text: Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề số 10 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 ĐỀ SỐ 10 Mô tả: Đề được biên soạn bám sát chương trình, nhằm đánh giá toàn diện kiến thức, kĩ năng của học sinh. Cấu trúc gồm 2 phần: Kiểm tra Đọc và Viết. Trong đó: + Phần Kiểm tra đọc (10 điểm): Đọc thành tiếng (3 điểm); Đọc hiểu (7 điểm) + Phần Kiểm tra viết (10 điểm): Nghe - viết (4 điểm) và Tập làm văn (6 điểm). A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Một vụ đắm tàu (Trang 179 - TV5/Tập 2) 2. Con gái (Trang 189 - TV5/Tập 2) 3. Thuần phục sư tử (Trang 198 - TV5/Tập 2) 4. Tà áo dài Việt Nam (Trang 207 - TV5/Tập 2) 5. Công việc đầu tiên (Trang 215 - TV5/Tập 2) 6. Út Vịnh (Trang 232 - TV5/Tập 2) 7. Những cánh buồm (Trang 241 - TV5/Tập 2) 8. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Trang 249 -TV5/Tập 2) II. Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Thầy giáo mới
  2. Sáng hôm nay, chúng tôi đón thầy giáo mới. Giờ học đến, thầy ngồi vào bàn, chốc chốc lại thấy một người học trò cũ qua cúi chào. Cũng có người vào bắt tay thầy và thăm hỏi thầy một cách rất cung kính. Đủ biết học trò cũ quyến luyến thầy biết nhường nào và như muốn được ở gần thầy. Đến bài chính tả, thầy xuống bục, đi lại trong các hàng ghế đọc cho chúng tôi viết. Thấy một học trò mặt lấm tấm mụn đỏ, thầy ngừng đọc, lại gần tay sờ trán và hỏi: “Con làm sao vậy?”. Thừa lúc thầy quay lưng lại, một anh học trò bàn dưới leo lên ghế, lắc lư người như trượt băng. Bất ngờ, thầy ngoảnh lại bắt gặp, anh chàng vội ngồi ngay xuống cúi đầu đợi phạt. Nhưng thầy khẽ đập vào vai bạn học trò kia, nói rằng: “Không được làm thế nữa”. Rồi thầy trở về chỗ đọc nốt bài chính tả. Khi viết xong, thầy yên lặng nhìn chúng tôi một lúc lâu rồi ôn tồn nói: - Các con ơi! Hãy nghe ta! Chúng ta cùng nhau trải qua một năm học. Các con phải chăm chỉ, ngoan ngoãn. Ta không có gia đình. Các con là gia đình của ta. Năm ngoái, mẹ ta còn, bây giờ người đã khuất. Ta chỉ còn có một mình. Ngoài các con ra ở trên đời này, ta không còn có ai nữa; ngoài sự yêu thương các con, ta không còn yêu thương ai hơn nữa. Các con như con ta. Ta sẽ yêu các con. Đáp lại, các con phải yêu ta. Ta không muốn phạt một người nào cả. Các con phải tỏ ra là những trẻ có tâm hồn. Trường ta sẽ là một gia đình, các con sẽ là mối an ủi và niềm tự hào của ta. Ta không cần phải hỏi lại các con vì ta tin rằng trong lòng các con, ai ai như cũng “vâng lời”, nên ta có lời cảm ơn các con. Thầy nói dứt lời thì trống trường vang lên. Chúng tôi yên lặng xuống sân. Anh học trò vô lễ ban nãy rón rén lại gần thầy giáo, run run nói: - Thưa thầy, xin thầy tha lỗi cho con. Thầy gật đầu và bảo: - Tốt lắm! Cho con về. (Theo Những tấm lòng cao cả - A-mi-xi)
  3. Câu 1. Các học trò cũ có hành động gì khi đi qua lớp gặp lại thầy giáo của mình? (0.5 điểm) A. Cúi chào thầy, bắt tay và thăm hỏi thầy một cách cung kính. B. Vui vẻ chào thầy thật to. C. Tặng thầy những món quà nhỏ do chính nhà mình làm ra. D. Xin được ngồi cuối lớp để nghe thầy giảng bài. Câu 2. Việc các học trò cũ qua cửa lớp đều chào thầy cho biết điều gì? (0.5 điểm) A. Học trò cũ đều chưa quên thầy giáo. B. Học trò cũ đều rất lễ phép. C. Học trò cũ quyến luyến thầy và muốn ở gần thầy. D. Học trò cũ rất hoạt bát và tự tin. Câu 3. Hãy nối những sự việc ở cột A với cách mà thầy giáo xử lí ở cột B sao cho hợp lí. (0.5 điểm) A B 1. Một học trò mặt lấm tấm mụn đỏ a. Nhắc nhở học trò không được 2. Một học trò leo lên ghế, lắc lư b. Thầy ngừng đọc, lại gần sờ trán Câu 4. Hành động của thầy giáo mới đối với học sinh trong lớp cho thấy được điều gì? (0,5 điểm) A. Thầy rất vui tính và hài hước. B. Thầy quan tâm ân cần, dịu dàng và bao dung với học trò.
  4. C. Thầy luôn dạy học sinh những bài học ý nghĩa trong cuộc sống D. Thầy là một giáo viên có chuyên môn tốt. Câu 5. Em hãy đọc lời thầy giáo đã nói với học sinh để ghép nối sao cho phù hợp (0.5 điểm) A B 1. Học trò a. gia đình của thầy giáo 2. Trường học b. con của thầy giáo Câu 6. Thầy giáo đã dặn dò học sinh những điều gì? (0.5 điểm) A. Phải chăm ngoan học giỏi để cha mẹ vui lòng. B. Luôn tự tin và không bao giờ được bỏ cuộc. C. Phải chăm chỉ và ngoan ngoãn, luôn coi trường lớp là gia đình, yêu thầy mến bạn. D. Phải biết đoàn kết với các bạn trong lớp Câu 7. Tình cảm của người thầy giáo đối với học sinh như thế nào? (1 điểm) Câu 8. Xác định vai trò của dấu hai chấm trong đoạn văn sau: (1 điểm) Thầy nói dứt lời thì trống trường vang lên. Chúng tôi yên lặng xuống sân. Anh học trò vô lễ ban nãy rón rén lại gần thầy giáo, run run nói: - Thưa thầy, xin thầy tha lỗi cho con. Câu 9. Xác định vai trò của dấu ngoặc kép trong câu sau: (1 điểm) Thấy một học trò mặt lấm tấm mụn đỏ, thầy ngừng đọc, lại gần tay sờ trán và hỏi: “Con làm sao vậy?”.
  5. B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả (4 điểm) BÀ TÔI Nhưng rồi dần dần bà cũng để tôi tự tắm lấy khi bà thấy tôi tắm gội rất cẩn thận, sạch sẽ. Mấy lần đầu ra khỏi buồng tắm, bà cúi xuống ngửi tóc tôi và khen: - Được rồi, sạch đấy, thơm đấy. Tôi nhớ mãi có lần bà nói : - Khi con lớn, là một thanh niên, biết đi xe máy, biết phóng vù vù, thì chắc lúc ấy bà cũng không còn nữa. Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ. (Trần Huy Hoàng) II. Tập làm văn (6 điểm) Tả một con vật mà em yêu thích. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II TIẾNG VIỆT LỚP 5 ĐỀ SỐ 10 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
  6. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu (6 điểm) Câu 1. (0.5 điểm) A. Cúi chào thầy, bắt tay và thăm hỏi thầy một cách cung kính Câu 2. (0.5 điểm) C. Học trò cũ quyến luyến thầy và muốn ở gần thầy Câu 3. (0.5 điểm) 1 - b: Một học trò mặt lấm tấm mụn đỏ - Thầy ngừng đọc, lại gần sờ trán và hỏi thăm 2 - a: Một học trò leo lên ghế, lắc lư - Nhắc nhở học trò không được làm như thế nữa Câu 4. (0.5 điểm) B. Thầy quan tâm ân cần, dịu dàng và bao dung với học trò. Câu 5. (0.5 điểm) 1 - b: Học trò là con của thầy giáo 2 - a: Trường học là gia đình của thầy giáo Câu 6. (0.5 điểm) C. Phải chăm chỉ và ngoan ngoãn, luôn coi trường lớp là gia đình, yêu thầy mến bạn. Câu 7. (1 điểm) - Thầy giáo rất yêu quý những học sinh của mình, thầy coi các bạn như những đứa con của mình. Câu 8. (1 điểm) Tác dụng của dấu hai chấm là: Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Câu 9. (1 điểm) Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu là: Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  7. B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: (4 điểm) a. Mở bài: (0.75 điểm) Giới thiệu con vật định tả. b. Thân bài: (2.5 điểm) - Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da. - Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt ), thân hình, chân, đuôi. - Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật. c. Kết bài: (0.75 điểm) - Nêu ích lợi của con vật. - Tình cảm, suy nghĩ của em về con vật * Về hình thức: (2 điểm) - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
  8. - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài văn mẫu tham khảo "Meo Meo " đấy là tiếng kêu nũng nịu của cô mèo Mi Mi nhà em, mỗi khi em đi học về. Cô là món quà em thích nhất trong ngày sinh nhật do mẹ tặng. Mi mi có thân mình mềm mại, bộ lông với 3 màu: trắng toát, lẫn vàng óng và lấm tấm. Đó cũng là chiếc áo ấm che chở Mi Mi khi trời rét. Đầu Mi Mi tròn như quả cam. Hai tai vểnh lên luôn nghe ngóng động tĩnh. Đôi mắt cô tròn, to, trong suốt như thuỷ tinh. Chiếc mũi nho nhỏ, phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt. Lơ thơ hai bên là mép cong, ria trắng như cước. Miệng Mi Mi bình thường trông rất nhỏ và dễ thương làm sao. Thế mà mỗi khi cô ngáp, những chiếc răng sắc nhọn chìa ra trông thật dễ sợ! Và đó là vũ khí lợi hại của cô để bắt mồi. Đặc biệt, dưới chân cô là những móng vuốt sắc nhọn. Cô có cái đuôi trắng mịn màng luôn ngoe nguẩy lên xuống làm tăng thêm nét uyển chuyển cho cô. Mỗi lần Mi Mi bước đi, cô giống như một "tiểu thư đài các', lúc đó những anh chàng mèo như bị cưa đổ, luôn vây quanh "nàng công chúa xinh đẹp này". Nhớ lúc cô mới về, cứ nép vào thành ghế, nét mặt sợ sệt, mắt tròn xoe, nhìn mọi người với nét mặt xa lạ Dần dần, Mi Mi quen tất cả mọi người trong nhà, nhưng em là người cô quấn quýt nhiều nhất. Mỗi bữa ăn, em là người dọn bữa cho cô. Trừ những lúc đói quá, còn bình thường cô chỉ đứng xa mà nhìn bát cơm, đợi em mời rồi mới rón rén bước tới. Cô ăn nhè nhẹ khoan thai, ăn dần từng miếng từ ngoài vào trong. Chao ôi! Thế mà mỗi khi cô bắt chuột thì trông Mi Mi thật dữ dằn. Con chuột nào mà gặp cô thì thật xấu số. Mi Mi nhà em rất thích chơi bóng. Mỗi khi em thảy bóng cho Mi Mi, cô chạy lại và vờn rất khéo. Thoắt cái cô đã ở gầm bàn. Nhìn cô nhảy thật nhịp nhàng, uyển chuyển giống như một diễn viên xiếc nhào lộn chuyên nghiệp. Mỗi chiều, Mi Mi nằm úp người xuống sưởi nắng bên cửa sổ đợi em đi học về. Nhìn từ xa, thấy em về, Mi Mi chạy ra cửa, đôi mắt
  9. xanh ánh lên, cái miệng xinh xinh chìa ra kêu "meo meo ". Cái đầu của cô cứ dụi dụi vào chân em như đòi em vuốt ve bộ lông mềm mại của nó. Mi Mi đã trở thành người bạn thân thiết của em. Mỗi khi gặp chuyện buồn, em lại tâm sự với cô và được đáp lại bằng tiếng kêu:"meo meo ". Tuy không nói nên lời nhưng lời an ủi của cô cũng đủ làm cho em vui. Cả nhà em, ai cũng yêu quý Mi Mi. Nó đúng là một món quà đầy ý nghĩa. Mi Mi đã trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình em. (Sưu tầm)