Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU
AN – MI RÔ – DƠ
Khi còn đến hai tháng trước lễ Giáng sinh, cô con gái An – mi Rô – dơ 9 tuổi của chúng tôi mới bảo rằng cô bé muốn có một chiếc xe đạp mới. Nhưng gần đến Giáng sinh, dường như cô bé quên bằng ước muốn đó. Chúng tôi mua cho cô bé bộ búp bê Bảo mẫu – món đồ chơi đang rất thịnh hành, cùng với một căn nhà búp bê. Thế nhưng, trái với suy nghĩ của chúng tôi, trước Giáng sinh hai ngày, An – mi Rô – dơ vẫn bày tỏ rằng cô bé thích chiếc xe đạp hơn bất cứ thứ đồ chơi nào khác trên đời.
Lúc đó đã quá trễ, với hàng trăm thứ cần phải chuẩn bị cho bữa tiệc Giáng sinh và mua những món quà vào phút cuối, chúng tôi khong còn thời gian để chọn mua một chiếc xe đạp đúng như mong muốn cho An – mi Rô – dơ. Thế là, vào 9 giờ tối đêm Giáng sinh, khi An – mi Rô – dơ và em trai Đi – lăn 6 tuổi đã nằm cuộn tròn yên ấm trong chăn, cả hai vợ chồng tôi vẫn còn thao thức vì ước muốn của con gái. Chúng tôi cảm thấy như có lỗi vì đã làm con mình thất vọng.
- Hay là anh sẽ nặn một chiếc xe đạp bằng đất sét và viết một mảnh giấy nói rằng: Con sẽ có thể đổi chiếc xe bằng đất sét này để lấy một chiếc xe đạp thực sự? – Chồng tôi đề nghị.
Có thể đó là một cách hay vì xe đạp là một món hàng khá khó mua và cô bé cũng đã là một “người lớn” không còn mè nheo đòi quà. Thế là chồng tôi đã cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp thu nhỏ.
Sáng ngày Giáng sinh, chúng tôi thực sự hồi hộp chờ giây phút An – mi Rô – dơ mở món quà nhỏ hình trái tim có chiếc xe đạp bằng đất sét với hai màu trắng và đỏ bên trong. Cuối cùng thì cũng đến lúc cô bé mở quà và đọc to mảnh giấy mà tôi đã viết.
- Có thật là con sẽ có thể dùng chiếc xe đạp mà bố đã nặn này để đổi lấy chiếc xe thật hả mẹ?
- Đúng thế, con yêu! – Tôi mỉm cười rạng rỡ.
Nước mắt lấp lánh trên khóe mắt An – mi Rô – dơ khi cô bé trả lời:
- Con sẽ không bao giờ đổi chiếc xe đạp mà bố đã làm cho con đâu. Con thích giữ chiếc xe này hơn là dổi lấy chiếc xe thật.
Lúc ấy, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc đến nỗi có thể đi cùng trời cuối dất để mua cho con gái bất cứ chiếc xe đạp nào trên đời.
(Mi – xeo Lô – răn)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
1. Cô bé An – mi Rô – dơ muốn được tặng quà gì nhân dịp lễ Giáng sinh?
a. Bộ búp bê Bảo mẫu.
b. Một chiếc xe đạp mới.
c. Một chiếc xe đạp nặn bằng đất sét.
2. Vì sao bố mẹ An – mi Rô – dơ lại tặng cô bé một chiếc xe đạp nặn bằng đất sét?
a. Vì họ không còn thời gian để mua một chiếc xe đạp thật.
b. Vì họ khôn đủ tiền để mua một chiếc xa đạp thật.
c. Vì họ nghĩ tặng xe đạp thật sẽ lãng phí.
3. Tại sao cô bé An – mi Rô – dơ lại thích giữ chiếc xe đạp nặn bằng đất sét hơn là đổi lấy một chiếc xe thật?
a. Vì chiếc xe đạp nặn bằng đất sét đẹp quá.
b. Vì chính tay bố em đã nặn chiếc xe ấy với tất cả tình yêu thương con gái.
c. Vì chiếc xe đạp nặn bằng đất sét thật ra không thể đổi lấy chiếc xe đạp thật được.
File đính kèm:
- bai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_22_nam_hoc_2023_2024.docx
Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- TUẦN 22 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Lập làng giữ biển: Phản ảnh rõ khát vọng và quyết tâm của người dân chài, muốn xây dựng và phát triển một làng quê mới trù phú, đông vui trên đảo. Cao Bằng: Ca ngợi Cao Bằng - mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc. 2. Luyện từ và câu a. Để thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả; giả thiết – kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng: - Một quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì, - Hoặc một cặp quan hệ từ: nếu thì .; nếu như thì ; hễ thì .; hễ mà thì ; giá thì b. Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng: - Một quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng - Hoặc một cặp quan hệ từ; tuy nhưng ; mặc dù nhưng ; dù nhưng 3. Tập làm văn - Văn kể chuyện là viết một bài văn kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa trong cuộc sống. - Cấu tạo bài văn kể chuyệnBài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần: • Mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp). • Thân bài: Diễn biến câu chuyện. • Kết bài: Kết thúc câu chuyện (không mở rộng hoặc mở rộng). - Tính cách của nhân vật được thể hiện qua • Hành động của nhân vật • Lời nói, ý nghĩ của nhân vật • Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu. 1
- BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU AN – MI RÔ – DƠ Khi còn đến hai tháng trước lễ Giáng sinh, cô con gái An – mi Rô – dơ 9 tuổi của chúng tôi mới bảo rằng cô bé muốn có một chiếc xe đạp mới. Nhưng gần đến Giáng sinh, dường như cô bé quên bằng ước muốn đó. Chúng tôi mua cho cô bé bộ búp bê Bảo mẫu – món đồ chơi đang rất thịnh hành, cùng với một căn nhà búp bê. Thế nhưng, trái với suy nghĩ của chúng tôi, trước Giáng sinh hai ngày, An – mi Rô – dơ vẫn bày tỏ rằng cô bé thích chiếc xe đạp hơn bất cứ thứ đồ chơi nào khác trên đời. Lúc đó đã quá trễ, với hàng trăm thứ cần phải chuẩn bị cho bữa tiệc Giáng sinh và mua những món quà vào phút cuối, chúng tôi khong còn thời gian để chọn mua một chiếc xe đạp đúng như mong muốn cho An – mi Rô – dơ. Thế là, vào 9 giờ tối đêm Giáng sinh, khi An – mi Rô – dơ và em trai Đi – lăn 6 tuổi đã nằm cuộn tròn yên ấm trong chăn, cả hai vợ chồng tôi vẫn còn thao thức vì ước muốn của con gái. Chúng tôi cảm thấy như có lỗi vì đã làm con mình thất vọng. - Hay là anh sẽ nặn một chiếc xe đạp bằng đất sét và viết một mảnh giấy nói rằng: Con sẽ có thể đổi chiếc xe bằng đất sét này để lấy một chiếc xe đạp thực sự? – Chồng tôi đề nghị. Có thể đó là một cách hay vì xe đạp là một món hàng khá khó mua và cô bé cũng đã là một “người lớn” không còn mè nheo đòi quà. Thế là chồng tôi đã cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp thu nhỏ. Sáng ngày Giáng sinh, chúng tôi thực sự hồi hộp chờ giây phút An – mi Rô – dơ mở món quà nhỏ hình trái tim có chiếc xe đạp bằng đất sét với hai màu trắng và đỏ bên trong. Cuối cùng thì cũng đến lúc cô bé mở quà và đọc to mảnh giấy mà tôi đã viết. - Có thật là con sẽ có thể dùng chiếc xe đạp mà bố đã nặn này để đổi lấy chiếc xe thật hả mẹ? - Đúng thế, con yêu! – Tôi mỉm cười rạng rỡ. Nước mắt lấp lánh trên khóe mắt An – mi Rô – dơ khi cô bé trả lời: - Con sẽ không bao giờ đổi chiếc xe đạp mà bố đã làm cho con đâu. Con thích giữ chiếc xe này hơn là dổi lấy chiếc xe thật. 2
- Lúc ấy, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc đến nỗi có thể đi cùng trời cuối dất để mua cho con gái bất cứ chiếc xe đạp nào trên đời. (Mi – xeo Lô – răn) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: 1. Cô bé An – mi Rô – dơ muốn được tặng quà gì nhân dịp lễ Giáng sinh? a. Bộ búp bê Bảo mẫu. b. Một chiếc xe đạp mới. c. Một chiếc xe đạp nặn bằng đất sét. 2. Vì sao bố mẹ An – mi Rô – dơ lại tặng cô bé một chiếc xe đạp nặn bằng đất sét? a. Vì họ không còn thời gian để mua một chiếc xe đạp thật. b. Vì họ khôn đủ tiền để mua một chiếc xa đạp thật. c. Vì họ nghĩ tặng xe đạp thật sẽ lãng phí. 3. Tại sao cô bé An – mi Rô – dơ lại thích giữ chiếc xe đạp nặn bằng đất sét hơn là đổi lấy một chiếc xe thật? a. Vì chiếc xe đạp nặn bằng đất sét đẹp quá. b. Vì chính tay bố em đã nặn chiếc xe ấy với tất cả tình yêu thương con gái. c. Vì chiếc xe đạp nặn bằng đất sét thật ra không thể đổi lấy chiếc xe đạp thật được. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Cần phải tặng đúng món quà mà người tặng thích nhất. b. Cần phải hỏi ý kiến trẻ em trước khi mua quà và giữ đúng lời hứa với trẻ em. c. Món quà tặng quý giá nhất là món quà gửi gắm tràn đầy tình yêu thương của người tặng. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Tìm từ ngữ có thể thay thế các từ in đậm trong các câu sau: a) Đó là món đồ chơi đang rất thịnh hành hồi ấy. b) Bố An – mi đã cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp cho con. c) Nước mắt lấp lánh trên khóa mắt An – mi Rô – dơ. 2. Tìm các quan hệ từ có trong đoạn văn sau: 3
- - Hay là anh sẽ nặn một chiếc xe đạp bằng đất sét và viết một mảnh giấy nói rằng: Con sẽ có thể đổi chiếc xe bằng đất sét này để lấy một chiếc xe thật sự? – Chồng tôi đề nghị. Có thể đó là một cách hay vì xe đạp là một món hàng khá khó mua và cô bé cũng đã là một “người lớn” không còn mè nheo đòi quà. Thế là chồng tôi đã cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp thu nhỏ. 3. Điền tiếp vế câu vào chỗ trống: a) Vì trước lễ Giáng sinh hai ngày An – mi Rô – dơ vẫn nói rằng em thích chiếc xe đạp hơn bất kì đồ chơi nào khác nên b) Vì bố mẹ An – mi không kịp mua chiếc xe đạp thật nên 4. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống: a) đó không phải là chiếc xe đạp thật An – mi Rô – đơ rất thích đó chính là món quà bố đã làm tặng em với tất cả tình yêu thương. b) chiếc xe đạp bằng đất sét không phải do bố nặn tặng An – mi đã không cảm động như vậy khi nhận nó. 5. Gạch dưới những tên riêng viết sai rồi viết lại cho đúng tên người và tên địa lí trong đoạn văn dưới đây: Lên tam đảo có cái thú lặn lội giữa miền xưa non nước vưa hùng. Nhìn ra bốn bể xung quanh là những địa danh dễ làm xao xuyến như mê linh, việt trì, ba vì, ngã ba hạc, sông lô, sông hồng. 6. Tìm quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo ra câu ghép chỉ quan hệ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả. a) chiều nay không mưa .lớp em sẽ di píc níc. b) cô diễ viên xiếc bay một vòng trên không .khán giả lại vỗ tay rào rào. c) ta có chiến lược tốt .trận đấu đã giành thắng lợi. 7. Gạch dưới quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ trong các câu ghép sau: a) Mặc dù nhà An xa trường nhưng bạn không bao giờ đi học muộn. b) Tuy Hằng bị đau chân nhưng bạn vẫn đi học. c) Dù trời mưa to nhưng trận đấu bóng vẫn diễn ra rất quyết liệt. 8. Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạp thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản. a) Tuy gia đình gặp khó khăn 4
- b) nhưng các cô bác vẫn miệt mài trên đồng ruộng. c) Tôi vẫn có gắng thuyết phục mẹ . III. TẬP LÀM VĂN 1. Đọc câu truyện sau và trả lời câu hỏi: MỘT NGƯỜI ANH NHƯ THẾ Tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần đạp xe ra công viên dạ chơi, có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ. Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi. - Anh trai mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. - Ồ, ước gì tớ - Cậu bé bỗng ngập ngừng. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang ước điều gì. cậu ấy hẳn đang ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói của cậu thật bất ngờ đối với tôi. - Ước gì tớ có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi đứa em trai nhỏ tàn tật của cậu đang ngồi và nói: “Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn, em nhé!” a) Các nhân vật trong câu chuyện trên là ai? b) Cậu bé trong truyện có tính cách như thế nào? Tại sao? c) Nêu ý nghĩa của câu chuyện: 2. Hãy kể một câu chuyện mà em thích nhất trong những câu chuyện em đã từng đọc. 5
- ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – b; 2. – a; 3. – b; 4. – c. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. a) được ưa chuộng, phổ biến. b) miệt mài. c) long lanh, trào ra. 2) Hay là, và, rằng, để, vì, và (thế là), để. 3. a)VD: . Bố mẹ em rất ro lắng. b) VD: họ đã làm tặng em một chiếc xe đạp bằng đất sét. 4. a) Tuy nhưng vì b) Nếu thì . III. TẬP LÀM VĂN 2. Em đã được đọc rất nhiều truyện cổ tích nhưng em nhớ mãi là câu chuyện Miệng nói ra hoa ra ngọc. Chuyện kể rằng: Ngày xưa, có một cô gái hiền lành tốt bụng. Cha mẹ cô đều mất sớm nên cô phải đi ở cho hai mẹ con nhà giàu nọ. Mẹ con chủ nhà thật là độc ác, chua ngoa. Họ chửi mắng cô gái đi ở tồi tệ, mặc dù cô chăm chỉ làm việc, thật thà, chất phác. Một hôm, ra bờ suối để múc nước gánh về, cô gái gặp một cụ già rách rưới xin ngụm nước. Cô thấy thương cụ quá nên vội rửa sạch thùng rồi chạy ra ngoài xa múc nước trong, hai tay dâng thùng nước cho bà cụ uống. Uống xong, cụ già bảo: - Con tốt bụng lắm. Con thật đáng khen. Ta ban phép lành cho con đây. Từ nay con mở miệng nói thì ra hoa, ra ngọc. Cô gái cúi đầu cảm ơn bà cụ, lúc nhìn lên thì bà cụ đã biến mất. Cô gái vội gánh nước trở về. Đến nhà, mẹ con chủ nhà quát mắng. Cô gái chắp tay van xin: - Con xin bà tha lỗi cho con! Vừa nói dứt lời thì hai đóa hoa thơm ngát và hai viên ngọc lấp lánh từ trong miệng cô bay ra. Mẹ con chủ nhà vô cùng kinh ngạc. Khi nghe cô kể lại sự việc, mụ chủ vội giục con gái ra suối lấy nước. Cô ta mang bình đi. Đến nơi, bỗng một em bé rách rưới, bẩn thỉu đến xin nước uống. Cô ta bĩu môi nói rằng: - Cái con bé dơ bẩn này! Dễ tao đến đây múc nước cho mày uống à? Muốn uống thì tự xuống suối mà uống! Em bé lúc đó bỗng biến thành một bà tiên. Người bà tỏa ánh sáng lấp lánh. Bà tiên bảo rằng: 7
- - Mày xấu bụng lắm. Đáng bị trừng phạt. Từ rày, mày mở miệng ra nói thì nhả ra rắn, ra cóc vậy. Nói rồi bà tiên biến mất, cô ả ngoai ngoải về nhà.Thấy con gái về, mụ mẹ săn đón hỏi han từ cổng vào:- Thế nào hả con? Có gặp bà tiên không? Cô ta vừa đáp: - Mẹ ạ! Bỗng hai con rắn và con cóc từ miệng cô bò ra thật khiếp đảm! Mụ mẹ hoảng hốt la hét: - Trời ơi! Sao lại thế này? Con ranh ác độc kia. Hại con tao phải không? Vừa nói mụ vừa lấy cây đánh cô bé đi ở. Cô gái sợ quá chạy một mạch vào rừng xanh, oan ức và buồn tủi. Giữa lúc ấy thì hoàng tử đi săn về ngang qua đấy. Nhìn thấy cô gái khóc, hoàng tử dừng lại xuống ngựa, lại gần cô và hỏi: - Vì sao cô khóc? Cô gái thổn thức trả lời: - Em bị bà chủ đánh Hoàng tử thấy miệng cô gái hoa và ngọc bay ra, rất lấy làm lạ. Biết chuyện, hoàng tử đưa cô gái về cung, xin vua cha cho cưới nàng làm vợ. Còn ả con gái mụ chủ thì ngày càng khiếp sợ về mình. Ả đi lang thang khắp nơi, không ai dám làm bạn và hỏi chuyện với ả. Còn mẹ ả thì sống thui thủi một mình, chẳng bao lâu thì chết. Qua câu chuyện trên em mới thấm thía một điều: "Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp dữ". Tấm lòng nhân hậu sẽ giúp cho người có có được hạnh phúc. 8