Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU

CHO VÀ NHẬN

Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tụy.

(Xuân Lương)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt?

a. Vì bạn ấy bị đau mắt.

b. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

c. Cả hai ý trên.

2. Việc làm đó chứng tỏ cô giáo là người thế nào?

a. Cô là người rất quan tâm đến học sinh.

b. Cô rất giỏi về y học.

c. Cả hai ý trên.

docx 8 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1120
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_23_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. TUẦN 23 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Phân xử tài tình: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án. Chú đi tuần: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu. 2. Luyện từ và câu a. Mở rộng vốn từ trật tự-an ninh 1. Khái niệm Trật tự - An ninh a. Trật tự - Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật là Trật tự b. An ninh An ninh là từ ghép Hán Việt, an có nghĩa là yên, yên ổn, an bình.Ninh có nghĩa là yên lặng, bình lặng. -> An ninh là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội 2. Mở rộng vốn từ Trật tự - An ninh a. Một số từ liên quan tới Trật tự - An ninh Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công an, đồn biên phòng, tòa án, cơ quan công việc bảo vệ trật tự, an ninh an ninh, thẩm phán Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh b. Một số số điện thoại của đơn vị giữ gìn Trật tự - An ninh - số điện thoại của lực lượng công an thường trực chiến đấu: 113 - số điện thoại của lực lượng công an phòng cháy chữa cháy: 114 - số điện thoại của đội thường trực cấp cứu y tế: 115 b. Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng một trong các cặp quan hệ từ: không những mà ; chẳng những mà .; không chỉ mà VD: - Hoa không những chăm học mà cô bé còn rất chăm làm việc nhà. - Trung chẳng những đánh nhau mà anh ta còn hút thuốc và uống rượu bia 1
  2. 3. Tập làm văn Để chuẩn bị Lập chương trình hoạt động , học sinh cần nắm rõ các nội dung sau: 1. Mục đích của chương trình hoạt động : - Góp phần vào công tác giữ gìn trật tự, an ninh như thế nào? Rèn luyện phẩm chất gì, đức tính gì cho mỗi đội viên? 2. Phân công chuẩn bị - Chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện phục vụ cho hoạt động - Chuẩn bị các hoạt động cụ thể. 3.Chương trình cụ thể - Tập trung đến địa điểm tổ chức hoạt động - Trình tự tiến hành các hoạt động. - Tổng kết, tuyên dương các chi đội và đội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ 2
  3. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU CHO VÀ NHẬN Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính. - Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tụy. (Xuân Lương) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? a. Vì bạn ấy bị đau mắt. b. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường. c. Cả hai ý trên. 2. Việc làm đó chứng tỏ cô giáo là người thế nào? a. Cô là người rất quan tâm đến học sinh. b. Cô rất giỏi về y học. c. Cả hai ý trên. 3. Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? 3
  4. a. Nói rằng đó là cặp kính rất rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm. b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng cho bạn. c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyển tiếp món quà cho người khác. 4. Việc cô giáo thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh. b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận và là người luôn cố gắng vì người khác. c. Cô là người rất cương quyết. 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Cần thường xuyên tặng quà cho người khác để thể hiện sự quan tâm. b. Sống không chỉ biết nhận mà phải biết cho. c. Cần sẵn sàng nhận quà tặng cho người khác. 6. Theo em, vì sao qua việc tặng kính, cô giáo đã làm cho bạn học sinh cảm thấy mình như một người cho, mình thành người có trách nhiệm? 4
  5. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ phức tạp? a. đơn giản b. đơn sơ c. đơn cử 2. Tìm các từ nối trong câu sau: Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tụy. 3. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì? Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa tôi một cặp kính. a. Chỉ thời gian và sự so sánh. b. Chỉ thời gian và phương tiện. c. Chỉ thời gian và nguyên nhân. 4. Câu nào sau đây chỉ là câu ghép? a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. b. Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. 5. Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? - Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! a. Đánh dấu những ý liệt kê. b. Đánh dấu bộ phận giải thích. c. Đánh dấu những từ đúng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật. 6. Câu sau đây thuộc loại câu gì? Cô làm cho tôi trở thành người có trách nhiệm. a. Câu kể Ai là gì? b. Câu kể Ai làm gì? c. Câu kể Ai thế nào? 7. Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp: a) Tôi cầm sách để đọc, cô giáo nhận ra là mắt tôi không bình thường. b) cho nhiều nhận được nhiều. c) Người ta càng biết cho nhiều thì họ càng nhận lại được nhiều 8. Viết lại cho đúng tên người, tên địa lí có trong đoạn văn dưới đây: 5
  6. Lê hữu trác có tên hiệu là hải thượng lãn ông. Sinh thời ông được gọi là cậu ấm bảy hay chiêu bảy, con ruột của một gia đình danh gia vọng tộc ở đường hầu, trấn hải dương (nay là huyện yên mỹ hưng yên). 8. Hãy viết tên 5 đương phố thuộc thành phố (tỉnh) nơi em ở. 9. Nêu ý nghĩa của ba từ sau: Yên tĩnh: Trật tự: Trình tự: 10. Gạch dưới các từ ngữ có liên quan tới việc giữ gìn trật tự an ninh trong đoạn thơ sau: Gió hun hút lạnh lùng Trong đêm khuya phố vắng Súng trong tay im lặng Chú đi tuần đêm nay Hài Phòng yên giấc ngủ say Cây rung theo gió, lá bay xuống đường. (Theo Trần Ngọc) 11. Gạch dưới các cặp quan hệ từ trong các câu sau: a) Không những Hà học giỏi mà bạn ấy còn rất yêu lao động. b) Không chỉ gió rét mà trời còn mưa lâm thâm. c) Gió biển không chỉ đem lại cảm giác mát mẻ cho con người mà nó còn là liều thuốc quý tăng cường sức khỏe. III. TẬP LÀM VĂN 1. Ban chỉ huy Liên đội trường em dự kiến tổ chức triển lãm về an toàn giao thông. Em hãy lập chương trình cho hoạt động này. 2. Viết đoạn văn 6 – 8 câu kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn. 6
  7. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – b; 2. – a; 3. – c; 4. – b; 5. - b. 6. * Gợi ý: - Khi được cô giáo tặng kính, bạn nhỏ đã hiểu được gì qua việc cho và nhận? - Từ việc tặng kính của cô giáo, bạn nhỏ cảm nhận được điều gì? Tham khảo: Câu chuyện mà cô kể cho bạn nhỏ nghe thật xúc động. Nó không hề đơn giản mà có ý nghĩa biết nhường nào. Bạn nhỏ hiểu rằng việc cô trao kính cho bạn chứng tỏ cô rất yêu thương, tin tưởng bạn, muốn giúp bạn nhìn rõ hơn. Và hơn thế nữa chính là cô muốn giúp bạn trở thành người tốt: người biết cho, biết sống vì người khác. Bạn nhỏ không chỉ là người nhận kính mà còn là người chuyển tiếp món quà đó cho người khác. Bạn trở thành người có trách nhiệm và đầy tình yêu thương. (Chu Thị Miền) II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. – a; 2: ra, trong, như, mà, như, cho, với; 3. – a; 4. – b; 5. – c. 6. – b; 7. – a: vừa đã , b: càng càng , c: bao nhiêu bấy nhiêu. III. TẬP LÀM VĂN 2. Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ kỉ niệm khó phai với Quỳnh, cô bạn thânc của tôi. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao. Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói: - Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao! 7
  8. Quỳnh bĩu môi: - Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa. Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi: - Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn. Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên 8