Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU
CÓ NHỮNG DẤU CÂU
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩa đơn giản.
Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.
Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.
Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.
Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất tư cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.
Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy.
Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé!
( Theo Hồng Phương)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Trong câu chuyện trên, người “đánh mất dấu phẩy” trong cuộc đời sẽ như thế nào?
a. Trở thành một người không biết cách dùng dấu phẩy
b. Trở thành một người lười suy nghĩ, ngại vất vả
c. Trở thành một người viết văn kém
d. Trở thành người tích kiệm được nhiều thời gian.
2. Nếu anh ta “đánh mất dấu chấm than”, anh ta sẽ ra sao?
a. Trở thành một người suốt ngày buồn rầu, ủ rũ
b. Trở thành một người vui sướng, nói cười suốt ngày
c. Trở thành một người thờ ơ, mất hết cảm xúc
d. Trở thành một người luông cảm thán, xuýt xoa.
File đính kèm:
- bai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2023_2024.docx
Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- TUẦN 25 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Phong cảnh đền Hùng: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. Cửa sông: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn. 2. Luyện từ và câu a. Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ - Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải có liên kết chặt chẽ với nhau. - Để liên kết một câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở các câu đứng trước. VD: Đền Thượng nằm chót vót trên núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt, xòe hoa. Lưu ý: Việc liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ ngoài khả năng kết nối các câu của bài văn, đoạn văn lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng Ví dụ: Tuy nhiên, khi sử dụng cách liên kết câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ, nếu sử dụng không khéo léo, sử dụng liên tục, không đúng lúc, đúng chỗ sẽ dẫn đến câu văn bị lặp từ, gây nhàm chán. Ví dụ: Ông em năm nay 70 tuổi. Ông em có mái tóc bạc. Ông em rất thương yêu chúng em. Việc sử dụng nhiều lần từ ông em trong đoạn văn đã khiến cho đoạn văn bị lặp từ, làm cho đoạn văn thiếu tính sáng tạo và không đạt được b. Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ: Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc ta có thể dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho những từ đã dùng ở câu đứng trước để tạo thành mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần. VD: Mẹ của Lan là cô Nga. Cô là bác sĩ ở bệnh viện này. Lưu ý: Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà còn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng.
- 3. Tập làm văn a. Dàn bài văn tả đồ vật 1. Mở bài gián tiếp: (3-4 dòng) Giới thiệu đồ vật (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?) 2. Thân bài a. Tả bao quát: (3-4 dòng): Hình dáng, kích thước, màu sắc b. Tả chi tiết: (10 – 15 dòng): Tả các bộ phận của đồ vật (khoảng 3-5 bộ phận, mỗi bộ phận tả từ 2-3 câu) c. Tả công dụng của đồ vật (5-10 dòng): từ 2-3 công dụng d. Hoạt động hoặc kỉ niệm của em với đồ vật đó (3-4 dòng) 3. Kết bài mở rộng: (2-4 dòng) Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật (Em hãy coi nó như là một người bạn của mình). b. Cách viết đoạn đối thoại - Tìm hiểu tính cách nhân vật; và quan trọng hơn là hiểu tính cách đó thể hiện ra như thế nào trong hoàn cảnh cụ thể của câu chuyện. Đây là yếu tố đặc biệt không thể bỏ qua khi viết lời thoại, để có lời thoại đúng và hay, phù hợp với nội dung đoạn kịch là phải biết dựa vào tính cách nhân vật. - Nắm được cách sử dụng từ hô ứng. Xưng hô trong lời thoại chính là sự bộc lộ trực tiếp tính cách riêng, thái độ, vị thế xã hội, mối quan hệ, của nhân vật. Sau khi nghe xong lời thoại, ta có thể hiểu và thấy rõ về hoàn cảnh, tính cách, nếp sống, thái độ cư xử của từng nhân vật trong kịch bản. - Vận dụng các kĩ năng: Dùng từ, sử dụng dấu câu, đặt câu, nghĩa từng câu, chỗ ngắt nghỉ, nhấn giọng, + Câu thoại phải viết ngắn gọn, súc tích, chính xác mà dễ hiểu về mặt ngữ pháp và từ, ý; lời thoại phải bộc lộ nét riêng, hình tượng riêng của từng nhân vật, trước câu thoại thường đặt dấu gạch ngang để thể hiện đó là tiếng nói của nhân vật. Ngoài ra, các lời thoại trong một màn kịch có sự liên kết chặt chẽ với nhau: lời thoại sau là sự tiếp diễn về kết cấu, nội dung, mục đích, thái độ, hành động, sự việc được nêu ra trong lời thoại trước.
- BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU CÓ NHỮNG DẤU CÂU Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩa đơn giản. Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện. Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều. Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình. Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất tư cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết. Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy. Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé! ( Theo Hồng Phương) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Trong câu chuyện trên, người “đánh mất dấu phẩy” trong cuộc đời sẽ như thế nào? a. Trở thành một người không biết cách dùng dấu phẩy b. Trở thành một người lười suy nghĩ, ngại vất vả c. Trở thành một người viết văn kém d. Trở thành người tích kiệm được nhiều thời gian. 2. Nếu anh ta “đánh mất dấu chấm than”, anh ta sẽ ra sao? a. Trở thành một người suốt ngày buồn rầu, ủ rũ b. Trở thành một người vui sướng, nói cười suốt ngày
- c. Trở thành một người thờ ơ, mất hết cảm xúc d. Trở thành một người luông cảm thán, xuýt xoa. 3. Nếu “đánh mất dấu chấm hỏi”, anh ta sẽ như thế nào? a. Trở thành một người ích kỉ chỉ biết mình. b. Trở thành một người hiểu biết hết mọi điều. c. Mất khả năng học hỏi, không quan tâm đến mọi điều. d. Tất cả các ý a, b, c trên đều đúng. 4. Tiếp tục “đánh mất dấu hai chấm” sẽ ra sao? a. Trở thành một người không còn khả năng giải thích, hay đổ lỗi cho người khác và sống vô trách nhiệm. b. Trở thành một người vụng về, hay làm hỏng mọi việc. c. Trở thành một người hay quên, không nhớ những việc mình làm. d. Tất cả các ý a, b, c trên đều đúng. 5. Đến khi “chỉ còn dấu ngoặc kép” điều gì sẽ xảy ra? a. Trở thành một người uyên tâm, nhớ hết mọi điều. b. Trở thành một người hay trích dẫn lời của người khác, không có chính kiến riêng, chỉ biết nói dựa theo người khác, không chịu độc lập suy nghĩ. c. Trở thành một người nói năng rõ ràng, chính xác. d. Tất cả các ý a, b, c trên đều đúng. 6. Câu “cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.” có kết thúc ra sao? a. Trở thành một người không có giá trị, sống một cuộc đời vô nghĩa. b. Trở thành một người nghèo khổ, mất hết tiền bạc của cải. c. Trở thành một người cô đơn, không ai thân thích. d. Tất cả các ý a, b, c trên đều đúng. 7. Bài đọc trên khuyên chúng ta điều gì? . II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng a. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm Dạo này bé rất lười học. Việc học dường như chỉ khiến cảm thấy áp lực và mệt mỏi mà không hề hứng thú và thoải mái gì cả. A. mẹ B. bé C. mình D.bố
- b. Tìm từ thích hợp để thay thế cho từ in đậm trong câu sau: Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá. Người chị Nhà Trò người bự những phấn như mới lột A. ông ta B. ông ấy C. chị ta D. em ấy c. Tìm từ có tác dụng thay thế để liên kết các câu trong đoạn văn: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta." A. dân ta B. ta C. đó D. truyền thống d. Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn “ Nhiều người ngồi uống nước ở đây những lúc quán nước vắng khách đã ngắm kỹ gốc bàng, rồi lại ngắm sang phía bà cụ bán nước. Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời, không biết bao nhiêu tuổi lao động, bán quán được bao nhiêu năm.” A. bà cụ B. bàng C. nước D. quán Bài 2. Tìm từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống: (dòng sông, sông Hương, Hương Giang) Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Những đêm trăng sáng là một đường trăng lung linh dát vàng là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế. Bài 3. Chọn từ ở câu trước cần lặp lại ở câu sau để điền vào chỗ trống nhằm tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn dưới đây (1)Mùa hè, mặt trời rắc những sợi nắng vàng rực rỡ xuống không gian. (2)Tia nhỏ cùng các bạn vô cùng thích thú chạy nhảy khắp nơi.(3) tràn vào vườn hoa. (4) Muôn bừng nở. (5) Nắng nhuộm cho những cánh thành muôn màu rực rỡ. (6) Những bông hoa rung rinh như vẫy chào nắng. (Theo Nguyễn Hải Vân) Bài 4. Gạch dưới từ ngữ để chỉ một sự vật trong đoạn văn sau: Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền tròng trành, hòa mình với màu tím của nước chiều.
- Bài 5. Gạch dưới từ dùng cho từ phía trước thay thế trong đoạn văn sau và chỉ rõ nó thay thế cho từ nào. a) Chim sẻ rất thích ăn những hạt kê. Vì vậy, nó đi ra đồng từ sáng sớm để tìm những hạt kê thơm ngon mang về. b) Người dân làng Bung rất yêu quê hương, làng bản của mình. Họ đã cùng nhau xây dựng nếp sống văn minh cho thôn bản. Bài 6. Gạch dưới từ ngữ được thay thế để nối các câu và các từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn. Nêu tác dụng của các từ đó. Ga-rô-nê lớn nhất lớp, sắp lên mười bốn tuổi, đầu to, vai rộng. Anh ấy rất tốt bụng, cứ trông nụ cười của anh thì đủ biết. Lúc nào anh cũng có vẻ suy nghĩ và chín chắn. (Theo A-mi-xi) Bài 7. Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn sau và nêu tác dụng liên kết câu của chúng. Người ta lần tìm tung tích nạn nhân. Anh công an lấy ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xếp giấy một tấm thẻ thương binh.
- Bài 8. Tìm từ ngữ thay thế và từ ngữ được thay thế trong đoạn văn sau. a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. b. Thủy tinh thua trận bèn rút quân. Nhưng từ đó, vị thần nước năm nào cũng dâng nước lên cao. c. Tôi đã học thuộc bài thơ của Trần Đăng Khoa. Trong tác phẩm ấy, tác giả đã miêu tả cơn mưa rất sinh động. Bài 9. Dùng cách lặp từ ngữ hoặc thay thế từ ngữ ở những chỗ trống sao cho thích hợp với sự liên kết của các câu. Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên , không ném đá lên tàu và , cùng nhau bảo vệ cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch thường chạy trên thả diều. Thuyết phục mãi .mới hiểu ra và hứa không chơi dại nữa. (Theo Tô Phương) Bài 10. Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau: a) Sáng sớm, bà con trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng. b) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng. c) Sau những cơn mưa mùa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi. d) Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu xuống từ hai phía cù lao. Bài 11. Từ tư duy cùng nghĩa với từ nào? a. học hỏi b. suy nghĩ c. tranh luận Bài 12. Chủ ngữ trong câu “Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩa đơn giản.” là gì? a. Đằng sau . Đằng sau những câu đơn giản c. Những câu đơn giản
- Bài 13. Dấu phẩy trong câu “Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu.” có nhiệm vụ gì? a. Ngăn cách các vị ngữ. b. Ngăn cách các vê câu ghép. c. Ngăn các các bộ phận giữ cùng chức vụ bổ trợ cho động từ nói. Bài 14. “Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy.” Dựa vào ý đầu của câu văn trên, viết câu ghép chính phụ theo từng mẫu câu sau; a. Nếu C – V thì C – V. b. Vì C – V nên C – V. Bài 15. Các câu trong đoạn văn sau được nối với nhau bằng cách nào? Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩa đơn giản. Bài 16. Viết lại những tên riêng sau theo đúng quy tắc. a) (sông) hồng: b) (nước) an giê ri: . c) (đảo) cát bà: d) (nhà bác học) niu tơn: Bài 17. Gạch dưới những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong các đoạn văn sau: a) Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được để tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. b) Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa. Gió tây lướt thướt bay qua rừng quyến hương thảo quả đi rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thông xóm Chin San. c) Con đê rực lên một màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng uống lượn.
- Bài 18. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để liên kết các câu sau theo cách lặp từ ngữ: a) Mấy chục năm đã qua, . còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi. (chiếc áo, chiếc cà vạt, chiếc bình) b) Bữa cơm, .thường nhặt hết cho em. Hằng ngày, đi câu cá bống về băm sả, hoặc đi lượm vỏ đạn ngoài gò về cho mẹ. (Bé, em, thức ăn) Bài 19. Tìm từ thay thế cho từ in đậm viết vào chỗ trống để đoạn văn không bị phạm lỗi lập từ. Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột (2) .ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột (3) . phình to ra. Đến sáng, chuột (4) tìm đường trở về tổ, nhưng bụng to quá, chuột (5) không sao lách qua khe hở được. III. CẢM THỤ VĂN HỌC Em viết tiếp vào chỗ trống có đoạn văn khoảng từ 3 – 4 câu: Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của cuộc đời mình. Nếu đánh mất chúng thì
- IV. TẬP LÀM VĂN 1. Dựa vào nội dung bài ca dao, em hãy viết thành đoạn đối thoại. Cái cò, cái vạc, cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò? Không, không tôi đứng trên bờ Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi Chẳng tin ông đến mà coi Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia. 2. Viết đoạn văn tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc đối với em.
- ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – b; 2. – a; 3. – c; 4. – a;5. – b;6. – a. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1:Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng Câu a b c d Đáp án B C C A Bài 2: Tìm từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống: Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Những đêm trăng sáng dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế. Bài 3: Chọn từ ở câu trước cần lặp lại ở câu sau để điền vào chỗ trống nhằm tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn dưới đây Mùa hè, mặt trời rắc những sợi nắng vàng rực rỡ xuống không gian. Tia nắng nhỏ cùng các bạn vô cùng thích thú chạy nhảy khắp nơi. Nắng tràn vào vườn hoa. Muôn hoa bừng nở. Nắng nhuộm cho những cánh hoa thành muôn màu rực rỡ. Những bông hoa rung rinh như vẫy chào nắng. Bài 4: Gạch dưới từ ngữ để chỉ một sự vật trong đoạn văn sau: Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền tròng trành, hoà mình với màu tím của nước chiều. Ở đây có ba cụm từ “những cánh hoa mỏng manh”, “những chiếc thuyền tím”, “chiếc thuyền” đều chỉ một sự vật là những cánh hoa rơi trên mặt ao Bài 5: Gạch dưới từ dùng cho từ phía trước thay thế trong đoạn văn sau và chỉ rõ nó thay thế cho từ nào. a. Chim sẻ rất thích ăn những hạt kê. Vì vậy, nó đi ra đồng từ sáng sớm để tìm những hạt kê thơm ngon mang về. ⟶ Từ nó thay thế cho chim sẻ được nhắc ở câu trước. b. Người dân làng Bung rất yêu quê hương, làng bản của mình. Họ đã cùng nhau xây dựng nếp sống văn minh cho thôn bản. ⟶ Từ họ thay thế cho người dân làng Bung được nhắc ở câu trước. Bài 6: Gạch dưới từ ngữ được thay thế để nối các câu và các từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn. Nêu tác dụng của các từ đó. Ga-rô-nê lớn nhất lớp, sắp lên mười bốn tuổi, đầu to, vai rộng. Anh ấy rất tốt bụng, cứ trông nụ cười của anh thì đủ biết. Lúc nào anh cũng có vẻ suy nghĩ và chín chắn. - Từ anh ấy được dùng để thanh thế cho Ga-rô-nê ở câu thứ nhất, anh ấy được đặt ở đầu câu có tác dụng liên kết câu thứ nhất và câu thứ 2 của đoạn văn. - Các từ anh ở câu thứ 2 và câu thứ 3 trong đoạn văn được lặp lại có tác dụng liên kết câu thứ 2 và câu thứ 3 của đoạn văn.
- Bài 7: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn sau và nêu tác dụng liên kết câu của chúng. Các từ được lặp lại: nạn nhân, giấy. Tác dụng: Liên kết các câu trong đoạn văn Bài 8: Tìm từ ngữ thay thế và từ ngữ được thay thế trong đoạn văn sau. d. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. e. Thủy tinh thua trận bèn rút quân. Nhưng từ đó, vị thần nước năm nào cũng dâng nước lên cao. f. Tôi đã học thuộc bài thơ của Trần Đăng Khoa. Trong tác phẩm ấy, tác giả đã miêu tả cơn mưa rất sinh động. Bài 9 Dùng cách lặp từ ngữ hoặc thay thế từ ngữ ở những chỗ trống sao cho thích hợp với sự liên kết của các câu. Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa. (Theo Tô Phương) Bài 10: Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau: e) Sáng sớm, bà con trong các thôn //đã nườm nượp đổ ra đồng. TN CN VN f) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, ba người //ngồi ăn cơm với thịt gà rừng. TN CN VN g) Sau những cơn mưa mùa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát // trải ra mênh TN CN VN mông trên khắp các sườn đồi. h) Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay // có thể với lên hái TN CN VN được những trái cây trĩu xuống từ hai phía cù lao. Bài 11. – b; Bài 12. – b; Bài 13. – c. Bài 14. VD: a) – Nếu bạn đánh mất những dấu câu trong cuộc đời thì cuộc sống của bạn sẽ mất hết ý nghĩa. - Nếu bài văn thiếu những dấu câu thì nó sẽ mất hết ý nghĩa. - Nếu bài văn bị thiếu những dấu câu thì bạn sẽ bị điểm thấp. b) – Vì bài văn thiếu những dấu câu nên nó mất hết ý nghĩa.
- - Vì bài văn của bạn thiếu những dấu câu nên bạn bị điểm kém. - Vì bạn đánh mất những dấu câu trong cuộc đời nên cuộc sống của bạn mất hết ý nghĩa. Bài 15. – Câu 1 và câu 2 nối bằng cách thay thế cụm từ “một người” bằng từ “anh ta”. - Câu 2 và câu 3 nối với nhau bằng cách lặp từ ngữ: “những câu đơn giản”. III. CẢM THỤ VĂN HỌC Gợi ý: - Nếu bài văn không có dấu câu thì bài văn đó sẽ như thế nào? - Nếu đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, con người sẽ ra sao? Tham khảo: Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của đời mình. Trong viết văn, nếu không có những dấu câu, bài văn của bạn sẽ không hay, không ý nghĩa, bạn sẽ bị điểm thấp. Nếu đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, bạn sẽ trở thành một con người vô dụng đơn giản. Lúc đầu, có thể bạn sẽ lấy làm thích thú lắm vì bạn chẳng phải suy nghĩ gì cả. Nhưng rồi bạn sẽ chẳng thể vui mừng hay tức giận trước bất cứ ai hoặc bất cứ việc gì. Cuộc sống vô vị, tẻ nhạt của bạn cứ thế trôi đi: không tư duy, không cảm giác; bạn thờ ơ với tất cả mọi người, mọi việc. Thậm chí, bạn còn chẳng biết mình là ai? Tồn tại trên đời này để làm gì? Bạn sống như chết, một cái xác không hồn. Chao ôi! Không giữ gìn được những dấu câu cho mình mới đáng sợ làm sao!!! IV.TẬP LÀM VĂN 1. Một con cò bay qua ruộng lúa của một người nông dân. Người nông dân đang chăm lúa thấy có nhiều cây lúa bị đổ nên trách mắng cò: - Con cò kia, sao mày dẫm lúa của ông? Cò lễ phép đáp: - Không, tôi chỉ đứng trên bờ thôi ạ. Mẹ con cái diệc đổi oan cho tôi. Ông không tin thì đến đây này, mẹ con nhà nó còn ngồi ở đây. 2. Tham khảo: Nhân dịp sinh nhật lần thứ mười của em, em được bố tặng một con rô-bốt đồ chơi rất tuyệt. Con rô-bốt này trông ngộ nghĩnh như một chú bé tí hon. Chú chỉ cao chừng hai gang tay em, được làm bằng một loại nhựa cứng và nhẹ màu xanh dương bóng loáng. Cái đầu to như cái hộp vuông được đặt lên thân, trông không thấy cổ khiến chú trông bướng bỉnh lạ! Trên đầu có hai sợi ăng-ten mọc rẽ ra hai bên như hình chữ C. hai tai to như hai nửa quả cam gắn úp vào hai bên đầu bằng hai con ốc vít tròn rất to. Thân chú cũng như cái hộp hình chữ nhật dựng đứng, có những đường vẽ trang trí nổi cộm lên
- trông như chú mặc chiếc áo giáp sắt. Sau lưng có một ngăn trũng nhỏ đựng vừa hai viên pin, sát gần cúi núm công tắc nhựa màu đen. Hai bàn tay và hai chân cũng do những cái hộp vuông nhỏ nối vào nhau và gắn vào thân bởi những con ốc vít to. Nhờ vậy, tay chân chú có thể xoay về các hướng dễ dàng. Em bật núm công tắc lên, lập tức chú rô-bốt hoạt động ngay. Từ trong bụng chú, những tiếng rè rè phát ra cùng lúc hai chân chú bắt đầu bước đi. Chân bước từng bước oai vệ, tay chú cũng vung vẩy theo nhịp bước. Buồn cười nhất là cái đầu cứ quay nhìn bên phải, rồi lại quay sang bên trái như tìm kiếm truy bắt kẻ địch. Đang đi, đụng phải chân bàn hay góc tủ, chú tự động tránh sang hướng khác. Tiếng rè rè và bước chân của chú khiến lũ gián trong góc nhà hốt hoảng chạy trốn. Em rất thích chơi với chú rô-bốt này, em xem chú như là một người bạn nhỏ hiếu động và thông minh.