Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU:

Đọc thầm bài tập đọc dưới đây:

CHIẾC KÉN BƯỚM

Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.

Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết cho cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.

(Nông Lương Hoài)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì?

a. Để khỏi bị ngạt thở.

b. Để nhìn thấy ánh sáng vì trong kén tối quá.

c. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành.

2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi cái kén được?

a. Vì chú yếu quá.

b. Vì không có ai giúp chú.

c. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi kén.

docx 10 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1800
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_32_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. TUẦN 32 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Út Vịnh: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ. Những cánh buồmCảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn. 2. Luyện từ và câu Ôn tập về dấu câu Dấu câu Tác dụng Ví dụ Dấu chấm Kết thúc câu kể Hôm nay, trời thật đẹp. Dấu phẩy b. Tác dụng của dấu phẩy - Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ VD: Hoa hồng, hoa huệ, hoa trong câu. Lan là những loài hoa tôi yêu thích - Ngăn cách trạng ngữ ngữ với chủ ngữ và VD: Hôm qua, tôi nghỉ học vị ngữ. - Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. VD: Bà đi chợ, ông đọc báo, tôi học bài trong phòng, chẳng ai biết mẹ về từ lúc nào. Dấu hai Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ VD: chấm phận câu đứng sau nó là lời nói của một Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận nói : "Tôi chỉ có một sự ham đứng trước. muốn, ham muốn tột bậc, là Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu làm sao cho nước ta hoàn hai chấm được dùng phói hợp với dấu toàn độc lập, dân ta được ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng. hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành ." Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người.
  2. I. ĐỌC HIỂU: Đọc thầm bài tập đọc dưới đây: CHIẾC KÉN BƯỚM Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết cho cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. (Nông Lương Hoài) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì? a. Để khỏi bị ngạt thở. b. Để nhìn thấy ánh sáng vì trong kén tối quá. c. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành. 2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi cái kén được? a. Vì chú yếu quá.
  3. b. Vì không có ai giúp chú. c. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi kén. 3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào? a. Chú đã cố gắng hết sức để làm rách cái kén. b. Chú đã cắn nát chiếc kén để thoát ra. c. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng. 4. Điều gì xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén? a. Bò loanh quanh cả đời và không bao giờ bay được nữa với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. b. Dang rộng cánh bay lên cao. c. Phải mất mẩy hôm mới bay lên được. 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Từ kén trong các câu sau là danh từ, động từ hay tính từ? a) Công chúa đang kén phò mã b) Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ c) Tính nó kén lắm. 2. Dấu hai chấm trong câu “Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chí bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.” có nhiệm vụ gì? 3. Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.
  4. 4. Dựa vào ý của câu câu ghép chính phụ “ Vì chàng thanh niên thấy chú bướm nhỏ không thoát ra được khỏi tổ nên anh ta quyết định giúp nó”. a) Viết một câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, nhớ dùng dấu phẩy để ngăn cách trạng ngữ và vế câu. b) Viết một câu ghép đẳng lập có dấu phẩy ngăn cách hai vế câu. 5. Cho hai vế câu: - Anh muốn giúp chú bướm - Anh lấy kéo rạch lỗ nhỏ ở chiếc kén cho to thêm. Hãy viết: a) Một câu ghép đẳng lập có 2 vế nối với nhau bằng dấu phẩy. b) Một câu ghép đẳng lập có 2 vế nối với nhau bằng dấu hai chấm. 6. Dòng nào sau đây viết đúng quy tắc viết hoa chính tả? a) Ngân hàng Thương mại cổ phần Châu á b) Nhà hát Tuổi trẻ c) Viện thiết kế máy nông nghiệp d) Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam e) Trường Mầm non Hoa Mai 7. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào từng ô trong câu chuyện sau cho phù hợp. ĐÃNG TRÍ Một lần trên đường đi nhạc sĩ Bét-tô-ven thấy bụng đói cồn cào ông bèn ghé vào một quán ăn. Trong lúc chờ người phục vụ dọn thức ăn ông bỗng nghĩ ra một ý nhạc hay thế là quên cả đói Bét-tô-ven rút ngay một tờ giấy trong túi ra rồi viết lia lịa.
  5. Chủ quán trố mắt ngạc nhiên vì thấy nhạc sĩ chưa hề ăn một chút thức ăn nào vậy mà Bét-tô-ven cứ nằng nặc: - Tôi đã ăn no rồi anh đừng chế giễu tôi nữa. 8. Ý nào đúng nhất về tác dụng của dấu hai chấm: a) Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói trực tiếp của nhân vật b) Báo hiệu bộ phận sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. c) Cả a và b. 9. Điền dấu hai châm vào chỗ thích hợp trong câu và nêu tác dụng của dấu hai chấm trong câu đó a) Trần Thủ Độ bảo người ấy - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt. b) Người từ khắp nơi đổ về sân đình xem hội có người từ các làng xung quanh đến, có những người xa quê đi làm ăn nay trở về, có người ở tận Hà Nội cũng lên xem. 10. Viết lại các câu văn miêu tả con vật dưới đây bằng cách sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hóa: a) Chú gà trống có bộ lông sặc sỡ. b) Con mèo nhà em có đôi mắt xanh, tròn xoe. c) Con lợn bà em nuôi beó múp míp khiến đôi mắt nó lúc nào cũng híp lại. III. TẬP LÀM VĂN Hãy tả một ngày mới bắt đầu ở quê em. Bài làm
  6. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – c; 2. Báo hiệu bộ phận đứng sau là phần liệt kê. 3. – Ngăn cách các vế câu; 4.- a 5.- b II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. a động từ, b: danh từ, c: tính từ; 2. – b; 3. – a. 4. a) Vì thấy chú bướm nhỏ không thoát ra được khỏi tổ, chàng thanh niên quyết định giúp nó. b) Chàng thanh niên thấy chú bướm nhỏ không thoát ra được khỏi tổ, anh ta liền quyết định giúp nó. 5. a) Anh ta muốn giúp chú bướm, anh lấy kéo rạch lỗ nhỏ ở chiếc kén cho to thêm. b) Anh lấy kéo rạch lỗ nhỏ ở chiếc kén cho to thêm: anh muốn giúp chú bướm. 6. Một lần, trên đường đi, nhạc sĩ Bét-tô-ven thấy bụng đói cồn cào, ông bèn ghé vào một quán ăn. Trong lúc chờ người phục vụ dọn thức ăn, ông bỗng nghĩ ra một ý nhạc hay. Thế là quên cả đói, Bét-tô-ven rút ngay một tờ giấy trong túi ra rồi viết lia lịa. Chủ quán trố mắt ngạc nhiên vì thấy nhạc sĩ chưa hề ăn một chút thức ăn nào. Vậy mà Bét-tô-ven cứ nằng nặc: - Tôi đã ăn no rồi, anh đừng chế giễu tôi nữa. 7. Ý nào đúng nhất về tác dụng của dấu hai chấm: c) Cả a và b. 8. Điền dấu hai châm vào chỗ thích hợp trong câu và nêu tác dụng của dấu hai chấm trong câu đó a) Trần Thủ Độ bảo người ấy: - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt. => Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói trực tiếp của nhân vật
  7. c) Người từ khắp nơi đổ về sân đình xem hội: có người từ các làng xung quanh đến, có những người xa quê đi làm ăn nay trở về, có người ở tận Hà Nội cũng lên xem. => Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói trực tiếp của nhân vật 9. Tham khảo: a) Chú gà trống có bộ lông sặc sỡ như cầu vồng. b) Con mèo nhà em có đôi mắt xanh, tròn xoe như hai hòn bi ve. c) Con lợn bà em nuôi beó múp míp khiến đôi mắt nó lúc nào cũng híp lại như đang buồn ngủ. III. TẬP LÀM VĂN Gợi ý: I. Mở bài: giới thiệu buổi sáng ở quê em, nơi em ở II. Thân bài: 1. Tả bao quát: - Không khí buổi sáng mát lành, dịu nhẹ vẫn còn sương - Mùi lúa chín thơm - Những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá 2. Tả chi tiết: a. Khi trời còn tối - Trời mát mẻ, dễ chịu - Bầu trời tôi tối - Gà bắt đầu gáy, báo hiệu một buổi sáng lại đến - Những chú gà rời khỏi chuồng đi kiếm ăn - Có vài nhà bật đèn - Một vài nhà còn chìm trong giấc ngủ - Có một vài người qua lại trên đường tập thể dục b. Khi trời bắt đầu sáng
  8. - Bầu trời bắt đầu sang tỏ và xanh hẳn - Hầu như mọi người đều đã dậy - Mặt trời dần dần xuất hiện sau rặng tre - Trên đường người qua lại bắt đầu nhiều - Những chú chim kêu rả rích c. Khi trời sáng hẳn - Mặt trời lên, trời trong xanh - Nắng bắt đầu gắt - Bọn trẻ nô đùa trên đường đến trường - Những cô chú nông dân vác cuốc ra đồng - Tiếng máy cày, máy gặt rôm rả - Gió thổi những cơn nhẹ nhàng - Còn vài giọt sương còn đọng trên lá. III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về buổi sáng ở quê em, nơi em ở - Nêu tình cảm với quê hương - Và gắn bó với quê hương như thế nào?