Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 35 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

I – Kiểm tra đọc: (10 điểm )

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG

Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè.

Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.

Theo John Ruskin

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho các câu từ câu 1 đến câu 4 và trả lời các câu còn lại.

Câu 1. Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào?

A .Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông

Câu 2 : Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:

A. Đi thi chạy. B. Đi diễu hành.

C. Đi cổ vũ. D. Chăm sóc y tế cho vận động viên.

Câu 3 : Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?

A. Là một em bé .

B . Là một cụ già .

C .Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền.

D. Là một người đàn ông mập mạp.

docx 8 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1560
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 35 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_35_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 35 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN 35 Họ và tên: Lớp A. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CƠ BẢN 1. Luyện từ và câu 1. Chủ ngữ Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc. Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị là chủ ngữ trong câu, các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ (gọi chung là thuật từ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì? 2. Vị ngữ Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm, v.v của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ. Bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể: Kiểu câu "Ai làm gì ?" Thành phần câu Chủ ngữ Vị ngữ Câu hỏi Ai ?, Cái gì ?, Con gì ? Làm gì ? Cấu tạo - Danh từ, cụm danh từ Động từ, cụm động từ - Đại từ Kiểu câu “Ai thế nào?” Chủ ngữ Vị ngữ Câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? Thế nào? Cấu tạo Danh từ, cụm danh từ Tính từ, cụm tính từ Đại từ động từ, cụm động từ Kiểu câu “Ai là gì?” Chủ ngữ Vị ngữ Câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? Là gì? Là ai? Là con gì? Cấu tạo Danh từ, cụm danh từ Là + danh từ/cụm danh từ 3. Trạng ngữ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, v.v Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.
  2. Các loại Câu hỏi Ví dụ trạng ngữ Trạng ngữ chỉ Ở đâu? - Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi nơi chốn Trạng ngữ Khi nào? - Sáng sớm tinh mơ, nông dân đã ra đồng. thời gian Mấy giờ? - Đúng 8 giờ sáng, chúng tôi bắt đầu lên đường. Trạng ngữ chỉ Vì sao? Nhờ - Vì vẳng tiếng cười, Vương quốc nọ buồn chán nguyên nhân đâu? Tại đâu? kinh khủng. - Nhờ siêng năng, chăm chỉ, chỉ 3 tháng sau, Nam đã vượt lên đầu lớp. - Tại trời mưa, chuyến đi của chúng tôi đã bị hoãn lại. - Tại Hoa biếng học mà tổ chẳng được khen. Trạng ngữ chỉ Để làm gì? - Để đỡ nhức mẳt, người làm việc với máy vi tính mục đích Vì cái gì? cứ 45 phút phải nghỉ giải lao. - Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng. Trạng ngữ chỉ Bằng cái gì? - Bằng một giọng rất nhỏ nhẹ, chân tình. Hà phương tiện Với cái gì? khuyên bạn nên chăm học. - Với đôi bàn tay khéo léo, Dũng đã nặn được một con trâu đất y như thật. 3. Tập làm văn Dàn ý chi tiết bài văn miêu tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất. I. Mở bài Hôm nay là tiết học tập đọc, cô giáo em là người giảng bài rất say sưa. II. Thân bài – Cô đang giảng bài tập đọc: Hạt gạo làng ta. – Tả ngoại hình cô giáo: cô mặc chiếc áo dài trắng, mái tóc dài, đôi mắt to, thân hình tròn. – Giọng cô ấm áp khi đọc bài thơ, khi cô đọc bài cả lớp im lặng lắng nghe. – Cô cẩn thận giảng cho chúng em từng li từng tý những điều chưa hiểu. Lời cô giảng bài truyền cảm, dễ hiểu đã nói lên nội dung bài thơ: hình ảnh của làng quê Việt Nam, những người nông dân lao động chăm chỉ. – Cô giúp chúng em hiểu được giá trị khi làm ra hạt gạo, công sức của người nông dân khi tạo ra hạt gạo. – Cô giúp các em học sinh hiểu bài nhờ cách dạy hay, truyền cảm. III. Kết bài – Mỗi bài giảng của cô đều được chúng em tiếp thu. – Cô luôn được chúng em yêu quý.
  3. ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II I – Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm) NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi. Theo John Ruskin Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho các câu từ câu 1 đến câu 4 và trả lời các câu còn lại. Câu 1. Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào? A .Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông Câu 2 : Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là: A. Đi thi chạy. B. Đi diễu hành. C. Đi cổ vũ. D. Chăm sóc y tế cho vận động viên. Câu 3 : “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì? A. Là một em bé .
  4. B . Là một cụ già . C .Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền. D. Là một người đàn ông mập mạp. Câu 4: Nội dung chính của câu chuyện là: A. Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn, vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi. B. Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy. C. Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ. D. Ca ngợi sự khéo léo của người phụ nữ. Câu 5: Mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tác giả lại nghĩ đến ai? Câu 6: Em rút ra bài học gì khi đọc xong bài văn trên ? Câu 7: Khoanh vào chữ cái trước từ đồng nghĩa với từ “kiên trì”? A. nhẫn nại B. chán nản C. dũng cảm D. hậu đậu Câu 8: Dấu phẩy trong câu văn : “Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường.” có tác dụng gì? Câu 9: Viết 2 từ láy có trong bài văn trên Câu 10: Cho câu văn:
  5. Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Phân tích cấu tạo câu văn trên và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép II - Phần viết: 1 . Chính tả: (Nghe – viết): Bài viết: (2 điểm) Người chạy cuối cùng (Viết đoạn: Từ chị chầm chậm tiến tới cho đến hết.)
  6. 2 . Tập làm văn: (8 điểm). Đề bài: Tả trường em trước buổi học. Bài làm
  7. ĐÁP ÁN 2- Phần đọc thầm và làm bài tập: ( 7 điểm) Các câu 1,2,3,4,7 đúng mỗi câu được 0,5 điểm Câu 1 : B Câu 2 : D Câu 3 : C Câu 4 : B Câu 7: A Câu 5 : ( 1 điểm) Tác giả nghĩ đến người phụ nữ có đôi chân tật nguyền đã chiến thắng cuộc thi . ( Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) Câu 6: ( 1 điểm) Bài học rút ra là cần phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng bản thân, có như vậy mọi công việc sẽ đạt kết quả tốt đẹp. ( Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) Câu 8 : (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu có tác dụng ngăn cách các vế trong câu ghép. Câu 9: ( 1 điểm) Tìm đúng 2 trong các từ sau: chật vật, quả quyết, ầm ĩ, chầm chậm, phấp phới, nhẹ nhàng , khó khăn. Câu 10: ( 1 điểm : Phân tích đúng: 0,5 điểm và trả lời đúng 0,5 điểm) Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như TN không thể làm được, tôi / lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Đây là câu đơn CN VN Bài văn tham khảo: Mở bài: -Buổi sáng, em thích đến trường sớm để ngắm cảnh toàn trường. Thân bài: Tả bao quát: • Nhìn từ xa, ngôi trường như một cánh cổng thần kì đưa em đến với bao điều mới lạ. • Mọi cảnh vật như sáng hơn, đẹp hơn bởi ánh nắng ban mai mát dịu. Tả chi tiết: • Bây giờ, trước mắt em là sân trường thưa thớt người.
  8. • Chỉ nghe đâu đây những tiếng đá cầu vang dội. • Đứng trên hành lang tầng 2 nhìn xuống, những học sinh đi sớm đuổi chạy nhau như cánh bướm trắng dập dờn trên cánh đồng hoa. • Nhiều chú chim bay nhảy, hót líu lo trên cánh hoa phượng đỏ rực một vòm trời. • Khung cảnh một lúc càng sôi nổi, nhộn nhịp bởi học sinh đến trường ngày càng đông. • Những bạn nam thi nhau bắn bi, đánh cầu. • Những bạn nữ thì ngồi trên ghế đá trò chuyện, học thuộc lòng bài cũ. • Một lát sau, tiếng trống quen thuộc báo hiệu giờ vào lớp cất lên. • Các học sinh tập trung trước sân trường để chuẩn bị tập thể dục đầu giờ, rồi vào lớp học một tiết học đầy hứng thú. Kết bài: • Quang cảnh buổi sáng ở trường thật đẹp • Mai đây, dù phải xa ngôi trường thân yêu này, nhưng em vẫn nhớ về những thời gian em đã được học với thầy cô, với mái trường mến yêu.