Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
BIỂN NHỚ
Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp.
Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó? Phải chăng biển đang thì thầm những lời tâm sự của mình với con người ? Chẳng ai có thể hiểu được nỗi lòng sâu thẳm của biển.
Gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây, mơn man mặt biển. Bạn có nghe tiếng gì không ? Đó là tiếng hàng phi lao vi vu dạo nhạc nền cho vở kịch “Biển và ánh trăng”. Đó là tiếng những chú dã tràng khẽ khàng xe cát. Trăng đã lên cao, chắc khuya lắm rồi. Nhìn ra xa, biển thăm thẳm và màn đêm như hòa vào làm một. Ánh trăng sóng sánh trong phập phồng ngực biển tạo nên một luồng không khí óng ánh, huyền ảo. Đây là thực hay mơ ?
Đứng trước biển, tôi có thể tưởng tượng ra đủ điều: biển là tấm gương để chị Hằng đánh phấn, biển là một nhạc công nước tuyệt vời, biển là một người hào phóng vô biên và cũng là một kẻ cuồng điên dữ dội. Biển làm người ta biết say mê, biết thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức… Nhiều ! Nhiều lắm ! …
Tôi đã phác họa nên rất nhiều bức tranh về biển trong đáy thẳm lòng mình. Và tôi nhận ra rằng cũng nhờ biển mà mình lại có những suy nghĩ “hay ho” đến thế. “Cảm ơn bạn nhiều, biển thân yêu ạ !” – Tôi đã thốt lên như vậy khi tạm biệt biển Tân Mỹ An để trở về Hà Nội.
( Theo Nam Phương)
Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh đẹp ở vùng biển nào?
A. Mỹ An | B. Hạ Long |
C. Sầm Sơn | D. Tân Mỹ An |
Câu 2. Tác giả lựa chọn miêu tả những sự vật nào ở trên biển?
A. Ánh trăng, tiếng hát, gió, tiếng hàng phi lao, tiếng giã tràng, màn đêm. |
B. Ánh trăng, tiếng sóng, gió, tiếng hàng phi lao, tiếng giã tràng, màn đêm |
C. Tiếng sóng, tiếng hàng phi lao, màn đêm, con giã tràng, mặt biển óng ánh |
D. Tiếng hát, tiếng hàng phi lao, màn đêm, con giã tràng, mặt biển óng ánh. |
File đính kèm:
- bai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2023_2024.docx
Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- TUẦN 8 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ I. Tập đọc - Kì diệu rừng xanh: Qua những trang miêu tả đặc sắc, tài hoa, tác giả đã mở ra thế giới kì diệu của rừng xanh, làm cho chúng ta thêm yêu và muốn bảo vệ rừng cùng các loài muông thú. - Trước cổng trời: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao, nơi có thiên nhiên thơ mộng khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu thương chịu khó hăng say lao động, làm đẹp cho quê hương. II. Luyện từ và câu a) Phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa: Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa - Là hai hay nhiều từ khác nhau. - Chỉ là một từ. - Nghĩa của các từ đồng âm không có liên - Là từ có một nghĩa gốc và một hay một hệ gì với nhau. Vì vậy, các từ đồng âm số nghĩa chuyển.Với một từ nhiều nghĩa, thường khác nhau về từ loại. nghĩa gốc và nghĩa chuyển bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Ví dụ: Hòn đá (DT) – đá bóng (ĐT): Hai Cái mũi – mũi thuyền: Có chung nét từ khác hẳn nhau về nghĩa => Đây là hai từ nghĩa : là bộ phận nhô lên ở phía trước => đồng âm. Đây là một từ nhiều nghĩa. b) Mở rộng vốn từ thiên nhiên - Hiểu được thiên nhiên là tất cả những gì không do con người tạo ra. - Nắm được một số từ ngữ miêu tả các sự vật, hiện tượng thiên nhiên; các thành ngữ tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống xã hội. - Vận dụng các từ ngữ nói về thiên nhiên để viết thành câu văn đoạn văn. III. Tập làm văn - Khi viết bài văn tả cảnh, cần xác định rõ đối tượng miêu tả và trình tự miêu tả. - Có thể lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp, cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng khi viết đoạn văn. Mở bài trực tiếp: Giới thiệu trực tiếp vào đối tượng được miêu tả Mở bài gián tiếp: Nói đến một vấn đề khác có liên quan rồi mới giới thiệu đối tượng được miêu tả. Kết bài không mở rộng: Nêu cảm nhận chung về đối tượng được miêu tả. Kết bài mở rộng: Nêu cảm nhận về đối tượng được miêu tả đồng thời còn liên hệ mở rộng đến những vấn đề khác hoặc rút ra bài học cho bản thân. 1
- BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: BIỂN NHỚ Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp. Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó? Phải chăng biển đang thì thầm những lời tâm sự của mình với con người ? Chẳng ai có thể hiểu được nỗi lòng sâu thẳm của biển. Gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây, mơn man mặt biển. Bạn có nghe tiếng gì không ? Đó là tiếng hàng phi lao vi vu dạo nhạc nền cho vở kịch “Biển và ánh trăng”. Đó là tiếng những chú dã tràng khẽ khàng xe cát. Trăng đã lên cao, chắc khuya lắm rồi. Nhìn ra xa, biển thăm thẳm và màn đêm như hòa vào làm một. Ánh trăng sóng sánh trong phập phồng ngực biển tạo nên một luồng không khí óng ánh, huyền ảo. Đây là thực hay mơ ? Đứng trước biển, tôi có thể tưởng tượng ra đủ điều: biển là tấm gương để chị Hằng đánh phấn, biển là một nhạc công nước tuyệt vời, biển là một người hào phóng vô biên và cũng là một kẻ cuồng điên dữ dội. Biển làm người ta biết say mê, biết thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức Nhiều ! Nhiều lắm ! Tôi đã phác họa nên rất nhiều bức tranh về biển trong đáy thẳm lòng mình. Và tôi nhận ra rằng cũng nhờ biển mà mình lại có những suy nghĩ “hay ho” đến thế. “Cảm ơn bạn nhiều, biển thân yêu ạ !” – Tôi đã thốt lên như vậy khi tạm biệt biển Tân Mỹ An để trở về Hà Nội. ( Theo Nam Phương) 2
- Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh đẹp ở vùng biển nào? A. Mỹ An B. Hạ Long C. Sầm Sơn D. Tân Mỹ An Câu 2. Tác giả lựa chọn miêu tả những sự vật nào ở trên biển? A. Ánh trăng, tiếng hát, gió, tiếng hàng phi lao, tiếng giã tràng, màn đêm. B. Ánh trăng, tiếng sóng, gió, tiếng hàng phi lao, tiếng giã tràng, màn đêm C. Tiếng sóng, tiếng hàng phi lao, màn đêm, con giã tràng, mặt biển óng ánh D. Tiếng hát, tiếng hàng phi lao, màn đêm, con giã tràng, mặt biển óng ánh. Câu 3: Ánh trăng trên biển được miêu tả qua những từ ngữ nào? Câu 4: Tiếng sóng biển được tác giả so sánh với âm thanh nào? A. Tiếng trẻ nô đùa C. Tiếng người nói chuyện rầm rì B. Tiếng hát D. Tiếng bà kể chuyện. Câu 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S A. Tiếng hàng phi lao như đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm của nó. B. Nhìn ra xa, biển thăm thẳm và màn đêm như hòa vào làm một Câu 6. Đứng trước biển, tác giả liên tưởng đến những điều gì? A. Tấm gương để chị Hằng đánh phấn, một nhạc công nước tuyệt vời, một người hào phóng vô biên , một kẻ điên cuồng dữ dội B. Tấm gương để chị Hằng đánh phấn, một nhạc công nước tuyệt vời, một người trầm tư, một kẻ điên cuồng dữ dội C. Tấm gương khổng lồ màu ngọc thạch, một nhạc công nước tuyệt vời, một người hào phóng vô biên, một kẻ điên cuồng dữ dội D. Tấm gương khổng lồ màu ngọc thạch, một nhạc công nước tuyệt vời, một người trầm tư, một kẻ điên cuồng dữ dội. Câu 7* : Biển có ý nghĩa như thế nào với tác giả? 3
- Câu 9*: Ghi lại một hình ảnh em yêu thích trong bài và giải thích vì sao em lại yêu thích hình ảnh ấy. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại: a) tít mù, mênh mông, tít tắp, vời vợi, ngút ngát. b) bao la, mênh mông, vô tận, lướt thướt, thênh thang. c) Hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm, lê thê. Câu 2. Ghi tên các sự vật trên biển và những từ ngữ miêu tả các sự vật đó. Câu 3. Tìm các từ láy: - Chỉ tiếng nước chảy (M: róc rách) - Chỉ tiếng gió thổi (M: rì rào ) - Gợi tả dáng dấp của một vật (M: chót vót ) - Gợi tả màu sắc (M: sặc sỡ ) 4
- Câu 4. Thành ngữ nào không nói về vẻ đẹp của thiên nhiên? a) Non xanh nước biếc c) Sớm nắng chiều mưa b) Non nước hữu tình d) Giang sơn gấm vóc. Câu 5. Tìm hai thành ngữ nói về các hiện tượng thiên nhiên. Câu 6. Trong các câu văn sau, từ được gạch chân trong câu nào mang nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? a) - Thời tiết hôm nay rất nóng. - Anh ấy là người rất nóng tính. b) - Cam đầu mùa rất ngọt. - Cô y tá dỗ ngọt để bé chịu tiêm. c) - Đó là những chàng trai tràn trề sức xuân. - Mùa xuân , hoa đào nở hồng rực một sườn đồi trên bản em. Câu 7. Từ mỗi ví dụ ở cột A, hãy cho biết từ in đậm là từ đồng âm hay nhiều nghĩa? A B a) Nam chạy còn tôi đi - Đồng hồ này chạy nhanh. b) Bé mở lồng để chim bay đi. - Đàn trâu chạy lồng ra bãi cỏ. c) – Nhà tôi ăn sáng lúc 6 giờ 30 phút. - Da cô ấy ăn nắng lắm. 5
- Câu 8*. Cho các từ ngữ sau : Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng , đánh đàn, đánh cá, đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy. a) Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau và hãy nêu nghĩa của từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên b) Từ đánh ở trên là từ nhiều nghĩa hay từ đồng âm? Vì sao? Câu 9. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng a) Trong các từ ngữ sau: “Chiếc dù, chân đê, xua xua tay” những từ nào mang nghĩa chuyển? A. Chỉ có từ “chân” mang nghĩa chuyển B. Có hai từ “dù” và “chân” mang nghĩa chuyển C. Cả ba từ “dù”, “chân” và “tay” đều mang nghĩa chuyển D. Có hai từ “chân” và “tay” mang nghĩa chuyển. b)* Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa của từ "chạy" trong thành ngữ "Chạy thầy chạy thuốc"? A. Di chuyển nhanh bằng chân B. Hoạt động của máy móc C. Khẩn trương tránh những điều không may xảy ra. D. Lo liệu khẩn trương để nhanh có được cái mình muốn. c)* Đọc câu thơ sau: Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán So với ông Bành vẫn thiếu niên. Nghĩa của từ "xuân" trong câu thơ là: A. Mùa đầu tiên trong 4 mùa C. Tuổi tác B. Trẻ trung, đầy sức sống D. Ngày d) Câu nào có từ "chạy" mang nghĩa gốc? A. Tết đến, hàng bán rất chạy C. Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy. B. Nhà nghèo, Bác phải chạy ăn từng bữa. D. Đồng hồ chạy rất đúng giờ. 6
- Câu 10. Các từ lưng, trái, mặt trong những câu sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? “Khi tan sương, ta trông thấy những nếp trại hè A-rơ-tếch một dãy, trước mặt là cát trắng tựa lưng vào trái núi xanh thẫm. Trái núi đột ngột cao gồ, một phía thoai thoải chúc xuống ngang mặt biển.” Câu 11. Xác định nghĩa của từ "quả " trong những cách dùng sau: a, Cây hồng rất sai quả: b, Mỗi người có một quả tim: c, Quả đất quay xung quanh mặt trời: Câu 12. Đặt câu có từ đông mang những nghĩa sau: a) Đông chỉ một hướng, ngược với hướng tây. b) Đông chỉ một mùa trong năm c) Đông chỉ số lượng nhiều. Từ đông ở trên là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? Vì sao? 7
- Câu 13*. Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi , hãy đặt một câu. a) Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi. b) Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật . c) Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định. Câu 14. Dùng các từ dưới đây để đặt câu ( một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển): nhà, đi. Câu 15. Với mỗi nghĩa dưới đây của một từ, em hãy đặt câu: Cân: - Dụng cụ đo khối lượng (cân là danh từ) - Hoạt động đo khối lượng bằng cái cân. - Có hai phía ngang bằng nhau, không lệch. Câu 16. Đặt câu với từ nóng: a) Mang nghĩa gốc: b) Mang nghĩa chuyển: 8
- Câu 17. Xác định TN, CN, VN trong mỗi câu sau: a, Nhờ cái nắng rát mặt cuối hạ, những trái hồng trong vườn ngày càng đượm màu vàng óng. b, Đêm ấy, trên chiếc tàu nhỏ, chúng tôi ngồi câu mực, ngắm trăng và trò chuyện đến sáng. Câu 18. Đọc câu thơ sau: Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. a) Từ nắng mưa trong câu thơ trên dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? b) Thay từ lặn bằng một số từ đồng nghĩa khác, đọc lại câu thơ với từ đã thay thế, em thấy cách dùng nào hay nhất? Vì sao? III. TẬP LÀM VĂN Câu 1. Đánh dấu vào ô trước đoạn mở bài trực tiếp: Núi Bài Thơ là một thắng cảnh đẹp của Hạ Long. “Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre ” Đó là ‘những câu thơ ca ngợi quê hương của một nhà thư Giang Nam. Quê tôi cũng có một dòng sông đẹp như thơ. Dù đi đâu xa cũng không có cảnh đẹp nào quyến rũ tôi, làm tôi nhớ thương hơn con sông Hương. Du khách đến Biên Hòa không thể không ghé thăm công viên thành phố quê em. Công viên nằm cạnh dòng sông Đồng Nai nước trong xanh, êm ả chảy bốn mùa. 9
- Chắc hẳn quê hương ai cũng có những cảnh đẹp mà luôn in sâu trong tâm trí mình. Đó có thể đơn giản chỉ là cánh đồng lúa hay dòng sông quê. Còn đối với riêng tôi được sinh ra va lớn lên trên vùng đất mà được gắn liền với một đảo nổi tiếng đó chính là vịnh Hạ Long. Đó chính là một điều tự hào của riêng tôi về quê hương mình. 2. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương. 3. Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương. 10
- ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới. Câu 1. D Câu 2. B Câu 3: Ánh trăng trên biển được miêu tả qua các từ ngữ: Hắt xuống như dát vàng, dát bạc, sóng sánh, óng ánh, huyền ảo. Câu 4: B Câu 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S A. Tiếng hàng phi lao như đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất S nhiều cung bậc thăng trầm của nó. B. Nhìn ra xa, biển thăm thẳm và màn đêm như hòa vào làm một Đ Câu 6. A Câu 7* : Biển có ý nghĩa như thế nào với tác giả? Biển khiến tác giả say mê, thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức. Câu 9*: Ghi lại một hình ảnh em yêu thích trong bài và giải thích vì sao em lại yêu thích hình ảnh ấy. HS tự làm Tham khảo: Trong bài văn, em thích nhất hình ảnh : “Trăng đã lên cao, chắc khuya lắm rồi. Nhìn ra xa, biển thăm thẳm và màn đêm như hòa vào làm một. Ánh trăng sóng sánh trong phập phồng ngực biển tạo nên một luồng không khí óng ánh, huyền ảo.”. Bằng cách sử dụng từ gợi tả và hình ảnh so sánh, tác giả miêu tả cảnh biển khi màn đêm buông xuống thật đẹp. Biển và đêm như hòa quyện vào nhau tạo nên một không gian bao la mà tĩnh mịch. Trong màn đêm ấy, hình ảnh ánh trăng hiện lên thật sinh động: phập phồng như trái tim của biển, lóng lánh, lung linh và huyền ảo. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại: a) tít mù khơi, mênh mông, tít tắp, vời vợi, ngút ngát. b) bao la, mênh mông, vô tận, lướt thướt, thênh thang. c) Hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm, lê thê. 2. Ghi tên các sự vật trên biển và những từ ngữ miêu tả các sự vật đó. Ví dụ: Bầu trời: Cao và trong xanh Bãi cát: chạy dài tít tắp, trắng xóa Ánh trăng: lung linh, huyền áo 11
- Sóng: rì rào, rì rầm Mặt biển: nhấp nhô 3. Tìm các từ láy: - Chỉ tiếng nước chảy (M: róc rách): rào rào, ầm ầm, tí tách, ào ào, - Chỉ tiếng gió thổi (M: rì rào ): vi vu, vút vút, vun vút, rin rít, lao xao - Gợi tả dáng dấp của một vật (M: chót vót ): lên khênh, chênh vênh, hun hút, nhấp nhô, sừng sững, tròn trịa, - Gợi tả màu sắc (M: sặc sỡ ): lòe loẹt xanh xao, vàng vọt, nhạt nhòa, Câu 4. Thành ngữ nào không nói về vẻ đẹp của thiên nhiên? c) Sớm nắng chiều mưa 5. Tìm và nêu hai thành ngữ nói về các hiện tượng thiên nhiên. Ví dụ: Nước chảy đá mòn, sáng nắng chiều mưa 6. Trong các câu văn sau, từ được gạch chân trong câu nào mang nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? a) - Thời tiết hôm nay rất nóng.: Từ nóng mang nghĩa gốc - Anh ấy là người rất nóng tính.: Từ nóng mang nghĩa chuyển. b) - Cam đầu mùa rất ngọt.Từ ngọt mang nghĩa gốc - Cô y tá dỗ ngọt để bé chịu tiêm.Từ ngọt mang nghĩa chuyển. c) - Đó là những chàng trai tràn trề sức xuân.Từ xuân mang nghĩa chuyển. - Mùa xuân này, hoa đào nở rực hồng sườn đồi trên bản em.Từ xuân mang nghĩa gốc 7. Từ mỗi ví dụ ở cột A, hãy cho biết từ in đậm là từ đồng âm hay nhiều nghĩa? A B a) Nam chạy còn tôi đi chạy là từ nhiều nghĩa - Đồng hồ này chạy nhanh. b) Bé mở lồng để chim bay đi. lồng là từ đồng âm - Đàn trâu chạy lồng ra bãi cỏ. c) – Nhà tôi ăn sáng lúc 6 giờ 30 phút. ăn là từ nhiều nghĩa. - Da cô ấy ăn nắng lắm. 8. 8.7 8. a) Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau: 12
- *. Nhóm 1: đánh trống, đánh đàn ( làm cho phát ra tiếng báo hiệu hoặc tiếng nhạc bằng cách gõ hoặc gảy ) Nhóm 2 : đánh giày, đánh răng ( làm cho bề mặt bên ngoài đẹp hoặc sạch hơn bằng cách chà xát ) Nhóm 3 : đánh tiếng, đánh bức điện ( làm cho nội dung cần thông báo được truyền đi ) Nhóm 4 : đánh trứng, đánh phèn ( làm cho một vật (hoặc chất) thay đổi trạng thái bằng cách khuấy chất lỏng ) Nhóm 5 : Đánh cá, đánh bẫy (làm cho sa vào lưới hay bẫy để bắt ) b) Từ đánh trong dãy từ trên là từ nhiều nghĩa vì tất cả các từ trên đều có chung một nét nghĩa: Dùng lực tác động vào một vật khác. 8. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 9. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: a) A b) D c) B d) C 11. Xác định nghĩa của từ "quả " trong những cách dùng sau: a, Cây hồng rất sai quả: bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong chứa hạt. b, Mỗi người có một quả tim: từ dùng để chỉ bộ phận cơ thể có hình giống như quả cây. c, Quả đất quay xung quanh mặt trời: quả chỉ một vật thể ở dạng rắn có hình giống như quả cây. 12. Đặt câu có từ đông mang những nghĩa sau: a) Đông chỉ một hướng, ngược với hướng tây. Nhà tôi ở quay mặt về hướng đông. b) Đông chỉ một mùa trong năm Mùa đông năm nay, tôi được cùng gia đình lên Sa Pa ngắm tuyết rơi. c) Đông chỉ số lượng nhiều. Nhà anh ta rất đông người. - Từ đông ở trên là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? Vì sao? Các từ đông ở trên là các từ đồng âm vì các từ này giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. 13*. Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi , hãy đặt một câu. a) Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi. Chiếc mũi của em bé nhỏ nhắn, xinh xinh thật dễ thương. b) Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật . 13
- Đứng trên mũi thuyền, tôi nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. c) Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định. Trong trận đánh này, quân ta chia làm 3 mũi tiến công, chủ động bao vây, chiến đấu tiêu diệt kẻ thù ở nhiều nơi. 14. Dùng các từ dưới đây để đặt câu ( một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển): nhà, đi. a) Nhà: Ngôi nhà em ở tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười. Nhà em có 4 người: bố mẹ và hai anh em em. b) Đi Tôi đang đi bộ thì gặp Hoa, một người bạn tôi mới quen. Mẹ dặn tôi phải đánh răng trước khi đi ngủ. 15. Với mỗi nghĩa dưới đây của một từ, em hãy đặt câu: Cân: - Dụng cụ đo khối lượng (cân là danh từ) Cái cân này dễ dùng quá. - Hoạt động đo khối lượng bằng cái cân. Chú mèo cân nặng ba ki – lô – gam. - Có hai phía ngang bằng nhau, không lệch. Bức tranh treo trên tường rất cân. 18. a) Nghĩa gốc : chỉ hiện tượng nắng mưa của thời tiết diễn ra trong đời sống hàng ngày. Nghĩa chuyển : chỉ những gian lao, khó nhọc, vất vả trong cuộc đời của mẹ. b) Có thể thay từ lặn bằng từ thấm, ngấm. Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống. Nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ âm ỉ, thường trực, không thể thay đổi, bù đắp (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm, thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi ) III. TẬP LÀM VĂN 2. Dàn ý I. Mở bài - Nhắc tới Quảng Ninh, điều khiến em tự hào nhất chính là Vịnh Hạ Long – một di sản thiên nhiên kì thú của thế giới đã được UNESCO hai lần công nhận. - Hè vừa rồi, vì đạt được thành tích cao trong học tập nên em đã được các cô chú trong công ty bố thưởng cho một chuyến tham quan Vịnh. Cảnh quan nơi đây đã để lại trong lòng em những ấn tượng khó phai. II. Thân bài a) Tả bao quát - Màu nước biển mát lành, những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. 14
- - Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là Vịnh Hạ Long. b) Tả từng bộ phận của cảnh +) Khi đi trên thuyền - Gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. - Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. - Nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. - Cầu Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. - Những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn. - Mỗi hòn đảo lại mang một hình dáng riêng. Chúng uốn lượn từng khúc nối với nhau tạo ra những con rồng khổng lồ uốn mình trên biển xanh. + Khi vào tham quan các hang động - Như lạc vào một thế giới huyền ảo và diệu kì. - Trên vòm hang cao rộng hình thanh vô số vết lõm như dấu chân của trăm ngàn con voi - Dưới mặt đất, những mảng đá đua nhau mọc lên nhọn hoắt. - Ánh đèn lung linh huyền ảo - Đây thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. + Khi ra khỏi hang - Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. - Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. - Những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ III. Kết bài Vịnh Hạ Long là niềm tự hào của người dân Việt Nam. Giữ gìn và phát huy cái đẹp, nét văn hóa của một danh lam thắng cảnh nổi tiếng là nhiệm vụ của mọi người dân Việt Nam 3, Bài mẫu Em sinh ra và lớn lên ở vùng đất mỏ Quảng Ninh. Quê em nổi tiếng với rất nhiều danh thắng. Nhưng có lẽ, nhắc tới Quảng Ninh, điều khiến em tự hào nhất chính là Vịnh Hạ Long – một di sản thiên nhiên kì thú của thế giới đã được UNESCO hai lần công nhận. Hè vừa rồi, vì đạt được thành tích cao trong học tập nên em đã được các cô chú trong công ty bố thưởng cho một chuyến tham quan Vịnh. Cảnh quan nơi đây đã để lại trong lòng em những ấn tượng khó phai. Kia rồi Vịnh Hạ Long! Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là Vịnh Hạ Long. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây. Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, ta thấy những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn. Nhờ bàn tay khéo léo của mẹ thiên nhiên, từng hòn đảo hiện ra trước mắt du 15
- khách với một vẻ đẹp vô cùng kì thú. Mỗi hòn đảo lại mang một hình dáng riêng, đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền – hòn Đầu Người, đảo thì giống một con rồng đang bay lượn trên mặt nước – Hòn Rồng, đảo lại như một ông lão đang ngồi câu cá – hòn Lã Vọng, và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi – hòn Cánh Buồm Chúng uốn lượn từng khúc nối với nhau tạo ra những con rồng khổng lồ uốn mình trên biển xanh. Đi vào từng hòn đảo, ta càng ngạc nhiên và thích thú khi chiêm ngưỡng những hang động thiên tạo - một sản phẩm của sự kết hợp giữa đá và nước. Vào tham quan bên trong hang, ta như lạc vào một thế giới huyền ảo và diệu kì. Trên vòm hang cao rộng hình thanh vô số vết lõm như dấu chân của trăm ngàn con voi khổng lồ. Dưới mặt đất, những mảng đá đua nhau mọc lên nhọn hoắt. Thiên nhiên vốn đã kì lạ nay lại được con người khoác thêm vẻ lung linh huyền ảo nhờ ánh đèn trông càng kì vĩ và hấp dẫn. Đây thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc và càng thấm thía hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế 16