Bộ 3 đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lam Sơn (Có đáp án)

II. ĐỌC HIỂU: (7 điểm)

1. Đọc thầm câu chuyện sau

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG

Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn, tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.

(Sưu tầm)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: (0,5 điểm) Cuộc thi chạy hàng năm diễn ra vào thời gian nào?

A. Mùa hè

B. Mùa đông

C. Mùa xuân

D. Mùa thu

Câu 2:
(0,5 điểm) Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:

A. Đi thi chạy.

B. Đi cổ vũ.

C. Đi diễu hành.

D. Chăm sóc y tế cho vận động viên.

pdf 16 trang Đường Gia Huy 27/01/2024 4020
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lam Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_3_de_thi_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Bộ 3 đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lam Sơn (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH LAM SƠN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 60 phút ĐỀ THI SỐ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) Giáo viên kiểm tra từng học sinh vào các tiết ôn tập từ tuần 19 đến tuần 26. II. ĐỌC HIỂU: (7 điểm) 1. Đọc thầm câu chuyện sau NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn, tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi. (Sưu tầm) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: (0,5 điểm) Cuộc thi chạy hàng năm diễn ra vào thời gian nào? A. Mùa hè
  2. B. Mùa đông C. Mùa xuân D. Mùa thu Câu 2: (0,5 điểm) Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là: A. Đi thi chạy. B. Đi cổ vũ. C. Đi diễu hành. D. Chăm sóc y tế cho vận động viên. Câu 3: (0,5 điểm) Sau cuộc thi chạy, tác giả nghĩ đến ai khi gặp khó khăn? A. Mẹ của tác giả B. Bố của tác giả C. Người chạy cuối cùng D. Giáo viên dạy thể dục của tác gi Câu 4: (0,5 điểm) “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì? A. Là một em bé với đôi chân tật nguyền B. Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền. C. Là một cụ già yếu ớt cần sự giúp đỡ D. Là một người đàn ông mập mạp Câu 5: (1 điểm) Nội dung chính của câu chuyện là gì? Câu 6: (1 điểm) Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.”
  3. A. đơn giả B. đơn điệu C. đơn sơ D. đơn thân Câu 8: (0,5 điểm) Từ “băng” trong các từ “băng giá, băng bó, băng qua” có quan hệ với nhau như thế nào? A. Đó là một từ nhiều nghĩa. B. Đó là những từ trái nghĩa C. Đó là những từ đồng nghĩa. D. Đó là những từ đồng âm Câu 9: (1 điểm) Trong câu ghép “Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm” có mấy vế câu? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? A. Một vế câu. Nối với nhau bằng cách dùng quan hệ từ “nhưng” và dấu phẩy B. Hai vế câu. Nối với nhau bằng cách dùng quan hệ từ “nhưng” và dấu phẩy C. Ba vế câu. Nối với nhau bằng cách dùng quan hệ từ “nhưng” và dấu phẩy D. Bốn vế câu. Nối với nhau bằng cách dùng quan hệ từ “nhưng” và dấu phẩy Câu 10: (1 điểm) Đặt câu ghép thể hiện mối quan hệ a. Nguyên nhân - kết quả b. Tăng tiến: B. KIỂM TRA VIẾT I. CHÍNH TẢ (2 điểm) NGƯỜI CUỐI CÙNG
  4. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. II. TẬP LÀM VĂN (8 điểm) Đề bài: Hãy tả một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc với em! HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 A. PHẦN ĐỌC I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS, đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II. Đọc hiểu (7 điểm) Câu 1: 0,5 điểm: A Câu 2: 0,5 điểm: D Câu 3: 0,5 điểm: C Câu 4: 0,5 điểm: B Câu 5: 1 điểm: Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy Câu 6: 1 điểm: HS trả lời theo ý hiểu VD: Em học được bản thân luôn cần phải nỗ lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Câu 7: 0,5 điểm: A
  5. Câu 8: 0,5 điểm: D Câu 9: 1 điểm C. Ba vế câu. Nối với nhau bằng cách dùng quan hệ từ “nhưng” và dấu phẩy. Câu 10: 1 điểm: - 0,5 điểm: Viết đúng câu có sử dụng quan hệ từ chỉ mối quan hệ nguyên nhân - kết quả - 0,5 điểm: Viết đúng câu có sử dụng quan hệ từ chỉ mối quan hệ tăng tiến B. PHẦN VIẾT I. Chính tả (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. II. Tập làm văn (8 điểm) Mở bài: - Giới thiệu được đồ vật định tả một cách gián tiếp. - Chỉ ra được điểm khác biệt với những đồ vật khác. Thân bài: - Miêu tả được đặc điểm bao quát tiêu biểu của đồ vật đó - Nêu được kỉ niệm gắn liền với đồ vật đó. - Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự khá hợp lí. - Câu văn có hình ảnh. Kết bài: - Thể hiện được tình cảm của bản thân đối với đồ vật đó. - Viết được kết bài mở rộng với cảm xúc chân thành, ảnh hưởng của đồ vật đó tới bản thân, Trách nhiệm của bản thân với đồ vật đó.
  6. ĐỀ THI SỐ 2 A. KIỂM TRA ĐỌC I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm) - Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK. II. ĐỌC HIỂU (7 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Giá trị của tình bạn Ben là thần đồng âm nhạc. Từ bé, cậu đã được mẹ mình - một nhạc công chuyên nghiệp dạy chơi pi- a- nô. Cậu chơi đàn với một niềm say mê và tình yêu mãnh liệt dành cho âm nhạc. Cậu đã đạt được rất nhiều giải thưởng và trở thành thần tượng của nhiều người. Khi sự nghiệp của Ben đang lên như diều thì một biến cố lớn xảy ra: mẹ cậu qua đời vì bạo bệnh. Sự ra đi của người thân duy nhất ấy khiến Ben rơi vào đáy sâu tuyệt vọng. Cậu chìm trong đau khổ, đến mức đôi tai không thể cảm nhận được âm thanh tiếng đàn. Cậu dần dần rời bỏ âm nhạc trong sự bế tắc. La- la là một cô bé vô cùng ngưỡng mộ tài năng âm nhạc của Ben. Cô vẫn dõi theo cuộc sống của thần tượng mình và vô cùng buồn bã khi Ben không thể chơi đàn. Cô quyết tâm vực dậy cuộc sống của Ben, đưa cậu trở lại với âm nhạc. Hàng ngày, cô gặp gỡ, trò chuyện, động viên Ben, cô kề vai sát cánh bên Ben trong những buổi tập nhọc nhằn. Cô cùng Ben nghe những bản nhạc để đưa cậu trở về với âm thanh, cũng chính cô là động lực để Ben đăng kí tham gia cuộc thi pi- a- nô dành cho lứa tuổi 15. Cô hứa với Ben rằng, mình sẽ là một khán giả cổ vũ hết mình cho Ben khi cậu thi. Vào ngày thi, Ben bước lên sân khấu với một niềm tin mãnh liệt rằng đâu đó trong hàng ngàn khán giả dưới kia, có một đôi mắt tin yêu đang dõi theo mình, có một đôi tai đang chờ đợi bản nhạc của mình. Và cậu đã say mê chơi nhạc bản nhạc tuyệt đẹp cho tình bạn. Em hãy trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. 1. Điều gì xảy ra đã ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp âm nhạc của Ben? (M1- 0,5 điểm) A. Mẹ của Ben qua đời.
  7. B. Cậu bị mất thính lực C. Cậu bị hỏng thi. D. Gia đình cậu bị phá sản. 2. Sau biến cố đó, cậu trở nên như thế nào? (M1- 0,5 điểm) A. Cậu không còn muốn tiếp xúc với ai nữa. B. Cậu không còn dành tình yêu cho âm nhạc nữa. C. Cậu đau khổ đến mức không thể nghe được âm thanh tiếng đàn. D. Cậu không còn người hướng dẫn tập đàn nữa. 3. La- la đã làm gì để Ben trở lại với âm nhạc? (M2- 0,5 điểm) A. Cô hỗ trợ tài chính cho Ben. B. Cô luôn ở bên và động viên Ben. C. Cô tìm thầy dạy giỏi cho Ben. D. Cô đăng kí cho Ben tham dự một cuộc thi âm nhạc. 4. Vì sao bản nhạc Ben chơi trong ngày thi được cho là bản nhạc tuyệt đẹp của tình bạn? (M2- 0,5 điểm) A. Vì tình bạn là động lực khiến cậu cố gắng. B. Vì có nhiều người bạn đến cổ vũ cho cậu. C. Vì cậu chơi bản nhạc nói về tình bạn. D. Vì bạn bè là người gần gũi nhất với cậu. 5. Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện? (M3- 1,0 điểm) 6. Theo em, tình bạn có vai trò như thế nào trong cuộc sống của con người? (M4- 1,0 điểm) 7. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. (M3- 0,5 điểm) Các ca sĩ luôn giữ gìn hình ảnh của mình trước
  8. A. công dân B. công chúng C. công nhân D. người dân 8. Từ ngữ nào dưới đây có thể thay thế cho từ in đậm để hai câu văn không bị lặp từ? (M2- 0,5 điểm) Ben là một thần đồng âm nhạc. Ben đã dành rất nhiều thời gian để chơi đàn. A. Cậu B. Mình C. Chàng D. Nó 9. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong câu dưới đây: (M3- 1,0 điểm) a) Ben chơi nhạc với một niềm say mê bạn còn chơi với một tình yêu mãnh liệt. b) sức mạnh của tình bạn Ben đã vượt qua nỗi đau để tiếp tục hành trình chinh phục âm nhạc của mình. 10. Thêm một vế câu để tạo thành câu ghép. (M4- 1,0 điểm) Mẹ là người em yêu thương nhất nên B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. CHÍNH TẢ (2 điểm) Sức mạnh của Toán học Toán học có sức mạnh rất to lớn. Nhờ có Toán học, người ta đã phát minh ra những điều thật kì diệu. Niu- tơn đã tìm ra những định luật kì diệu giúp con người vén bức màn bí ẩn của thiên nhiên. La- voa- di- ê đã phát minh ra định luật bảo toàn vật chất vĩ đại. Cô- péc- nic đã xây dựng nên học thuyết cho rằng Trái Đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời. Thậm chí, chỉ bằng tính toán, người ta đã tìm ra một hành tinh của Hệ Mặt Trời. (Theo BÁCH KHOA CHUYỆN LẠ THẾ GIỚI) 2. TẬP LÀM VĂN (8 điểm) Hãy viết một đoạn văn tả một người bạn đang kể chuyện hoặc đang hát, đang chơi đàn.
  9. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 A. KIỂM TRA ĐỌC I. ĐỌC THÀNH TIẾNG(3 điểm) II. ĐỌC HIỂU (7 điểm) 1. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm 2. Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm 3. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm 4. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm 5. Gợi ý: Câu chuyện đề cao tình bạn giữa Ben và La- la. Cô bé đã giúp Ben vượt qua nỗi đau của bản thân để tiếp tục hành trình chinh phục âm nhạc của mình. Tình bạn có sức mạnh thật kì diệu. 6. Gợi ý: Tình bạn là một trong những thứ tình cảm quý giá nhất của con người. Ai cũng cần phải có bạn bè, đặc biệt là những người bạn tốt, để có thể cùng nhau học hành, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. 7. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm 8. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm 9. - Điền đúng cặp quan hệ từ: 1,0 điểm (mỗi ý đúng 0,5 điểm) - Không xác định được cặp quan hệ từ: 0 điểm Gợi ý: a) Cần điền cặp từ biểu thị quan hệ tăng tiến giữa hai vế câu ghép: Chẳng những mà; Không những mà b) Cần điền cặp từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế câu ghép: Nhờ mà
  10. 10. - Viết thành câu theo yêu cầu: 1,0 điểm - Viết thành câu nhưng việc dùng từ chưa chính xác: 0,5 điểm - Viết câu trả lời chưa thành câu: 0 điểm Gợi ý: Mẹ là người em yêu thương nhất nên em luôn phấn đấu học tốt để mẹ vui lòng. B. KIỂM TRA VIẾT I. CHÍNH TẢ (2 điểm) II. TẬP LÀM VĂN (8 điểm) Tham khảo: Trong buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa qua, lớp em đóng góp rất nhiều tiết mục hay và đặc sắc. Trong đó em ấn tượng nhất với tiết mục văn nghệ vừa đàn vừa hát của bạn Phương Anh. Em không những yêu thích giọng hát truyền cảm mà còn đặc biệt ngưỡng mộ tài chơi đàn của bạn. Em say sưa thưởng thức và ngắm nhìn từng cử chỉ, động tác nhẹ nhàng của bạn. Bắt đầu tiết mục, Phương Anh ngồi ngay ngắn, thẳng nốt đồ giữa đàn, hai chân vắt chéo vào nhau. Những ngón tay nhỏ nhắn, mềm mại khum khum tròn lại và nhẹ nhàng lướt trên từng phím đàn. Những âm thanh trong trẻo, nhịp nhàng, điêu luyện vang lên. Bạn vừa đánh đàn vừa đung đưa người và cất lời hát du dương. Bản nhạc trầm bổng dẫn người nghe vào một thế giới đầy cảm xúc. Phương Anh kết thúc tiết mục trong sự cảm phục và ngưỡng mộ của đông đảo thầy cô và bạn bè. ĐỀ THI SỐ 3 A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU: Đọc thầm bài văn sau, dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và bài tập bên dưới: Rừng đước Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.
  11. Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ. (Nguyễn Thi) Câu 1: Cây đước có những đặc điểm gì nổi bật so với những cây khác? Hãy khoanh tròn vào trước ý đúng: A. Rừng đước mênh mông. B. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. C. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi. D. Cây đước mọc dài tăm tắp, rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay. Câu 2: Bài văn tả rừng đước lúc nước thủy triều như thế nào? Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng: □ Lúc nước triều lên. □ Lúc nước triều xuống. □ Cả lúc nước triều lên và lúc nước triều xuống □ Nước triều không lên không xuống Câu 3: Hoạt động của con người trong đoạn văn được miêu tả là gì? Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống thích hợp: Những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất □ Năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua □ Vết chân của những con dã tràng bé tẹo □ Trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ □ Câu 4: Nối yêu cầu so sánh hoặc nhân hóa ở cột A với hình ảnh ở cột B sao cho thích hợp: A B Hình ảnh so sánh Vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.
  12. Cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ Chúng tôi chui qua những cánh tay đước, móc Hình ảnh nhân hóa bùn ném nhau. Rễ tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Câu 5: Em hãy khoanh vào từ ngữ có tác dụng nối các câu trong đoạn văn sau : “Những buổi triều lên, nước ch ỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.” Câu 6 : Khoanh vào cặp từ ch ỉ quan hệ, gạch mộ t gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới v ị ngữ trong mỗi vế của câu ghép sau : Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc . Câu 7 : Tìm từ được lặp lại trong chuỗi câu sau đây và cho biết việc lặp lại đó có tác dụng gì? Viết ý của em vào chỗ chấm . “Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp , cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ.” Từ lặp lại đó là từ: Việc lặp lại đó có tác dụng: Câu 8 : Từ “nó” trong câu thứ hai thay thế cho từ nào trong câu thứ nhất, có thể thay từ “nó” bằng từ nào khác? Viết ý của em vào chỗ chấm . “Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất.” Từ “nó” thay thế cho từ: . Có thể thay thừ “nó” bằng từ: Câu 9 : Ở núi rừng miền trung không có cây đước, ch ỉ có tre và những loài giống tre mọc rất nhiều . Theo em, tre mang lại lợi ích gì cho đời sống con người? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm :
  13. Câu 10: Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng đước hay rừng ngập mặn? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm: B. KIỂM TRA VIẾT: I. CHÍNH TẢ II. TẬP LÀM VĂN Đề bài: Hãy tả một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 A. Kiểm tra đọc: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng: 3 điểm Giáo viên kiểm tra trong các tiết ôn tập tuần 28. Cách tiến hành: Cho học sinh bốc thăm để một chọn bài đọc (là văn xuôi) trong số các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 27, tốc độ đọc là 115 tiếng/phút. Chấm điểm: Điểm 9-10: đọc to, rõ ràng, không sai từ, giọng đọc có biểu cảm, đảm bảo tốc độ. Điểm 7-8: đọc rõ tiếng, sai không quá 4 từ, giọng đọc có biểu cảm, đảm bảo tốc độ. Điểm 5-6: sai 5 đến 7 từ, đảm bảo tốc độ. Điểm dưới 5: Không đảm bảo tốc độ, đọc còn ngắt ngứ, sai trên 8 từ. 2. Đọc hiểu: 7 điểm Thời gian làm bài: 20 phút. Điểm mỗi câu và đáp án như sau: Câu 1- MĐ1 (0,5 điểm): Khoanh vào D: Cây đước mọc dài tăm tắp Câu 2- MĐ1 (0,5 điểm): Đánh X vào ô thứ nhất: Lúc nước triều lên.
  14. Câu 3- MĐ1 (0,5 điểm): Theo thứ tự từ trên xuống dưới: S – Đ – S – Đ Câu 4- MĐ2 (0,5 điểm): +) Hình ảnh so sánh là: Cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay +) Hình ảnh nhân hóa là: Vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo Chúng tôi chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau Câu 5- MĐ1 (0,5 điểm): Khoanh vào từ: Rồi Câu 6- MĐ2(1 điểm): Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. Cặp từ quan hệ là: Tuy, nhưng Chủ ngữ 1: Mặt đất Vị ngữ 1: lẫy nhẵn thín Chủ ngữ 2: một cọng cỏ Vị ngữ 2: mọc Câu 7- MĐ2 (0,5 điểm): Từ lặp lại: đước, tác dụng: Liên kết các câu trong đoạn văn. Câu 8 (1 điểm): Từ “nó” thay thế cho từ “cây đước”, có thể thay từ “nó” bằng từ “chúng” Câu 9 (1 điểm): Con người dùng tre làm nhà cửa, làm đồ dùng trong gia đình, làm giàn giáo, làm bờ rào và rất nhiều công dụng khác nữa. Tre làm đẹp cảnh quang thiên nhiên, cho bóng mát, ngăn chặn xói lở đất và gió bão Câu 10 (1 điểm): Để bảo vệ rừng đước và rừng ngập mặn, chúng ta không nên khai thác rừng bừa bãi, không phá rừng lấy đất nuôi trồng thủy sản,trồng thêm nhiều cây chịu ngập nước, chăm sóc và bảo vệ tốt loại rừng này B. Kiểm tra viết: 10 điểm I. Viết chính tả: 2 điểm Cho học sinh viết chính tả (Nghe – viết) bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Sách TV lớp 5, tập 2, trang 83-84), viết đoạn Hội thi bắt đầu bắt đầu thổi cơm. Thời gian viết là 15 phút. Chấm điểm: Bài viết sai không quá 5 lỗi được 2 điểm, sai trên 5 lỗi thì trừ mỗi lỗi 0,5 điểm.
  15. II. Tập làm văn: 8 điểm Yêu cầu chung của bài văn là: Viết đúng đề bài; bố cục rõ ràng; dùng từ đặt câu hợp lý; nội dung chặt chẽ; Vận dụng các hình ảnh nhân hóa, so sánh, từ gợi tả Chữ viết rõ ràng; trình bày sạch sẽ. Gợi ý: Tả chiếc cặp mà em yêu thích Mở bài: - Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có? - Món quà em định tả là một chiếc cặp mới. - Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Thân bài: - Tả bao quát: Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc. Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng. Loại cặp có quai xách và dây mang. - Tả từng bộ phận: Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh. Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai. Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu. Bên trong: Cặp gồm ba ngăn: + Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập. + Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và m ịn.
  16. Kết bài: Cảm nghĩ của em. Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.