Bộ 4 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học An Cựu (Có đáp án)

b. Đọc thầm bài văn sau:

Trò chơi đom đóm

Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế!

Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê,

chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem "thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.

Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ...

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng.

Câu 1: Bài văn trên kể về chuyện gì?

A. Dùng đom đóm làm đèn

B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn

C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê

Câu 2: Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết?

A. Anh nghe đài hát bài "Đom đóm" rất hay.

B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài "Đom đóm".

C. Anh cùng đồng đội ở Trường Sa tập hát bài "Đom đóm".

pdf 15 trang Đường Gia Huy 27/01/2024 3580
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 4 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học An Cựu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_4_de_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Bộ 4 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học An Cựu (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH AN CỰU ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 5 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 60 phút) ĐỀ SỐ 1 A. PHẦN ĐỌC: a. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm đọc một trong các đoạn văn sau (thời gian đọc khoảng 1 phút) Đoạn 1: "Một sớm chủ nhật có gì lạ đâu hả cháu" Bài Chuyện một khu vườn nhỏ sách TV5 tập 1 trang 103. Đoạn 2: "Sự sống cứ tiếp tục nhấp nháy vui mắt" Bài Mùa thảo quả sách TV5 tập 1 trang 114. Đoạn 3: "Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài" Bài Hành trình của bầy ong sách TV5 tập 1 trang 118. Đoạn 4: "Nhờ phục hồi vững chắc đê điều" Bài Trồng rừng ngập mặn sách TV5 tập 1 trang 129. Đoạn 5: "Học thuộc lòng ba khổ thơ cuối bài" Bài Hạt gạo làng ta sách TV5 tập 1 trang 139. Đoạn 6: "Y Hoa đến bên gài Rok xem cái chữ nào" Bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo sách TV5 tập 1 trang 144, 145. Đoạn 7: "Hải Thượng Lãn Ông cho thêm gạo, củi" Bài Thầy thuốc như mẹ hiền sách TV5 tập 1 trang 153. Đoạn 8: "Khách đến xã Trịnh Tường đất hoang trồng lúa" Bài Ngu Công xã Trịnh Tường sách TV5 tập 1 trang 164. b. Đọc thầm bài văn sau: Trò chơi đom đóm Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế! Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê,
  2. chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem "thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng. Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng. Câu 1: Bài văn trên kể về chuyện gì? A. Dùng đom đóm làm đèn B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê Câu 2: Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết? A. Anh nghe đài hát bài "Đom đóm" rất hay. B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài "Đom đóm". C. Anh cùng đồng đội ở Trường Sa tập hát bài "Đom đóm". Câu 3: Những từ nào trong câu "Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn tẻ nít nhà quê đâu có thú gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế!" là đại từ? A. Như thế B. Trẻ nít C. Đâu, gì, thế Câu 4: Gạch chân dưới những từ ngữ làm chủ ngữ trong câu sau "Tuổi thơ đi qua, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi." A. Tuổi thơ, những trò nghịch ngợm hồ nhiên B. Những trò nghịch ngợm C. Tuổi thơ qua đi Câu 5: Tác giả có tình cảm như thế nào với trò chơi đom đóm? A. Rất nhớ B. Rất yêu thích
  3. C. Cả a và b đều đúng Câu 6: Từ "nghịch ngợm" thuộc từ loại: A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ Câu 7: "Lấy trứng khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra". Tìm từ đồng nghĩa với từ " khoét". Câu 8: Mỗi buổi tối, hàng chục con đom đóm lớn nhỏ đều phát sáng. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. PHẦN ĐỌC 1. C 2. B 3. C 4. A 5. C 6. B Câu 6: Tối - sáng; lớn - nhỏ Câu 8: Đục, đào, móc, xới B. PHẦN VIẾT: a. Viết chính tả: (2 điểm). GV đọc cho học sinh nghe viết, thời gian khoảng 15 phút. Hơi ấm quê hương Ai còn nhớ những chiều đông tê tái, được trở về căn nhà ấm cúng ngọn lửa hồng, mẹ xới cho bát cơm nóng hổi, thơm lừng như một phép màu sức hồi sinh. Mẹ cha làm ra hạt cơm ấy, nó trắng ngần trong lòng bát, nó ngào ngạt hương quê, nó tràn đầy chân tình và sức mạnh. Mồ hôi và nước mắt, máu đỏ cùng tả tơi da thịt chống lại rắn rết và cái ác rập rình để có miếng cơm, dễ gì ta thấu được một lúc một ngày. b. Tập làm văn: (3 điểm).
  4. Tả một người trong gia đình em mà em yêu quý nhất. 1. Viết chính tả: (2 điểm). Sai 1 lỗi (âm đầu, vần, thanh, viết hoa ) thì trừ 0,25 điểm. Bài viết không sai lỗi nào nhưng trình bày dơ, chữ viết cẩu thả thì trừ 0,25 điểm. 2. Tập làm văn: (3 điểm). Yêu cầu chung: Viết được bài văn khoảng 20 dòng đúng thể loại, trình bày đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Biết chọn các chi tiết nổi bật về hình dáng và tính tình của người để tả. Nêu được cảm nghĩ đối với người mình tả. Biết dùng từ, đặt câu, ít sai lỗi chính tả. Tuỳ mức độ, GV cho điểm theo các mốc: 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5 ĐỀ SỐ 2 A. Phần đọc I. Đọc và trả lời câu hỏi: (5 điểm) Học sinh đọc thầm bài “Người gác rừng tí hon” sách TV5 Tập I trang 124, khoanh tròn vào ý trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì? M1 A. Một đám người lạ mặt. B. Phát hiện những dấu chân người lớn trên đất, và hơn chục cây to bị chặt C. Một đoàn khách tham quan. Câu 2: Khi nhìn thấy hai gã trộm gỗ, bạn nhỏ đã làm gì? M1 A. Tri hô cho mọi người biết. B. Lén chạy theo đường tắt về gọi điện báo tin cho các chú công an. C. Tiếp tục quan sát xem bọn trộm làm gì. Câu 3: Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ? M1 A. Vì bạn nhỏ làm giúp ba công việc gác rừng. B. Vì bạn nhỏ yêu rừng, cho rằng việc bảo vệ rừng là trách nhiệm của người công dân. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 4: Em học tập ở bạn nhỏ điều gì? M2 A. Phải thông minh khi đối phó với bọn xấu.
  5. B. Phải dũng cảm không sợ nguy hiểm, khó khăn. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 5: Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ dũng cảm trong câu (Cháu quả là người gác rừng dũng cảm) M2 A. Thành thật, trung thực, mạnh bạo. B. Chăm chỉ, nhu nhược, dám nghĩ dám làm C. Bạo dạn, gan dạ, mạnh bạo. Câu 6: Dòng nào dưới đây có cặp từ đồng nghĩa? M2 A. Thông minh - nhanh trí. B. Chăm chỉ - nết na. C. Thất bại - thất vọng. Câu 7: Hãy kể 3 động từ trong bài: Câu 8: Kể lại một việc làm cho thấy bạn nhỏ thông minh Câu 9: Trong câu sau đây từ nào là động từ: “Lừa khi hai gã mãi cột các khúc gỗ, em lén chạy.” Câu 10: Tìm 2 từ trái nghĩa với từ “thông minh” II. Đọc thành tiếng (5 đ) Hs bốc thăm chọn một trong 3 bài sau: - Những con sếu bằng giấy (SGK TV 5 Tập I trang 36) - Chuyện một khu vườn nhỏ (SGK TV 5 Tập I trang 102) - Chuỗi ngọc lam (SGK TV 5 Tập I trang 1) B. Phần viết I. Chính tả (nghe - viết): (5 điểm) 1. Bài viết: “Mùa thảo quả” sách TV lớp 5/1 - trang 113. Viết tựa bài và đoạn: “Sự sống đến từ dưới đáy rừng”. (4 điểm) Bài tập: (1 điểm) Điền tiếng có chứa uô hoặc ua thích hợp với mỗi chỗ chấm trong thành ngữ dưới đây: - người như một. - Ngang như
  6. - Chậm như - Cày sâu . bẫm II. Tập làm văn: (4 điểm) Đề bài: Em hãy tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, người hàng xóm, ). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Đọc và trả lời câu hỏi: (4 điểm) 1. B 2. B 3. C 4. C 5. C 6. A Câu 7: Hãy kể 3 động từ trong bài: cột, chạy, còng, Câu 8: Kể lại một việc làm cho thấy bạn nhỏ thông minh: HS trả lời đúng một trong các ý sau: - Thắc mắc khi thấy dấu chân lạ. - Lần theo dấu chân để phát hiện ra bọn trộm gỗ. - Biết gọi điện báo công an. Câu 9: Trong câu sau đây từ nào là động từ: “Lừa khi hai gã mãi cột các khúc gỗ, em lén chạy.” Câu 10: tìm 2 từ trái nghĩa với từ “thông minh”: chậm hiểu, ngu ngốc Mỗi câu trả lời đúng đạt 0.5 điểm II. Đọc thành tiếng (5 đ) Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng: 1 đ Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, cụm từ : 1đ Đọc diễn cảm: 1 đ Đọc đúng cường độ, tốc đọc: 1 đ Trả lời được câu hỏi: 1 đ B. Phần viết
  7. I. Chính tả (nghe- viết): (5 điểm) 1. Bài viết: “Mùa thảo quả” sách TV lớp 5/1 - trang 113. Viết tựa bài và đoạn: “ Sự sống đến từ dưới đáy rừng”. (4 điểm) - Sai 4 lỗi chính tả trừ 1 điểm. - Những lỗi giống nhau chỉ trừ 1 lần. 2. Bài tập: (1 điểm) Học sinh điền đúng tiếng đạt 0,25 điểm (Muôn; rùa; cua; cuốc ) II. Tập làm văn: (5 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm: - Viết được bài văn tả người đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. - Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5. - Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài. ĐỀ SỐ 3 KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc hiểu, luyện từ và câu. (5 điểm) Đọc thầm đoạn văn sau: Trên công trường khai thác than Chúng tôi ra bờ moong. Ở đây, tôi nhìn được toàn cảnh của công trường trong một vòng cung cực lớn hình phễu. Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt làm cho những cỗ máy khoan khi ẩn khi hiện, trông giống như một con thuyền đã hạ buồm Dưới đáy moong, tôi đếm có đến chín cái máy xúc, nhác trông có thể ví chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia. Từ những chiếc máy xúc dưới đáy lên đến những cỗ máy khoan trên cùng là con đường vòng xoáy trôn ốc. Không ngớt xe lên, xe xuống. Những chiếc xe ben-la màu xanh lá mạ trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải. Những chiếc xe gấu màu đen trũi trông như những con kiến
  8. đất, cần cù và chắc chắn chở than từ dưới đáy moong đổ ra máng ga, rồi từ máng ga trút xuống những toa xe lửa chở ra cảng. Hoàn toàn không thấy bóng người. Nhưng tôi biết con người có mặt ở khắp mọi nơi trong cái vòng cung hình phễu này. Trần Nhuận Minh Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: 1. Tác giả đứng ở đâu để quan sát cảnh công trường? A. Sườn núi. B. Cỗ máy khoan. C. Bờ moong. D. Dưới đáy moong. 2. Tại sao những cỗ máy khoan lại "khi ẩn khi hiện"? A. Do những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt. B. Do chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia. C. Do công trường là một vòng cung cực lớn hình phễu. D. Do sương mù và mưa nhẹ. 3. Tác giả so sánh "chiếc máy xúc" với hình ảnh nào sau đây? A. Như một con thuyền đã hạ buồm B. Như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia. C. Như những con kiến đất, cần cù và chắc chắn. D. Trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải. 4. Trên công trường khai thác than có những loại máy móc, loại xe nào làm việc? A. Máy khoan, máy xúc, xe ben-la, xe gấu, xe lửa. B. Xe ben-la, xe gấu, xe lửa. C. Máy khoan, máy xúc, xe ben-la, xe gấu, xe cần cẩu, xe tải. D. Không có xe mà chỉ có máy móc. 5. Những chiếc xe gấu làm công việc gì? A. Chở than từ dưới đáy moong đổ ra máng ga.
  9. B. Chở đất đá ra cảng. C. Chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải. D. Múc than ở bãi đổ vào xe. 6. Từ nào đồng nghĩa với cụm từ: "khi ẩn khi hiện"? A. Mờ mịt. B. Vằng vặc C. Long lanh. D. Thấp thoáng. 7. Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ (Gạch dưới quan hệ từ đó trong câu). A. Không ngớt xe lên, xe xuống. B. Hoàn toàn không thấy bóng người. C. Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi. D. Chúng tôi ra bờ moong. 8. Trong câu "Ở đây, tôi nhìn được toàn cảnh của công trường trong một vòng cung cực lớn hình phễu" đại từ tôi dùng để làm gì? A. Thay thế danh từ. B. Thay thế động từ. C. Để xưng hô. D. Không dùng làm gì? II. Đọc thành tiếng. (5 điểm) Thời gian cho mỗi học sinh từ 1 đến 2 phút. Giáo viên kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các bài tập đọc đã học ở sách hướng dẫn học Tiếng Việt 5 - Tập 1B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I. Chính tả (5 điểm) 1. (4 điểm) Nghe - viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo (từ Y Hoa lấy trong gùi ra đến hết). Sách hướng dẫn học Tiếng Việt tập 1B - Tr 81; 82. 2. Bài tập chính tả. Điền tr hay ch vào chỗ chấm a. Quả anh
  10. b. Bức anh c. Bánh ưng d. uyền ngôi II. Tập làm văn (5 điểm) Đề bài: Tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần I. Đọc hiểu, luyện từ và câu. (5 điểm) 1 - c 2 - a 3 - b 4 - a 5 - a 6 - d 7 - c 8 - c Phần II. Bài tập chính tả (1 điểm) Điền tr hay ch vào chỗ chấm a. Quả chanh b. Bức tranh c. Bánh chưng d. Truyền ngôi Bài tập Tập làm văn a. Mở bài: - Giới thiệu về người thân b. Thân bài: - Tả ngoại hình
  11. - Tả tính cách c. Kết bài: - Tình cảm của em với người đó. ĐỀ SỐ 4 A. Phần đọc I. Đọc thành tiếng Bốc thăm đọc một trong các bài sau và trả lời một câu hỏi liên quan đến nội dung bài (do GV nêu). 1. Chuyện một khu vườn nhỏ. (Trang 102) 2. Mùa thảo quả. (Trang 113) 3. Người gác rừng tí hon. (Trang 124) 4. Trồng rừng ngập mặn. (Trang 128) 5. Chuỗi ngọc lam. (Trang 134) 6. Hạt gạo làng ta. (Trang 139) 7. Buôn Chư Lênh đón cô giáo. (Trang 144) 8. Thầy thuốc như mẹ hiền. (Trang 153) 9. Thầy cúng đi bệnh viện. (Trang 158) 10. Ngu Công xã Trịnh Tường (Trang 164) II. Đọc thầm và làm bài tập BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý. Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già trao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ. Lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Y Hoa được coi là người trong buôn sau khi chém nhát dao. Già Rok xoa tay lên vết chém, khen:
  12. - Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ! Rồi giọng già vui hẳn lên: - Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi! Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo: - Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào! Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo: - Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kìa! - A, chữ, chữ cô giáo! Theo HÀ ĐÌNH CẨN Đọc thầm bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo.”, dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học, hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau (Từ câu 1 đến câu 6): Câu 1: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì? a) Để thăm người dân tộc. b) Để mở trường dạy học. c) Để thăm học sinh người dân tộc. Câu 2: Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào? a) Mọi người đến rất đông, họ mặc quần áo như đi hội; họ trải đường đi cho cô giáo bằng những tấm lông thú mịn như nhung b) Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ; mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết; Y Hoa viết xong, họ cùng reo hò. c) Mọi người đến rất đông, họ mặc quần áo như đi hội; họ người im phăng phắc. Câu 3: Người dân buôn Chư Lênh thể hiện lời thề bằng cách nào? a) Đưa tay lên thề. b) Chém một nhát dao vào cây cột nóc. c) Viết hai chữ thật to, thật đậm vào cột nóc. Câu 4: Chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ?
  13. a) Mọi người đến rất đông, họ mặc quần áo như đi hội. b) Họ trải đường đi cho cô giáo bằng những tấm lông thú mịn như nhung c) Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ; mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết; Y Hoa viết xong, họ cùng reo hò. Câu 5: Câu “Ôi, chữ cô giáo này !” là kiểu câu gì? a) Câu kể. b) Câu cảm. c) Câu khiến. Câu 6: Dòng nào sau đây khác những dòng còn lại? a) Buôn Chư Lênh, Y Hoa, nhà sàn, cô giáo. b) Buôn Chư Lênh, Y Hoa, chật ních, hò reo. c) Buôn Chư Lênh, Y Hoa, ùa theo, thẳng tắp. Câu 7: Bài văn cho em biết điều gì về người dân Tây Nguyên? (Viết câu trả lời vào chỗ chấm) Câu 8: Trong câu “Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào !”, từ nào là đại từ xưng hô? (Viết câu trả lời vào chỗ chấm) Câu 9: Từ “Bấy giờ” trong câu “Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung.” thuộc thành phần nào? (Viết câu trả lời vào chỗ chấm) Câu 10: Vị ngữ trong câu “Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà.” Là gì? (Viết câu trả lời vào chỗ chấm) B. Kiểm tra viết I. Chính tả: (2 điểm) Nghe-viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo. (Trang 144) (Từ “Y Hoa lấy trong gùi ra ” đến hết ). II. Tập làm văn (8 điểm) Tả một người mà em gần gũi, quý mến nhất. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
  14. A. Phần đọc Đọc hiểu và trả lời câu hỏi 1. B 2. A 3. B 4. C 5. B 6. A Câu 7: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (1 điểm) Câu 8: Đại từ xưng hô là: cô giáo; lũ làng. (0.5 điểm) Câu 9: Từ “Bấy giờ” thuộc thành phần trạng ngữ. (1 điểm) Câu 10: Vị ngữ trong câu đó là: “lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà” (1 điểm) B. Phần viết I. Chính tả: (2 điểm) - Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định; viết sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. II. Tập làm văn: (8 điểm) * Đạt được các nội dung sau thì được 6 điểm: Mở bài: Giới thiệu người định tả. (1 điểm) Thân bài: a) Tả hình dáng (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, ). (2 điểm) b) Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, ). (2 điểm) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả. (1 điểm) * Đảm bảo các yêu cầu sau thì được 2 điểm: - Chữ viết rõ ràng, ít mắc lỗi chính tả: 0,5 điểm
  15. - Dùng từ thích hợp, đặt câu đúng: 0,5 điểm - Sáng tạo: 1 điểm.