Đề đọc hiểu Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 4

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau :

1. Ao làng gắn với những gì thân quen ở làng quê ?

a. Loài sen tinh khiết, tiếng chuông chùa, hội đua thuyền rồng.

b. Loài sen tinh khiết, hội đua thuyền rồng, kỉ niệm của tuổi thơ.

c. Loài sen tinh khiết, tiếng mõ khua vang, hội đua thuyền rồng.

d. Loài sen tinh khiết, làn gió nhẹ đưa, kỉ niệm của tuổi thơ.

2. Loài sen trong làng có những nét gì đẹp ?

a. Lá màu xanh đào, chóp nụ xanh lơ, mùi hương thuần khiết.

b. Lá màu xanh đậm, chóp nụ nhú hồng, giọt nước lóng lánh.

c. Lá màu xanh đào, chóp nụ nhú hồng, mùi hương thuần khiết.

d. Lá màu xanh đậm, chóp nụ xanh lơ, giọt nước lóng lánh.

3. Cuộc đua thuyền rồng được mở đầu bằng những tín hiệu nào ?

a. Trống giục, chiêng reo, cờ phất.

b. Trống giục, tiếng vỗ tay, cờ phất.

c. Trống giục, tiếng hò reo, tiếng vỗ tay.

d.Trống giục, chiêng reo, tiếng vỗ tay.

4. Kỉ niệm nào từ ao làng khiến tác giả thấy đậm đà hương vị dân dã ?

a. Cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về.

b. Câu cá bằng chiếc cần làm bằng cành cây tre làng.

c. Câu được cá rô ron đem về rán hoặc nấu canh cải.

d. Được vui chơi, đùa nghịch với trẻ con cùng làng.

docx 4 trang Đường Gia Huy 29/07/2023 3560
Bạn đang xem tài liệu "Đề đọc hiểu Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_doc_hieu_tieng_viet_lop_5_de_4.docx

Nội dung text: Đề đọc hiểu Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 4

  1. ĐỀ 4 AO LÀNG Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng. Có ao làng gần đình, gió đùa giỡn lá sen xanh đào, chao như chiếc nón lật ngửa bồng bềnh trên mặt nước, lòng lá đọng giọt nước lóng lánh như giọt thủy ngân. Giữa đám lá xanh, loáng thoáng điểm một vài bông hoa, chóp nụ nhú hồng. Thi thoảng, làn gió nhẹ đưa hương ngan ngát. Mùi hương thuần khiết cùng tiếng chuông chùa buông trong hoàng hôn, tiếng mõ khua đưa lòng người lâng lâng vào cõi thoát tục. Có ao làng rộng, dài, giữa ao xây một ngôi nhà thủy đình nhỏ với mái ngói cổ, bốn góc mái cong cong. Trong gian thủy đình để cờ, lọng, trống, chiêng. Hằng năm, ngày hội làng có tổ chức đua thuyền rồng. Người thi là những trai làng có thân hình khỏe. Vào hội thi, người của đôi bên mặc áo xanh, áo đỏ để phân biệt. Mỗi chiếc thuyền rồng có từ 12 đến 16 người ngồi. Sau hồi trống giục, chiêng reo, cờ phất mở đầu cuộc thi, những tay đua thuyền nhất loại khoát nhanh, khoát mạnh tay chèo vục nước đều đều vượt những vòng bơi quanh ao đưa thuyền lướt nhanh tới đích. Trẻ con, người lớn chen chúc, xúm xít đứng xem quanh bờ ao, hò reo, vỗ tay cổ vũ, nói cười rôm rả. Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả. Tôi đã từng bơi lội, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về. Tôi thường câu cá bằng chiếc cần câu làm bằng cành tre chặt ở lũy tre làng và chiếc lưỡi câu mua của cô hàng xén ở chợ quê. Chỉ vài hạt cơm nguội, mồi giun cũng câu được mấy chú cá nhỏ cho mèo ăn. Đôi khi, tôi còn câu được vài con cá rô ron mang về rán hoặc nấu canh cải, những món ăn đậm đà hương vị dân dã.
  2. ( Theo VŨ DUY HUÂN ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau : 1. Ao làng gắn với những gì thân quen ở làng quê ? a. Loài sen tinh khiết, tiếng chuông chùa, hội đua thuyền rồng. b. Loài sen tinh khiết, hội đua thuyền rồng, kỉ niệm của tuổi thơ. c. Loài sen tinh khiết, tiếng mõ khua vang, hội đua thuyền rồng. d. Loài sen tinh khiết, làn gió nhẹ đưa, kỉ niệm của tuổi thơ. 2. Loài sen trong làng có những nét gì đẹp ? a. Lá màu xanh đào, chóp nụ xanh lơ, mùi hương thuần khiết. b. Lá màu xanh đậm, chóp nụ nhú hồng, giọt nước lóng lánh. c. Lá màu xanh đào, chóp nụ nhú hồng, mùi hương thuần khiết. d. Lá màu xanh đậm, chóp nụ xanh lơ, giọt nước lóng lánh. 3. Cuộc đua thuyền rồng được mở đầu bằng những tín hiệu nào ? a. Trống giục, chiêng reo, cờ phất. b. Trống giục, tiếng vỗ tay, cờ phất. c. Trống giục, tiếng hò reo, tiếng vỗ tay. d.Trống giục, chiêng reo, tiếng vỗ tay. 4. Kỉ niệm nào từ ao làng khiến tác giả thấy đậm đà hương vị dân dã ? a. Cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về. b. Câu cá bằng chiếc cần làm bằng cành cây tre làng. c. Câu được cá rô ron đem về rán hoặc nấu canh cải. d. Được vui chơi, đùa nghịch với trẻ con cùng làng. 5. Dòng nào dưới đây nêu đúng 5 từ láy trong đoạn 2 của bài ( “ Có ao làng gần đình với cõi thoát tục. ” ) ? a. bồng bềnh, lóng lánh, loáng thoáng, ngan ngát, lâng lâng. b. bồng bềnh, hoàng hôn, loáng thoáng, ngan ngát, lâng lâng.
  3. c. bồng bềnh, thi thoảng, loáng thoáng, hoàng hôn, lâng lâng. d. bồng bềnh, lóng lánh, loáng thoáng, thuần khiết, ngan ngát. 6. Dòng nào dưới đây liệt kê đúng 6 từ ghép trong câu “ Trẻ con, người lớn chen chúc, xúm xít đứng xem quanh bờ ao, hò reo, vỗ tay cổ vũ, nói cười rôm rả.” ? a. trẻ con, người lớn, chen chúc, vỗ tay, cổ vũ, rôm rả b. trẻ con, người lớn, hò reo, vỗ tay, cổ vũ, nói cười c. trẻ con, người lớn, hò reo, xúm xít, nói cười, rôm rả d. trẻ con, người lớn, chen chúc, xúm xít, cổ vũ, nói cười 7. Dòng nào dưới đây có các từ câu là từ nhiều nghĩa ? a. câu thơ, câu cá, câu tôm b. câu cá, cần câu , cắn câu c. câu văn, câu cá, cắn câu d. câu cá, câu nói, chim câu 8. Các vế trong câu ghép “ Đôi khi, tôi còn câu được vài con cá rô ron mang về rán hoặc nấu canh cải, những món ăn đậm đà hương vị dân dã. ” được nối với nhau bằngcách nào ? a. Nối bằng một quan hệ từ. b. Nối bằng một cặp quan hệ từ. c. Nối trực tiếp ( không dùng từ nối ) 9. Đoạn 2 của bài ( “ Có ao làng gần đình với cõi thoát tục. ” ) có mấy câu sử dụng trạng ngữ ? a. Một câu b. Hai câu c. Ba câu d. Bốn câu 10. Các câu ở đoạn cuối bài ( “ Tuổi thơ tôi hương vị dân dã. ” ) được liên kết với nhau chủ yếu bằng cách nào ? a. Lặp từ ngữ b. Thay thế từ ngữ c. Dùng từ ngữ nối Đáp án : 1b , 2c , 3a , 4c , 5a , 6b , 7b , 8c , 9b , 10ª
  4. Chính tả Trưa hè nắng lên Con gà nào cất lên một tiếng gáy giữa trưa hè. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm óng ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng thiếp đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng tanh vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im bất động. Ấy thế mà mẹ lại phải vơ lấy cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong. Thương mẹ biết bao nhiêu mẹ ơi ! ( Theo NGÔ VĂN PHÚ )