Đề đọc hiểu Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 8
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:
1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa các tên người trong câu chuyện:
a- Chu Minh, Chu Đạt, Bà Triệu, Thanh Hóa
b- Chu Minh, Chu Đạt, Cửu Chân, Nghê Thức
c- Chu Minh, Chu Đạt, Bà Triệu, Nghê Thức
d- Chu Minh, Chu Đạt, Cửu Chân, Thanh Hóa
2. Chuyện em Chu Minh xảy ra vào thời kì nào ?
a- Thời nhà Hán đô hộ nước ta
b- Thời giặc Ngô đô hộ nước ta
c- Thời Nghê Thức đô hộ nước ta
d- Thời Bà Triệu chưa khởi nghĩa
3. Hành động nào của Chu Minh thể hiện rõ lòng yêu nước căm thù giặc?
a- Dìm chết Nghê Thức trên dòng sông Mã
b- Hỏi ông vì sao không tạc tượng Chu Đạt
c- Vào đền vác tượng Nghê Thức ra bờ sông
d- Dìm tượng Nghê Thức xuống sông Mã
4. Chu Minh gia nhập nghĩa quân của Bà Triệu để làm gì?
a- Để tham gia đánh giặc Ngô xâm lược
b- Để làm tùy tùng tin cậy của Bà Triệu
c- Để tiêu diệt tên Nghê Thức tàn ác
d- Để đánh tan quân xâm lược nhà Hán
5. Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ căm ghét ?
a- khinh ghét, thù ghét, giận dỗi
b- chán ghét, khinh ghét, tức giận
c- chán ghét, thù ghét, căm giận
d- căm giận, căm thù, giận dỗi
File đính kèm:
- de_doc_hieu_tieng_viet_lop_5_de_8.docx
Nội dung text: Đề đọc hiểu Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 8
- CHUYỆN EM CHU MINH Dân vùng sông Mã ở Thanh Hóa đến nay còn lưu truyền câu chuyện về một em bé giàu lòng yêu nước tên là Chu Minh. Vào thời nhà Hán đô hộ nước ta, tên thái thú(1) quận Cửu Chân tên là Nghê Thức vô cùng tàn ác, khiến người người căm ghét. Một nông dân tên là Chu Đạt đã dìm chết Nghê Thức trên dòng sông Mã. Quan quân nhà Hán đã tạc tượng Nghê Thức và lập đền thờ hắn trên bời sông. Nghe ông nội khể chuyện trên, Chu Minh thấy tự hào vì được mang dòng máu họ Chu. Em hỏi ông : “Tại sao ta không tạc tượng ông Chu Đạt mà lại để người Tàu lập đền thờ tên Nghê Thức tàn ác ?”. Ông nội nghẹn ngào : “Dân ta xưa bị nhà Hán xâm lăng, nay đang bị giặc Ngô giày xéo. Người dân mất nước chưa có quyền được sống, đâu có quyền ngợi ca công đức của cha ông ? Có chăng đến đời các cháu.” Một buổi đi cắt cỏ, Chu Minh thấy bọn lính Ngô đến mở cửa đền Nghê Thức vào thắp hương cúng vái. Nhè lúc chúng uống rượu ngủ say, em lẻn vào đền vác pho tượng chạy miết ra bờ sông. Bắt chước cụ Chu Đạt, em dìm tượng Nghê Thức xuống sông cho bõ ghét. Nhưng, loay hoay vật lộn mãi mà tượng Nghê Thức vẫn nổi phềnh phềnh. Bỗng Chu Minh cười : “Ồ, thế này mà nghĩ không ra. Được, tao sẽ buộc cổ mày vào hòn đá to xem mày còn vùng vẫy được hay không ?”. Nghê Thức gỗ bị đeo đá lập tức chìm nghỉm. Ít lâu sau, Chu Minh gia nhập nghĩa quân(2) và trở thành người tùy tùng tin cậy của Bà Triệu. Cậu nghĩa quân nhỏ tuổi ấy có vầng trán cao, chỏm tóc đen, thường mặc áo da chồn, bên hông đeo một bao tên, vai khoác cây cung như anh chàng đi săn. Trong nghĩa quân, ai cũng biết chuyện Chu Minh từng dìm chết Nghê Thức trên dòng sông Mã. (Theo NGUYỄN ĐỨC HIỀN) (1) Thái thú: chức quan cai trị một quận trong thời kì nhà Hán (Trung Quốc) xâm lược nước ta. (2) Nghĩa quân: quân khởi nghĩa, đội quân nổi lên chống kẻ áp bức, xâm lược.
- Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau: 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa các tên người trong câu chuyện: a- Chu Minh, Chu Đạt, Bà Triệu, Thanh Hóa b- Chu Minh, Chu Đạt, Cửu Chân, Nghê Thức c- Chu Minh, Chu Đạt, Bà Triệu, Nghê Thức d- Chu Minh, Chu Đạt, Cửu Chân, Thanh Hóa 2. Chuyện em Chu Minh xảy ra vào thời kì nào ? a- Thời nhà Hán đô hộ nước ta b- Thời giặc Ngô đô hộ nước ta c- Thời Nghê Thức đô hộ nước ta d- Thời Bà Triệu chưa khởi nghĩa 3. Hành động nào của Chu Minh thể hiện rõ lòng yêu nước căm thù giặc? a- Dìm chết Nghê Thức trên dòng sông Mã b- Hỏi ông vì sao không tạc tượng Chu Đạt c- Vào đền vác tượng Nghê Thức ra bờ sông d- Dìm tượng Nghê Thức xuống sông Mã 4. Chu Minh gia nhập nghĩa quân của Bà Triệu để làm gì? a- Để tham gia đánh giặc Ngô xâm lược b- Để làm tùy tùng tin cậy của Bà Triệu c- Để tiêu diệt tên Nghê Thức tàn ác d- Để đánh tan quân xâm lược nhà Hán 5. Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ căm ghét ? a- khinh ghét, thù ghét, giận dỗi b- chán ghét, khinh ghét, tức giận c- chán ghét, thù ghét, căm giận d- căm giận, căm thù, giận dỗi 6. Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ căm ghét? a- chiều chuộng, yêu mến, kính trọng b- yêu mến, chiều chuộng, thương yêu c- thương yêu, nâng niu, giúp đỡ d- thương mến, mến phục, đỡ đần 7. Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng là từ nhiều nghĩa? a- nấu cao, giọng nữ cao b- treo cờ, chơi ván cờ c- đồng lúa, tượng đồng
- d- dòng sông, dòng kẻ li 8. Có mấy quan hệ từ trong câu “Ít lâu sau, Chu Minh gia nhập nghĩa quân và trở thành người tùy tùng tin cậy của Bà Triệu.” ? a- Một quan hệ từ (Đó là: ) b- Hai quan hệ từ (Đó là: ) c- Ba quan hệ từ (Đó là: ) d- Bốn quan hệ từ (Đó là: ) 9. Chủ ngữ của câu “Nghê Thức gỗ bị đeo đá lập tức chìm nghỉm.” là từ ngữ nào ? a- Nghê Thức b- Nghê Thức gỗ c- Nghê Thức gỗ bị đeo đá c- Nghê Thức gỗ bị đeo đá lập tức 10. Các câu trong đoạn cuối bài (“Ít lâu sau, trên dòng sông Mã.”) được liên kết với nhau bằng những cách nào? a- Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ b- Lặp từ ngữ, dùng từ ngữ nối c- Thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối d- Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối Đáp án : 1c , 2b , 3d , 4a , 5c , 6b , 7d , 8b ( và, của ) , 9c , 10a Chính tả Chú bé Kô-li-a Tuổi mười hai đuổi bướm bắt chim Em ở đây, Bên Bác Lê-nin Người làm việc, cần em canh gác - Cha đâu em ? - Cha làm súng và đi liên lạc. - Và mẹ em ?
- - Mẹ cùng anh nướng bánh, đưa đường. Thuyền qua về, hôm sớm, trong sương Vui lắm nhé. Ở đây rất thích Em yêu nhất trên đời : I-lích Người với em đi cất vó chiều chiều Và đêm đêm, Bác cháu ngủ chung lều Em cứ thương Người trở mình thao thức Kéo chăn mỏng đắp cho em ấm ngực Rồi lặng yên, nghe dậy nước triều xa Người nghĩ suy Đến khi rừng bừng sáng tiếng chim ca ( TỐ HỮU )