Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 11 - Năm học 2021-2022

Đọc thầm

Tằm trong nong đã nhặt xong, các chị hái dâu đội nong ra rộc kì cọ giặt giũ. Tiếng đập nong nghe phành phạch như tiếng trống lủng. Tôi và thằng Cù Lao khiêng hết giường phản ở nhà trên đem dồn xuống bếp. Bàn ghế phải cấp tốc đưa hết ra sân lấy chỗ vầy tằm. Thằng Cù Lao đổ than vào nồi, quạt lửa. Chú Năm Mùi hướng dẫn đặt bủa chụm đầu vào nhau, cứ hai bủa chụm lại thành một, giống như hai mái nhà. Dưới bủa phải đặt nồi lửa để sưởi cho tằm được ấm. Chị Bốn đã rang sẵn mấy nồi bắp để phục vụ đội ngũ vầy tằm. Tôi và thằng Cù Lao nhai bắp rang, ngồi lắng nghe chú Năm kể chuyện. Toàn những chuyện đùa ông bán trứng tằm, người đào dâu, chuyện chế giễu những kẻ ngu xuẩn, bọn quan lại hống hách. Nhiều chuyện có những chi tiết rất tục, làm chúng tôi cười lăn lóc, suýt ngã vào nồi than. Chú Năm nheo mắt cười hì hì:

- Nay cách mạng thành công tao mới dám kể cho bọn mày nghe. Trước đây tao phải kín miệng, vì nó động thời thế!

(trích Quê nội - Võ Quảng)

II. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng

1. Bài văn có nhắc đến loài động vật nào?

A. Con tằm

B. Con sâu

C. Con kiến

2. Người dân nuôi tằm để làm gì?

A. Để ăn thịt

B. Để lấy tơ dệt vải

C. Để trang trí nhà cửa

3. Chú Năm Mùi dặn cần phải đặt gì dưới các bủa?

A. Nồi lửa

B. Rơm khô

C. Nước lạnh

4. Chú Năm đã không kể những câu chuyện gì cho tôi và Cù Lao nghe?

A. Chuyện ông bán trứng tằm, người đào dâu

B. Chuyện chế giễu những kẻ ngu xuẩn, bọn quan lại hống hách

C. Chuyện đi chăn trâu trên đồng vào mùa hạ

docx 3 trang Đường Gia Huy 29/07/2023 2140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 11 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_de_so_11_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 11 - Năm học 2021-2022

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 11) A. Kiểm tra đọc hiểu I. Đọc thầm Tằm trong nong đã nhặt xong, các chị hái dâu đội nong ra rộc kì cọ giặt giũ. Tiếng đập nong nghe phành phạch như tiếng trống lủng. Tôi và thằng Cù Lao khiêng hết giường phản ở nhà trên đem dồn xuống bếp. Bàn ghế phải cấp tốc đưa hết ra sân lấy chỗ vầy tằm. Thằng Cù Lao đổ than vào nồi, quạt lửa. Chú Năm Mùi hướng dẫn đặt bủa chụm đầu vào nhau, cứ hai bủa chụm lại thành một, giống như hai mái nhà. Dưới bủa phải đặt nồi lửa để sưởi cho tằm được ấm. Chị Bốn đã rang sẵn mấy nồi bắp để phục vụ đội ngũ vầy tằm. Tôi và thằng Cù Lao nhai bắp rang, ngồi lắng nghe chú Năm kể chuyện. Toàn những chuyện đùa ông bán trứng tằm, người đào dâu, chuyện chế giễu những kẻ ngu xuẩn, bọn quan lại hống hách. Nhiều chuyện có những chi tiết rất tục, làm chúng tôi cười lăn lóc, suýt ngã vào nồi than. Chú Năm nheo mắt cười hì hì: - Nay cách mạng thành công tao mới dám kể cho bọn mày nghe. Trước đây tao phải kín miệng, vì nó động thời thế! (trích Quê nội - Võ Quảng) II. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng 1. Bài văn có nhắc đến loài động vật nào? A. Con tằm
  2. B. Con sâu C. Con kiến 2. Người dân nuôi tằm để làm gì? A. Để ăn thịt B. Để lấy tơ dệt vải C. Để trang trí nhà cửa 3. Chú Năm Mùi dặn cần phải đặt gì dưới các bủa? A. Nồi lửa B. Rơm khô C. Nước lạnh 4. Chú Năm đã không kể những câu chuyện gì cho tôi và Cù Lao nghe? A. Chuyện ông bán trứng tằm, người đào dâu B. Chuyện chế giễu những kẻ ngu xuẩn, bọn quan lại hống hách C. Chuyện đi chăn trâu trên đồng vào mùa hạ 5. Tiếng đập nong được so sánh với âm thanh của: A. Tiếng trống trường B. Tiếng trống lủng C. Tiếng trống cơm 6. Từ cách mạng trong câu Nay cách mạng thành công tao mới dám kể cho bọn mày nghe chỉ: A. Cuộc cách mạnh 4.0 B. Cuộc cách mạng trong nông nghiệp
  3. C. Cuộc cách mạng vào tháng 8-1945 7. Từ nào sau đây không phải từ láy? A. phành phạch B. hống hách C. thời thế 8. Từ lăn lóc thuộc từ loại nào? A. Tính từ B. Danh từ C. Động từ B. Kiểm tra viết I. Chính tả: Nghe - viết Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương Mồ hôi mà đổ xuống vườn Dâu xanh lúa tốt vấn vương tơ tằm. II. Tập làm văn Đề bài: Hãy viết bài văn tả một cơn mưa.