Đề khảo sát chất lượng học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Hiệp Hòa - Đề 16 (Có đáp án)
B/ Đọc hiểu: .............
A. Đọc thầm đoạn văn sau:
Cho và nhận
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
-Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! -Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thầy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có một cái gì để trao cho người khá. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi không bước ra khỏi phong, giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tuỵ.
Xuân Lương
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào đáp án đúng:
1. Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt?
A. Vì bạn ấy bị đau mắt.
B. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.
C. Cả hai ý trên.
2. Việc làm đó chứng tỏ cô giáo là người như thế nảo?
A. Cô là người rất quan tâm đến học sinh.
B. Cô rất giỏi về y học.
C. Cả hai ý trên.
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_ho.docx
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Hiệp Hòa - Đề 16 (Có đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT VĨNH BẢỎ Đề khảo sát chất lượng học kì II TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆP HÒA Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Điểm: Bằng chữ: . I.KIỂM TRA ĐỌC. II.KIỂM TRA VIẾT PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH PHONG Môn: Tiếng Việt- lớp 5 PHẦN ĐỌC A/ Đọc thành tiếng: B/ Đọc hiểu: A. Đọc thầm đoạn văn sau: Cho và nhận Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính. -Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! -Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
- Thầy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có một cái gì để trao cho người khá. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi không bước ra khỏi phong, giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tuỵ. Xuân Lương B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào đáp án đúng: 1. Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? A. Vì bạn ấy bị đau mắt. B. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường. C. Cả hai ý trên. 2. Việc làm đó chứng tỏ cô giáo là người như thế nảo? A. Cô là người rất quan tâm đến học sinh. B. Cô rất giỏi về y học. C. Cả hai ý trên. 3. Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? A. Nói rằng đó là cặp kính rất rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm. B. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn. C. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyển tiếp món quà cho người khác. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? A. Cần thường xuyên tặng quà cho người khác để thể hiện sự quan tâm. B. Sống không chỉ biết nhận mà phải biết cho. C. Cần sẵn sàng nhận quà tặng của người khác.
- 5. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “Phức tạp”? A. Đơn giản. B. Đơn sơ. C. Đơn cử. 6. Từ “cho” và “nhận” trong bài thuộc loại từ gì? A. Tính từ. B. Động từ. C. Danh Từ 7. Trong câu: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận” có mấy quan hệ từ? A. Một quan hệ từ. B. Hai quan hệ từ. C. Ba quan hệ từ. 8. Câu: “Cô làm cho tôi trở thành người có trách nhiệm” thuộc loại câu gì? A. Câu kể “Ai là gì” B. Câu kể “Ai làm gì” C. Câu kể “Ai thế nào” PHẦN VIẾT I. Chính tả: 1. Bài viết: Lúa trời Đồng Tháp Hằng năm, vào khoảng tháng tư âm lịch, bắt đầu vào mùa mưa thì cũng là khi lúa mọc. Thân cây cứng cỏi, lá to, phát triển đều đặn nhờ sương gió và đặc biệt là nhờ nước mưa. Lúa trời phát triển mạnh và trổ bông vào mùa nước nổi. Nước nổi tới đâu là cây lúa vượt khỏi mặt nước tới đó, cả đọ lúa và hạt. Hạt chín dần trong cả tháng trời (từ rằm tháng 9 đến rằm tháng 10 âm lịch). Mỗi lần chín chỉ vài hạt, rơi xuống nước mọc một cách tự nhiên, chúng lặn xuống bùn non (phù sa) và nằm đó cho đến khi nước rút, qua mùa khô, đến lúc mưa xuống thì lại nẩy mầm. 2. Bài tập; a: Dòng nào dưới đây gồm các từ đều viết đúng chính tả? A. giọt sương, xương sườn, xương sớm. B. Say sưa, ngày xưa, xưa kia. C. Súng ống, hoa xúng. b: Điền ch hoặc tr vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu thành ngữ, tục ngữ sau:
- ó eo mèo đậy. II. Tập làm văn: Tả một cây ăn quả ở quê em (hoặc ở nơi khác) mà em có dịp quan sát và thưởng thức loại quả đó. HƯỚNG DẪN CHẤM A: Đọc (10đ) 1. Đọc thành tiếng (6đ). Học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5 tập 2 . Đọc đúng tiếng, từ: 2đ (đọc sai từ 2 - 4 tiếng được 0,5đ; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0đ). Ngắt nghỉ đúng các đáu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1,5đ (ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ 0,5đ; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0đ). Đọc bước đầu có biểu cảm: 1,5đ. Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1,5đ 2. Đọc hiểu: (4đ). Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5đ. Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: C Câu 4: B Câu 5: A Câu 6: B Câu 7: B Câu 8: B B. Bài kiểm tra viểt: (10đ) a. Chính tả: (5 đ) 1. Bài viết (4 đ) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (4đ). - Cách trừ điểm: + Lỗi: Sai, lẫn phụ âm đầu, không viết hoa đúng quy định cứ 2 lỗi trừ 0,5đ. + Lỗi: vần, thanh cứ mỗi lỗi trừ 0,5đ. 3. Bài tập (1đ). Mỗi phần đúng cho 0,5đ a) ý B. b) Chó treo mèo đậy. III/ Tập làm văn: (5đ) Đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Viết được bài tả một cây ăn quả có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài đúng theo thể loại đã học. Độ dài viết khoảng 17 câu trở lên. *Yêu cầu chung: Viết được bài văn tả một cây ăn quả. Bài viết đúng thể loại văn miêu tả, viết đúng chính tả, câu văn đúng ngữ pháp. Trong bài viết biết sử dụng những từ ngữ giàu hình ảnh, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Bài nhiều chi tiết tả đúng trọng tâm. *Yêu cầu cụ thể: Mở bài: (0,75đ) Giới thiệu được một cây ăn quả (đó là cây gì? được trồng ở đâu? Có thể kể vắn tắt một sự việc, một kỷ niệm gắn với cây đó ). Thân bài: ( 3,5đ). Tả từ bao quát đến chi tiết, hoặc tả từng thời kỳ phát triển của cây. -Tả bao quát: hình dáng, kích thước, màu sắc -Tả chi tiết từng bộ phận của cây, đi sâu vào những bộ phận có đặc điểm nổi bật (tả quả). -Tả cây ăn quả gắn với một vài kỷ niệm của bản thân. (Cần lồng cảm xúc khi tả và xen kẽ cảnh thiên nhiên vào bài văn cho hợp lý). *Kết bài: (0,75đ). Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây ăn quả đó. 2. (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về điểm đạt và chữ viết có thể cho các mức độ: 5 - 4,5 -4 - 3,5 - 3 -2,5 -2 -1,5 - 1 - 0,5)