Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 1 (Có đáp án)

  1. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm – 35 phút)
  2. Đọc thành tiếng (3 điểm)
  3. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Thần Prô-mê-tê và ngọn lửa

Trong thần thoại Hi Lạp, thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng với con người. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt – chúa tể các vị thần để trao nó cho loài người. Vì hành động đó, ông đã bị thần Dớt tra tấn bằng nhiều cực hình vô cùng khủng khiếp. Dù vậy, ông vẫn quyết tâm giúp đỡ con người đến cùng. Ngọn lửa của ông đã mang đến nền văn minh cho nhân loại, giúp họ xua tan đi cái giá lạnh, khắc nghiệt của thời tiết, đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Một ngày, thần Prô-mê-tê vi hành xuống hạ giới để kiểm tra xem loài người sống ra sao với ngọn lửa ấy. Khi vừa đặt chân xuống mặt đất, vị thần tốt bụng bàng hoàng vì khung cảnh hoang tàn nơi đây. Cây cối chết trụi, ở một vài gốc cây, ngọn lửa vẫn còn âm ỉ cháy. Cảnh tượng đó còn thảm hại hơn nhiều so với cảnh hoang vu, mông muội khi ông đặt chân đến đây lần đầu. Sau đó, ông hiểu ra, chính con người đã dùng ngọn lửa để đốt rừng, hủy hoại thiên nhiên, tàn phá cuộc sống của mình. Thần Prô-mê-tê nổi giận đùng đùng. Ông đã chịu bao đau đớn để mang ngọn lửa đến với con người cho họ cuộc sống văn minh, thế mà họ lại sử dụng lửa để tự hủy diệt mình. Thần quyết định thu hồi ngọn lửa.

Bỗng nhiên, thần Prô-mê-tê ngừng lại vì nghe đâu đó có tiếng cười nói ríu rít. Thần trông thấy phía xa xa có hai chú bé đang ngồi quây quanh đống lửa nhỏ, ánh lửa bừng lên làm hồng ửng hai đôi má lem nhem tro bụi. Giữa cái lạnh mùa đông, hai chú vun lá khô lại, lấy chút lửa tàn từ những gốc cây để sưởi ấm đôi bàn tay đang cứng đờ vì lạnh giá. Vị thần im lặng hồi lâu. Ông quyết định cho loài người thêm một cơ hội. Thần vỗ cánh bay về trời.

Câu 1. Thần Prô-mê-tê đã làm gì để giúp đỡ con người? (0,5 điểm-M1)

A. Ông lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho con người.

B. Ông phát minh ra ngọn lửa để trao cho con người.

C. Ông cổ vũ con người đánh cắp lửa của thần Dớt.

D. Ông xin thần Dớt ban ngọn lửa cho con người.

Câu 2.Nhờ có sự giúp đỡ của thần Prô-mê-tê, cuộc sống con người thay đổi như thế nào? (0,5 điểm)

A. Con người có một cuộc sống giàu sang, phú quý.

B. Con người có thể xây những tòa nhà cao chọc trời.

C. Con người có thể chinh phục biển khơi rộng lớn.

D. Con người có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn.

docx 10 trang Đường Gia Huy 24/05/2024 1740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 1 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 1 A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm – 35 phút) I.Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Thần Prô-mê-tê và ngọn lửa Trong thần thoại Hi Lạp, thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng với con người. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt – chúa tể các vị thần để trao nó cho loài người. Vì hành động đó, ông đã bị thần Dớt tra tấn bằng nhiều cực hình vô cùng khủng khiếp. Dù vậy, ông vẫn quyết tâm giúp đỡ con người đến cùng. Ngọn lửa của ông đã mang đến nền văn minh cho nhân loại, giúp họ xua tan đi cái giá lạnh, khắc nghiệt của thời tiết, đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một ngày, thần Prô-mê-tê vi hành xuống hạ giới để kiểm tra xem loài người sống ra sao với ngọn lửa ấy. Khi vừa đặt chân xuống mặt đất, vị thần tốt bụng bàng hoàng vì khung cảnh hoang tàn nơi đây. Cây cối chết trụi, ở một vài gốc cây, ngọn lửa vẫn còn âm ỉ cháy. Cảnh tượng đó còn thảm hại hơn nhiều so với cảnh hoang vu, mông muội khi ông đặt chân đến đây lần đầu. Sau đó, ông hiểu ra, chính con người đã dùng ngọn lửa để đốt rừng, hủy hoại thiên nhiên, tàn phá cuộc sống của mình. Thần Prô-mê-tê nổi giận đùng đùng. Ông đã chịu bao đau đớn để mang ngọn lửa đến với con người cho họ cuộc sống văn minh, thế mà họ lại sử dụng lửa để tự hủy diệt mình. Thần quyết định thu hồi ngọn lửa. Bỗng nhiên, thần Prô-mê-tê ngừng lại vì nghe đâu đó có tiếng cười nói ríu rít. Thần trông thấy phía xa xa có hai chú bé đang ngồi quây quanh đống lửa nhỏ, ánh lửa bừng lên làm hồng ửng hai đôi má lem nhem tro bụi. Giữa cái lạnh mùa đông,
  2. hai chú vun lá khô lại, lấy chút lửa tàn từ những gốc cây để sưởi ấm đôi bàn tay đang cứng đờ vì lạnh giá. Vị thần im lặng hồi lâu. Ông quyết định cho loài người thêm một cơ hội. Thần vỗ cánh bay về trời. Câu 1. Thần Prô-mê-tê đã làm gì để giúp đỡ con người? (0,5 điểm-M1) A. Ông lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho con người. B. Ông phát minh ra ngọn lửa để trao cho con người. C. Ông cổ vũ con người đánh cắp lửa của thần Dớt. D. Ông xin thần Dớt ban ngọn lửa cho con người. Câu 2.Nhờ có sự giúp đỡ của thần Prô-mê-tê, cuộc sống con người thay đổi như thế nào? (0,5 điểm) A. Con người có một cuộc sống giàu sang, phú quý. B. Con người có thể xây những tòa nhà cao chọc trời. C. Con người có thể chinh phục biển khơi rộng lớn. D. Con người có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn. Câu 3. Vì sao thần Prô-mê-tê lại tức giận khi đi vi hành? (0,5 điểm-M2) A. Vì ông thấy con người đã dùng lửa để hủy hoại thiên nhiên. B. Vì ông thấy con người không dùng ngọn lửa mà ông đã ban cho. C. Vì ông thấy con người không sử dụng hết giá trị của ngọn lửa. D. Vì ông thấy con người không ghi nhớ công lao của ông. Câu 4. Nguyên nhân nào khiến thần Prô-mê-tê thay đổi ý định thu hồi ngọn lửa? (0,5 điểm-M2) A. Con người van xin thần hãy để ngọn lửa ở lại trần gian. B. Con người hứa với thần là sẽ không dùng lửa để hủy hoại thiên nhiên. C. Thần nhìn thấy hai đứa trẻ ngồi sưởi ấm bên ngọn lửa. D. Những vị thần khác xin thần Prô-mê-tê để ngọn lửa ở lại. Câu 5. Em hãy nêu vai trò của ngọn lửa trong cuộc sống. (1,0 điểm-M3) Câu 6. Nếu được gặp thần Prô-mê-tê, em sẽ nói gì để thần không thu hồi ngọn lửa? (1,0 điểm-M4)
  3. Câu 7.Có thể thay từ “công dân” trong câu dưới đây bằng từ đồng nghĩa nào? ( 0,5 điểm-M1) Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân. A. người dân B. dân tộc C. nông dân D. dân chúng Câu 8. Chọn cặp từ thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: (0,5 điểm-M2) Prô-mê-tê vi hành xuống hạ giới, Thần thấy ngọn lửa bùng cháy khắp nơi. A. vừa đã B. càng càng C. tuy nhưng D. không những mà còn Câu 9. a) Chọn từ thích hợp nhất trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để liên kết hai câu văn dưới đây: (0,5 điểm-M3) Nàng Trăng hôm nay lộng lẫy hơn hẳn mọi hôm. lặng lẽ kéo chiếc rèm mây xốp như bông gòn, soi mình vào chiếc gương khổng lồ của mặt sông để rồi tỏa sáng vằng vặc. (Nàng Trăng/ Nàng/ Nó/ Cô ta) b) Gạch dưới từ ở câu thứ hai được dùng để liên kết với câu thứ nhất. (0,5 điểm) Thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho loài người. Câu 10. Hãy trả lời câu hỏi sau bằng một câu ghép. (1,0 điểm-M4) Vì sao thần Prô-mê-tê quyết định không thu hồi ngọn lửa?
  4. Bài kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả nghe – viết (2 điểm – 15 phút) Sức mạnh của Toán học Toán học có sức mạnh rất to lớn. Nhờ có Toán học, người ta đã phát minh ra những điều thật kì diệu. Niu-tơn đã tìm ra những định luật kì diệu giúp con người vén bức màn bí ẩn của thiên nhiên. La-voa-di-ê đã phát minh ra định luật bảo toàn vật chất vĩ đại. Cô-péc-nic đã xây dựng nên học thuyết cho rằng Trái Đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời. Thậm chí, chỉ bằng tính toán, người ta đã tìm ra một hành tinh của Hệ Mặt Trời. Theo BÁCH KHOA CHUYỆN LẠ THẾ GIỚI
  5. II. Tập làm văn (8 điểm – 35 phút) Đề bài: Em hãy tả con vật mà em yêu thích nhất.
  6. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 B. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm – 35 phút) III. Đọc thành tiếng (3 điểm) IV. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Câu 1 2 3 4 7 8 Đáp án A D A C A A Câu 5. Em hãy nêu vai trò của ngọn lửa trong cuộc sống. (1,0 điểm) Gợi ý: Lửa có vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giúp con người ăn chín, uống sôi, giảm bệnh tật, là nguồn nhiệt năng lượng trong các ngành công nghiệp và nghiên cứu khoa học. Câu 6. Nếu được gặp thần Prô-mê-tê, em sẽ nói gì để thần không thu hồi ngọn lửa? (1,0 điểm) Gợi ý: Thưa thần, chỉ vì hành động sai trái của một số người mà ngọn lửa đã hủy hoại thiên nhiên, chúng con xin nhận lỗi và hứa sẽ sử dụng ngọn lửa hợp lí và bảo vệ thiên nhiên. Câu 9. a) Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm - Từ ngữ thích hợp “Nàng”. Nàng Trăng hôm nay lộng lẫy hơn hẳn mọi hôm. Nàng lặng lẽ kéo chiếc rèm mây xốp như bông gòn, soi mình vào chiếc gương khổng lồ của mặt sông để rồi tỏa sáng vằng vặc. b) Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm Thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho loài người. - Từ ngữ liên kết: Ông (thay thế cho từ “Thần Prô-mê-tê” ở câu trước). Câu 10. Hãy trả lời câu hỏi sau bằng một câu ghép. (1,0 điểm) - Viết thành câu theo yêu cầu: 1,0 điểm - Viết thành câu nhưng dùng từ chưa chính xác: 0,5 điểm - Viết câu trả lời chưa thành câu: 0 điểm Gợi ý:
  7. Thần Prô-mê-tê quyết định không thu hồi ngọn lửa vì ông nhìn thấy hai đứa trẻ đang ngồi sưởi ấm. C. Bài kiểm tra viết (10 điểm) II. Tập làm văn (8 điểm – 35 phút) Đề bài: Em hãy tả con vật mà em yêu thích nhất. A. Mở bài: Giới thiệu về con vật định tả. Chú ý gắn với thời gian, không gian thích hợp. B. Thân bài: - Tả đặc điểm hình dáng (từ khái quát đến chi tiết) của con vật. - Tả đặc điểm hoạt động của con vật (hoạt động thường xuyên, quen thuộc như mọi con vật cùng loài; hoạt động riêng, bất ngờ khác với những con vật cùng loài) C. Kết bài: Con vật gần gũi với cuộc sống của em, được em yêu quý như thế nào? Lời giải chi tiết Nhà em có nuôi nhiều gia súc, gia cầm. Loài vật nào em cũng yêu quý nhưng em thích nhất là chú gà trống gáy. Chú thuộc giống gà kiến, nuôi được sáu tháng tuổi. Thân hình chú chắc nịch, nặng chừng ba ki-lô-gam. Đầu chú to bằng một nắm tay người lớn. Trên đầu chú là một chiếc mào đỏ chót, chiếc mào ấy thường lắc lư như kiêu hãnh bởi vẻ đẹp rực rỡ của mình. Nổi bật nhất trên thân hình chú là bộ lông nhiều màu sắc, lông cổ màu tía, lông cánh màu đỏ, lông đuôi màu đen biếc, còn các lớp khác có màu vàng sẫm, các sắc màu ấy luôn hài hoà trên bộ áo lông vũ của chú. Em đã có dịp quan sát chú thật lâu, thật kĩ. Cặp mắt chú long lanh như hai hạt cườm đã làm em rất thích thú. Mỗi khi chú nhìn thấy thức ăn, con ngươi màu nâu sầm cứ đưa qua, đưa lại, có khi ánh lên rồi nhìn lên liến thoắng. Khi ăn mồi, cái mỏ của chú mổ thức ăn thật gọn bởi nó nhọn và cứng cáp. Thấy con giun nào thì cái mỏ ấy sẽ tóm cổ được ngay. Khi giận dữ, cái mỏ chú cũng rất lợi hại. Nó cũng là một loại vũ khí để chú phòng thân. Một bộ phận giúp chú phát hiện đối thủ là đôi tai. Tuy đôi tai chú bé tí như hai hạt tiêu lõm vào hai bên đầu nhưng thính lắm, nghe bước chân chó vện chạy ra thì chú đã nhảy phốc lên cành cây rồi. Có lúc chú rướn cổ lên, ưỡn cái ức đầy thịt ra đằng trước, vỗ cánh phành phạch rồi gáy vang như thách thức. Lúc ấy, trông chú như người nghệ sĩ thổi kèn đồng.
  8. Tiếng gáy của chú gà trống như cái đồng hồ báo giờ giấc cho gia đình em. Chú gáy rất đúng giờ. Tiếng gáy ấy như một âm thanh sâu thẳm trong em. Nghe tiếng gà gáy, em cảm thấy yêu gia đình, yêu làng quê tha thiết. Nhờ có chú, em dậy học bài đúng lúc. Chú cũng nhắc nhở em không để thời gian trôi đi vô ích. Em rất yêu chú gà trống. Em xem chú như người bạn nhỏ của mình.