Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 13 (Có đáp án)

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm đoạn văn sau.

NHỮNG DÒNG SÔNG KHÔNG BAO GIỜ NGỦ

Đêm lặng thầm gọi về những giấc ngủ, dịu dàng bao bọc, ôm ấp lên vỏ cây và vạn vật, khi mà mặt trời – sự sống của muôn loài cũng mỏi mệt tìm về bến đỗ của những giấc mơ…

Từng mái nhà cổ trầm lặng lim dim, những cô bé, cậu bé ngoan hiền đang mơ màng thiêm thiếp… Khu vườn cũng tĩnh lặng tuyệt đối, nghe rõ từng tiếng lá nhẹ rơi… Đêm hí hửng trườn từ khu vườn xuống dòng sông, luênh loáng trên mặt nước dát vàng ánh trăng. Nhưng kì lạ thay, sóng chẳng bao giờ im lìm, đắm chìm trong những giấc mơ, mà cả khi mệt mỏi cũng luôn trăn trở mình thao thức… Sóng đang hát thầm bài ca về những dòng sông không bao giờ ngủ, thức cùng thời gian, cùng vũ trụ từ thuở hồng hoang…

Những dòng sông thức suốt mùa mưa khi con nước lũ tràn về trong mắt người những âu lo, phấp phỏng… Những dòng sông thức trọn mùa hạn khi nước cạn chỉ còn cát phơi mình, âm thầm trơ trọi một niềm đau… Sông cứ chảy trôi trên những nhịp thời gian, âm vang muôn vàn cung bậc thao thức, lắng nghe và hát bao chuyện vui buồn của làng của xóm sau lũy tre xanh.

Dẫu biết rằng bạn và tôi chưa đi hết được mọi miền của Tổ quốc mình nhưng có thể biết rằng, đất nước mình là đất nước của những dòng sông… chưa ở đâu lại có nhiều dòng sông – mà mỗi dòng sông đều có một vẻ đẹp riêng, một huyền thoại riêng, thậm chí gắn liền với những chiến công lừng lẫy, với vận mệnh của đất nước, với từng thời khắc thăng trầm, vui buồn của dân tộc như dải đất cong cong hình chữ S thân yêu này. Ôi! Đất nước của mình – đất nước của những dòng sông không bao giờ ngủ.

Theo LƯƠNG ĐÌNH KHOA

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

  1. Những hình ảnh nào miêu tả màn đêm ở làng quê?
  2. Đêm lặng thầm gọi về những giấc ngủ, dịu dàng bao bọc, ôm ấp lên cỏ cây và vạn vật.
  3. Tiếng nhạc dập dìu từ một quán cà phê vọng lại.
  4. Từng mái nhà cổ trầm lặng lim dim, những cô bé, cậu bé ngoan hiền đang mơ màng thiêm thiếp.
  5. Đêm hí hửng trườn từ khu vườn xuống dòng sông, lênh loáng trên mặt nước dát vàng ánh trăng.
  6. Những hình ảnh nào cho thấy dòng sông không ngủ?
  7. sóng chẳng bao giờ im lìm
  8. Sông lặng im chìm mình trong những giấc mơ.
  9. Sóng chẳng bao giờ im lìm, đắm chìm trong những giấc mơ, mà cả khi mệt mỏi cũng luôn trăn trở mình thao thức.
  10. Sóng đang hát thầm bài ca về những dòng sông không bao giờ ngủ, thức cùng thời gian, cùng vũ trụ tự thuở hồng hoang…
docx 7 trang Đường Gia Huy 24/05/2024 1760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 13 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề số 13 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 13 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm đoạn văn sau. NHỮNG DÒNG SÔNG KHÔNG BAO GIỜ NGỦ Đêm lặng thầm gọi về những giấc ngủ, dịu dàng bao bọc, ôm ấp lên vỏ cây và vạn vật, khi mà mặt trời – sự sống của muôn loài cũng mỏi mệt tìm về bến đỗ của những giấc mơ Từng mái nhà cổ trầm lặng lim dim, những cô bé, cậu bé ngoan hiền đang mơ màng thiêm thiếp Khu vườn cũng tĩnh lặng tuyệt đối, nghe rõ từng tiếng lá nhẹ rơi Đêm hí hửng trườn từ khu vườn xuống dòng sông, luênh loáng trên mặt nước dát vàng ánh trăng. Nhưng kì lạ thay, sóng chẳng bao giờ im lìm, đắm chìm trong những giấc mơ, mà cả khi mệt mỏi cũng luôn trăn trở mình thao thức Sóng đang hát thầm bài ca về những dòng sông không bao giờ ngủ, thức cùng thời gian, cùng vũ trụ từ thuở hồng hoang Những dòng sông thức suốt mùa mưa khi con nước lũ tràn về trong mắt người những âu lo, phấp phỏng Những dòng sông thức trọn mùa hạn khi nước cạn chỉ còn cát phơi mình, âm thầm trơ trọi một niềm đau Sông cứ chảy trôi trên những nhịp thời gian, âm vang muôn vàn cung bậc thao thức, lắng nghe và hát bao chuyện vui buồn của làng của xóm sau lũy tre xanh. Dẫu biết rằng bạn và tôi chưa đi hết được mọi miền của Tổ quốc mình nhưng có thể biết rằng, đất nước mình là đất nước của những dòng sông chưa ở đâu lại có nhiều dòng sông – mà mỗi dòng sông đều có một vẻ đẹp riêng, một huyền thoại riêng, thậm chí gắn liền với những chiến công lừng lẫy, với vận mệnh của đất nước, với từng thời khắc thăng trầm, vui buồn của dân tộc như dải đất cong cong hình chữ S thân yêu này. Ôi! Đất nước của mình – đất nước của những dòng sông không bao giờ ngủ. Theo LƯƠNG ĐÌNH KHOA Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Những hình ảnh nào miêu tả màn đêm ở làng quê? A. Đêm lặng thầm gọi về những giấc ngủ, dịu dàng bao bọc, ôm ấp lên cỏ cây và vạn vật.
  2. B. Tiếng nhạc dập dìu từ một quán cà phê vọng lại. C. Từng mái nhà cổ trầm lặng lim dim, những cô bé, cậu bé ngoan hiền đang mơ màng thiêm thiếp. D. Đêm hí hửng trườn từ khu vườn xuống dòng sông, lênh loáng trên mặt nước dát vàng ánh trăng. 2. Những hình ảnh nào cho thấy dòng sông không ngủ? A. sóng chẳng bao giờ im lìm B. Sông lặng im chìm mình trong những giấc mơ. C. Sóng chẳng bao giờ im lìm, đắm chìm trong những giấc mơ, mà cả khi mệt mỏi cũng luôn trăn trở mình thao thức. D. Sóng đang hát thầm bài ca về những dòng sông không bao giờ ngủ, thức cùng thời gian, cùng vũ trụ tự thuở hồng hoang 3. Dòng sông đã gắn bó với con ngườu như thế nào? A. Những dòng sông thức suốt mùa mưa khi con nước lũ tràn về trong mắt người những âu lo, phấp phỏng. B. Những dòng sông thức trọn mùa hạn khi nước cạn chỉ còn cát phơi mình, âm thầm trơ trọi một niềm đau. C. Sông cứ hát ru những đôi bờ. D. Sông cứ chảy trôi trên những nhịp thời gian, âm vang muôn vàn cung bậc thao thức, lắng nghe và hát bao chuyện vui buồn của làng của xóm sau lũy tre xanh. 4. Vì những lí do gì đất nước ta được gọi là “đất nước của những dòng sông”? 5. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống” a) (Trẻ em, Trẻ con) là tương lai của đất nước. b) Như những búp măng non mọc thẳng, (thiếu nhi, trẻ em) không ngừng vươn lên. c) Mấy đứa (trẻ thơ, trẻ) mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo véo von. d) Anh ta quát cậu bé: “Mày là (thiếu nhi, trẻ ranh) thì biết gì mà nói!”. Mọi người quay lại nhìn anh ta với ánh mắt không mấy thiện cảm. e) Thật sung sướng khi được ngắm nhìn nụ cười (trẻ thơ, nhi đồng). 6. Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để các câu được liên kết với nhau bằng phép lặp từ ngữ:
  3. a) Em rất thích học môn Tiếng Việt. đã đem lại cho em tình yêu vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, cho em biết sống nhân ái, chan hòa. b) Khi đã trưởng thành, mỗi người con biết yêu mẹ hơn. Họ hiểu rằng là người không ai có thể thay thế. c) Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, khi đó con sẽ biết thế nào là được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống ly sữa, ăn một cái kẹo. 7. Dùng dấu ngoặc kép và dấu hai chấm để viết lại đoạn hội thoại dưới đây: Tôi chợt hỏi này, cậu đã làm bài tập chưa? Minh ngẩn ra rồi nói ừ, tớ mới chỉ làm bài tập toán thôi, chưa làm bài tiếng Việt. Tôi cáu cậu định để tổ mình tụt hạng hay sao? Minh ấp a ấp úng nhưng hôm qua tớ bận quá. Tôi đỏ mặt bận bận cái gì, cậu bận đi chơi thì có. Minh khẽ nói không, hôm qua mẹ tớ ốm, tớ phải chăm mẹ. Tôi lúng túng, nắm lấy tay Minh mình xin lỗi nhé. Cậu giở sách ra đi, chúng mình làm bài bây giờ vẫn còn kịp. 8. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ "An ninh": A. Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại. B. Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội. C. Không có chiến tranh và thiên tai. D. Trạng thái ồn ào, thường có xung đột. 9. Nhóm từ nào dưới đây tiếng "truyền" có nghĩa là trao lại cho người khác? A. Truyền thanh, truyền hình. B. Gia truyền, lan truyền. C. Truyền nghề, truyền ngôi. D. Cổ truyền, truyền thống. Câu 10: Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?
  4. B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và chép lại đoạn văn Những dòng sông không bao giờ ngủ. (Viết đoạn: Từ đầu đến dát vàng ánh trăng.)
  5. II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Tả con vật mà em yêu quý. Bài làm
  6. ĐỀ 13 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): 1.a, c, d 2. C, D 3.a, b, d 4. Ví dụ: Vì đất nước ta có nhiều sông. Mỗi dòng sông đều có một vẻ đẹp riêng, một huyền thoại riêng. Nhiều dòng sông gắn liền với những chiến công lừng lẫy của dân tộc, với vận mệnh của đất nước. 5. a) Trẻ em b) thiếu nhi c) trẻ d) trẻ ranh e) trẻ thơ 6. a) Tiếng Việt b) mẹ c) không ngủ 7. Tôi chợt hỏi: “Này, cậu đã làm bài tập chưa?” Minh ngẩn ra rồi nói: “Ừ, tớ mới chỉ làm bài tập toán thôi, chưa làm bài tiếng Việt.” Tôi cáu: “Cậu định để tổ mình tụt hạng hay sao?” Minh ấp a ấp úng: “ Nhưng hôm qua tớ bận quá.” Tôi đỏ mặt: “Bận bận cái gì, cậu bận đi chơi thì có.” Minh khẽ nói: “Không, hôm qua mẹ tớ ốm, tớ phải chăm mẹ.” Tôi lúng túng, nắm lấy tay Minh: “Mình xin lỗi nhé. Cậu giở sách ra đi, chúng mình làm bài bây giờ vẫn còn kịp.” 8. B 9. C 10. HS tự viết VD: Vì chăm chỉ học nên Na được điểm cao. B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): II. Tập làm văn (7 điểm): Tả con vật em yêu quý