Đề kiểm tra cuối kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)

I.Đọc thành tiếng ( 3 điểm ) :

1. Hình thức kiểm tra : HS bắt thăm phiếu ( do GV chuản bị) để chọn bài đọc.

2.Nội dung kiểm tra : HS đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ khoảng 80 đến 90 tiếng trong các bài tập đọc dã học từ tuần 19 đến tuần 33, sau đó trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc.

II. Đọc thầm và làm bài tập ( 7 điểm ) :

THAI NGHÉN MÙA XUÂN

Mùa xuân được thai nghén thật lặng lẽ. Những chiếc lá vàng nhè nhẹ rụng cuối thu; các đợt gió mùa đông bắc giúp cho cây cối sửa soạn thay áo mới!

Xem kìa, một đôi chích chòe lặng lẽ bay là là trong vườn. Chúng nối đuôi nhau vèo lên cây khế, lượn xuống bể non bộ, bắt sâu bắt kiến, không một tiếng động.

Cây bưởi bắt đầu mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu. Cóc, thằn lằn, thạch sùng đều im lặng trốn đi đâu hết.

Gió, gió rét.

Cây đào lỗ đỗ lá úa đỏ, từ những vết thương do sâu đục thân ứa ra những dòng nhựa đặc và trong như ngọc. Sâu bọ đang cố ngăn cây đào sửa soạn đón xuân, nhưng ngăn làm sao được!

Trong ngày đông tháng giá, những con chim sâu cần mẫn, gan góc, tí tách chuyền cành đi kiếm ăn; chúng không tự biết rằng chúng là những hiệp sĩ vô danh bảo vệ cho cây cối đón xuân.

Lá cứ lặng lẽ rụng. Chim cứ lặng lẽ chuyền cành. Các giống hoa cứ lặng lẽ đơm nụ. Như chưa có sự chỉ huy của tổng đạo diễn vô hình, thời gian thầm thì gọi mùa xuân đến, không vội vàng mà chắc chắn.

Mây trời chuyển động. Mặt dất rì rầm. Cây lá lao xao.

Bỗng một buổi sớm, tiếng chích chòe vang lên lảnh lót, hương hoa bưởi lan tỏa khắp khu vườn. Những chú ong mật tíu tít bay đến những chùm hoa chúm chím. Cây đào thân trụi lá đã lốm đốm những nụ phớt hồng. Mùa xuân cất tiếng. Mùa xuân đã đến rồi đấy, thật bất ngờ như đã được mong đợi từ lâu.

Theo VŨ NAM

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi sau:

1. Cây bưởi ra hoa vào mùa nào ?
a. Mùa thu b. Mùa xuân c. Mùa hạ và mùa đông
2. Ở miền Bắc, hoa nào nở báo hiệu mùa xuân đã đến ?
a. Hoa bưởi b. Hoa đào c. Hoa mai
3. Những điều gì cho thấy mùa xuân đang được thai nghén?
a) Cây cối sửa soạn thay áo mới, đôi chích chòe lặng lẽ bay là là trong vườn.
b) Những chiếc lá chuyển màu vàng, chim sâu tí tách chuyền cành đi kiếm ăn.
c) Cây bưởi mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu.

doc 3 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Năm học: 2022 - 2023 ( Thời gian làm bài : 80 phút đối với phần đọc thầm và phần B) Họ và tên: .Lớp 5 . Giáo viên chấm Điểm Nhận xét (Kí và ghi họ và tên ) . PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC I.Đọc thành tiếng ( 3 điểm ) : 1. Hình thức kiểm tra : HS bắt thăm phiếu ( do GV chuản bị) để chọn bài đọc. 2.Nội dung kiểm tra : HS đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ khoảng 80 đến 90 tiếng trong các bài tập đọc dã học từ tuần 19 đến tuần 33, sau đó trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập ( 7 điểm ) : THAI NGHÉN MÙA XUÂN Mùa xuân được thai nghén thật lặng lẽ. Những chiếc lá vàng nhè nhẹ rụng cuối thu; các đợt gió mùa đông bắc giúp cho cây cối sửa soạn thay áo mới! Xem kìa, một đôi chích chòe lặng lẽ bay là là trong vườn. Chúng nối đuôi nhau vèo lên cây khế, lượn xuống bể non bộ, bắt sâu bắt kiến, không một tiếng động. Cây bưởi bắt đầu mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu. Cóc, thằn lằn, thạch sùng đều im lặng trốn đi đâu hết. Gió, gió rét. Cây đào lỗ đỗ lá úa đỏ, từ những vết thương do sâu đục thân ứa ra những dòng nhựa đặc và trong như ngọc. Sâu bọ đang cố ngăn cây đào sửa soạn đón xuân, nhưng ngăn làm sao được! Trong ngày đông tháng giá, những con chim sâu cần mẫn, gan góc, tí tách chuyền cành đi kiếm ăn; chúng không tự biết rằng chúng là những hiệp sĩ vô danh bảo vệ cho cây cối đón xuân. Lá cứ lặng lẽ rụng. Chim cứ lặng lẽ chuyền cành. Các giống hoa cứ lặng lẽ đơm nụ. Như chưa có sự chỉ huy của tổng đạo diễn vô hình, thời gian thầm thì gọi mùa xuân đến, không vội vàng mà chắc chắn. Mây trời chuyển động. Mặt dất rì rầm. Cây lá lao xao.
  2. Bỗng một buổi sớm, tiếng chích chòe vang lên lảnh lót, hương hoa bưởi lan tỏa khắp khu vườn. Những chú ong mật tíu tít bay đến những chùm hoa chúm chím. Cây đào thân trụi lá đã lốm đốm những nụ phớt hồng. Mùa xuân cất tiếng. Mùa xuân đã đến rồi đấy, thật bất ngờ như đã được mong đợi từ lâu. Theo VŨ NAM Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi sau: 1. Cây bưởi ra hoa vào mùa nào ? a. Mùa thu b. Mùa xuân c. Mùa hạ và mùa đông 2. Ở miền Bắc, hoa nào nở báo hiệu mùa xuân đã đến ? a. Hoa bưởi b. Hoa đào c. Hoa mai 3. Những điều gì cho thấy mùa xuân đang được thai nghén? a) Cây cối sửa soạn thay áo mới, đôi chích chòe lặng lẽ bay là là trong vườn. b) Những chiếc lá chuyển màu vàng, chim sâu tí tách chuyền cành đi kiếm ăn. c) Cây bưởi mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu. 4. Những sự vật nào trong bài được nhân hóa ? Những sự vật được nhân hóa: mùa xuân, những đợt gió mùa đông bắc, cây cối, cây bưởi, cóc, thằn lằn, thạch sùng, sâu bọ, cây đào, lá, chim, những chú ong mật, các giống hoa, chim sâu 5. Những hình ảnh nào cho thấy mùa xuân đã đến thật gần? a) Mây trời chuyển động. b. Mặt đất rì rầm, cây lá lao xao. c.Cóc, thằn lằn trốn đi đâu hết. 6. Đoạn văn cuối bài cho em thấy điều gì? Cho thấy sự tưng bừng, rộn rã và hối hả của mọi loài vật, mọi người đều mang trong mình một sự háo hức và vui vẻ. 7. Em hãy đặt tên khác cho bài văn trên. . 8. Dòng nào có thành ngữ, tục ngữ nói về hiện tượng tự nhiên? A. Bao giờ đom đóm bay ra. Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng. B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. C. Nước chảy đá mòn. 9. Trong câu “Bỗng một buổi sớm, tiếng chích chòe vang lên lảnh lót, hương hoa bưởi lan tỏa khắp khu vườn.” dấu phẩy thứ hai có tác dụng gì? .
  3. 10. Em hãy đặt 1 câu ghép để miêu tả 1 sự vật của mùa xuân, trong câu có sử dụng biện pháp so sánh hoăc nhân hóa. . Những chú chim đua nhau bay đi như những vận động viên, chúng bay đến những nơi đẹp đẽ và ngắm cảnh nơi đó rồi từ từ nghe được hương vị mùa xuân. PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả nghe – viết: (3 điểm) (15 phút) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Bài "Họa mi hót" (TV5 - Tập 2 / Tr.123). Viết đoạn: "Chiều nào cũng vậy rủ xuống cỏ cây" 2. Tập làm văn: (7 điểm) (25 phút) Hãy tả một người một người mà yêu quý. Bài làm