Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tân Hội A

II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi
Cô giáo và hai em nhỏ
Nết sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng thật bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.
Nhà Nết có hai chị em gái, luôn yêu thương quấn quýt bên nhau. Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na. Còn Na thì ước muốn được dạy cho chị viết chữ.
Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba tối, cô dạy Nết học.
Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị bại liệt nên bạn ấy phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng, bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.
Bố mẹ Nết rơm rớm nước mặt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cảnh cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn.
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy ghi lại chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi và làm bài tập sau ra giấy kiểm tra:
1. Chi tiết nào cho biết hoàn cảnh của Nết rất đặc biệt?
a. Sinh ra trong một gia đình khá giả.
b. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.
c. Nhà Nết có hai chị em gái, luôn yêu thương quấn quýt bên nhau.
2. Nghe bé Na kể chuyện ở trường, Nết ước mơ điều gì?
a. Chữa được đôi chân.
b. Được em Na dạy chữ.
c. Được đi học như em Na.
3. Chi tiết “Na vẽ cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị, để chị cũng được đi học” nói lên điều gì?
a. Na rất thích học vẽ.
b. Na rất thích vẽ cô tiên.
c. Na rất thương chị.
4. Cô giáo đã làm gì để giúp đỡ Nết?
a. Dạy học, kể chuyện về Nết với học trò, xin cho Nết vào học lớp 2.
b. Dạy học, dẫn Nết đến trường giới thiệu với các bạn của Na.
c. Dạy học, cùng các bạn nhỏ đẩy xe lăn cho Nết.
doc 2 trang Đường Gia Huy 01/02/2024 4260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tân Hội A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tân Hội A

  1. PHÒNG GD – ĐT ĐAN PHƯỢNG KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN HỘI A MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Năm học 2021 - 2022 (Thời gian:80 phút) I. Chính tả (nghe - viết) Bài “Cô Chấm” (SGK TV5 – Tập I – Trang 156) đoạn: “Đôi mắt Chấm độc địa bao giờ.” II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi Cô giáo và hai em nhỏ Nết sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng thật bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển. Nhà Nết có hai chị em gái, luôn yêu thương quấn quýt bên nhau. Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na. Còn Na thì ước muốn được dạy cho chị viết chữ. Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba tối, cô dạy Nết học. Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị bại liệt nên bạn ấy phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng, bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm. Bố mẹ Nết rơm rớm nước mặt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cảnh cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy ghi lại chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi và làm bài tập sau ra giấy kiểm tra: 1. Chi tiết nào cho biết hoàn cảnh của Nết rất đặc biệt? a. Sinh ra trong một gia đình khá giả. b. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi. c. Nhà Nết có hai chị em gái, luôn yêu thương quấn quýt bên nhau. 2. Nghe bé Na kể chuyện ở trường, Nết ước mơ điều gì? a. Chữa được đôi chân. b. Được em Na dạy chữ. c. Được đi học như em Na.
  2. 3. Chi tiết “Na vẽ cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị, để chị cũng được đi học” nói lên điều gì? a. Na rất thích học vẽ. b. Na rất thích vẽ cô tiên. c. Na rất thương chị. 4. Cô giáo đã làm gì để giúp đỡ Nết? a. Dạy học, kể chuyện về Nết với học trò, xin cho Nết vào học lớp 2. b. Dạy học, dẫn Nết đến trường giới thiệu với các bạn của Na. c. Dạy học, cùng các bạn nhỏ đẩy xe lăn cho Nết. 5. Xác định câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao phù hợp với lời khuyên của bài đọc trên. Hãy chọn câu trả lời “Đúng” hoặc “Sai”. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Trả lời a. Đói cho sạch, rách cho thơm. Đúng/ Sai b. Chị ngã em nâng. Đúng/ Sai c. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Đúng/ Sai d. Thương người như thể thương thân. Đúng/ Sai 6. Trong câu chuyện trên, em thích nhất nhân vật nào? Vì sao? 7. Dòng nào dưới đây gồm hai từ đồng nghĩa với “tự hào”? a. Tự kiêu, hãnh diện. b. Kiêu hãnh, tự tin. c. Kiêu hãnh, hãnh diện. 8. Cho câu văn: “Đôi chân của Nết rất nhỏ và em phải bò khi di chuyển nên Na thương chị lắm.” Xác định và ghi lại các từ loại có trong câu văn: a. Động từ: . b. Quan hệ từ: 9. Chủ ngữ trong câu văn “Chị gái của Na thật may mắn và hạnh phúc khi được cô giáo giúp đỡ.” là: a. Chị gái. b. Chị gái của Na. c. Chị gái của Na thật may mắn và hạnh phúc. 10. Viết một câu văn có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ “Điều kiện - kết quả”. III. Tập làm văn: Trong những năm học vừa qua, em đã có nhiều bạn bè cùng học, cùng chơi. Hãy tả lại một người bạn để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.