Đề kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) - 40 phút
Đọc thầm bài văn sau, dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và bài tập bên dưới:
Rừng đước
Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết
bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.
Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh
tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.
Nguyễn Thi
Câu 1: Cây đước có những đặc điểm gì nổi bật so với những cây khác? Hãy khoanh tròn vào trước ý đúng:
A. Rừng đước mênh mông.
B. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước.
C. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi.
D. Cây đước mọc dài tăm tắp, rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay.
Câu 2: Bài văn tả rừng đước lúc nước thủy triều như thế nào? Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng:
Lúc nước triều lên.
Lúc nước triều xuống.
Cả lúc nước triều lên và lúc nước triều xuống
Nước triều không lên không xuống
Câu 3: Hoạt động của con người trong đoạn văn được miêu tả là gì? Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống thích hợp:
Những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất
Năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua
Vết chân của những con dã tràng bé tẹo
Trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc
bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) - 40 phút
Đọc thầm bài văn sau, dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và bài tập bên dưới:
Rừng đước
Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết
bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.
Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh
tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.
Nguyễn Thi
Câu 1: Cây đước có những đặc điểm gì nổi bật so với những cây khác? Hãy khoanh tròn vào trước ý đúng:
A. Rừng đước mênh mông.
B. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước.
C. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi.
D. Cây đước mọc dài tăm tắp, rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay.
Câu 2: Bài văn tả rừng đước lúc nước thủy triều như thế nào? Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng:
Lúc nước triều lên.
Lúc nước triều xuống.
Cả lúc nước triều lên và lúc nước triều xuống
Nước triều không lên không xuống
Câu 3: Hoạt động của con người trong đoạn văn được miêu tả là gì? Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống thích hợp:
Những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất
Năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua
Vết chân của những con dã tràng bé tẹo
Trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc
bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2021 - 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 (Thời gian làm bài 100 phút) Họ và tên học sinh: Lớp: . Trường Tiểu học Kết quả kiểm tra Nhận xét của giáo viên Đọc: .Viết: Toàn bài: A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) - 40 phút Đọc thầm bài văn sau, dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và bài tập bên dưới: Rừng đước Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo. Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ. Nguyễn Thi Câu 1: Cây đước có những đặc điểm gì nổi bật so với những cây khác? Hãy khoanh tròn vào trước ý đúng: A. Rừng đước mênh mông. B. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. C. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi. D. Cây đước mọc dài tăm tắp, rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay. Câu 2: Bài văn tả rừng đước lúc nước thủy triều như thế nào? Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng: Lúc nước triều lên. Lúc nước triều xuống. Cả lúc nước triều lên và lúc nước triều xuống Nước triều không lên không xuống Câu 3: Hoạt động của con người trong đoạn văn được miêu tả là gì? Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống thích hợp: Những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất Năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua
- Vết chân của những con dã tràng bé tẹo Trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ Câu 4: Nối yêu cầu so sánh hoặc nhân hóa ở cột A với hình ảnh ở cột B sao cho thích hợp: Vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo. Hình ảnh so sánh Cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Hình ảnh nhân hóa Chúng tôi chui qua những cánh tay đước,móc bùn ném nhau. Rễ tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Câu 5: Em hãy khoanh vào từ ngữ có tác dụng nối các câu trong đoạn văn sau: “Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.” Câu 6: Khoanh vào cặp từ chỉ quan hệ , gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ trong mỗi vế của câu ghép sau: Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. Câu 7: Tìm từ được lặp lại trong chuỗi câu sau đây và cho biết việc lặp lại đó có tác dụng gì? Viết ý của em vào chỗ chấm. “Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ.” Từ lặp lại đó là từ: Việc lặp lại đó có tác dụng: Câu 8: Từ “nó” trong câu thứ hai thay thế cho từ nào trong câu thứ nhất, có thể thay từ “nó” bằng từ nào khác? Viết ý của em vào chỗ chấm. “Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất.” Từ “nó” thay thế cho từ: . Có thể thay thừ “nó” bằng từ: Câu 9: Ở núi rừng miền trung không có cây đước, chỉ có tre và những loài giống tre mọc rất nhiều. Theo em, tre mang lại lợi ích gì cho đời sống con người? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm:
- Câu 10: Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng đước hay rừng ngập mặn? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm: B. KIỂM TRA VIẾT: 1. Chính tả (Nghe – viết): 2. Tập làm văn: Đề bài: Hãy tả một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. Bài làm
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 GIỮA HỌC KÌ II A. Kiểm tra đọc : 10 điểm 1. Đọc thành tiếng: 3 điểm Giáo viên kiểm tra trong các tiết ôn tập tuần 28. Cách tiến hành: Cho học sinh bốc thăm để một chọn bài đọc (là văn xuôi) trong số các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 27, tốc độ đọc là 115 tiếng/phút. Chấm điểm: Điểm 9-10: đọc to, rõ ràng, không sai từ, giọng đọc có biểu cảm, đảm bảo tốc độ. Điểm 7-8: đọc rõ tiếng, sai không quá 4 từ, giọng đọc có biểu cảm, đảm bảo tốc độ. Điểm 5-6: sai 5 đến 7 từ, đảm bảo tốc độ. Điểm dưới 5: Không đảm bảo tốc độ, đọc còn ngắt ngứ, sai trên 8 từ. 2. Đọc hiểu: 7 điểm Thời gian làm bài: 20 phút. Điểm mỗi câu và đáp án như sau: Câu1- MĐ1 (0,5 điểm): Khoanh vào D: Cây đước mọc dài tăm tắp Câu 2- MĐ1 (0,5 điểm): Đánh X vào ô thứ nhất: Lúc nước triều lên. Câu 3- MĐ1 (0,5 điểm): Theo thứ tự từ trên xuống dưới: S – Đ – S – Đ Câu 4- MĐ2 (0,5 điểm): Hình ảnh so sánh là: Cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay Hình ảnh nhân hóa là: Vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo Chúng tôi chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau Câu 5- MĐ1 (0,5 điểm): Khoanh vào từ: Rồi Câu 6- MĐ2(1 điểm): Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. Câu 7- MĐ2 (0,5 điểm): Từ lặp lại: đước, tác dụng: Liên kết các câu trong đoạn văn. Câu 8 (1 điểm): Từ “nó” thay thế cho từ “cây đước”, có thể thay từ “nó” bằng từ “chúng” Câu 9 (1 điểm): Con người dùng tre làm nhà cửa, làm đồ dùng trong gia đình, làm giàn giáo, làm bờ rào và rất nhiều công dụng khác nữa. Tre làm đẹp cảnh quang thiên nhiên, cho bóng mát, ngăn chặn xói lở đất và gió bão Câu 10 (1 điểm): Để bảo vệ rừng đước và rừng ngập mặn, chúng ta không nên khai thác rừng bừa bãi, không phá rừng lấy đất nuôi trồng thủy sản,trồng thêm nhiều cây chịu ngập nước, chăm sóc và bảo vệ tốt loại rừng này B. Kiểm tra viết: 10 điểm 1. Viết chính tả: 2 điểm Cho học sinh viết chính tả (Nghe – viết) Cha con người đắp thành đá Ở xã Cam Hoà, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà có một người đàn ông đã ròng rã suốt từ năm 1988 tới nay bới đất, nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1 ki-lô-mét. Đó là chú Nguyễn Văn Trọng. Chú ước ao mình sẽ biến miếng đất sỏi đá này thành một nương rẫy phì nhiêu. Suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành.
- Thời gian viết là 15 phút. Chấm điểm: Bài viết sai không quá 5 lỗi được 2 điểm, sai trên 5 lỗi thì trừ mỗi lỗi 0,5 điểm. 2. Tập làm văn: 8 điểm Thời gian làm bài: 35 phút. Yêu cầu chung của bài văn là: Viết đúng đề bài; bố cục rõ ràng; dùng từ đặt câu hợp lý; nội dung chặt chẽ; Vận dụng các hình ảnh nhân hóa, so sánh, từ gợi tả Chữ viết rõ ràng; trình bày sạch sẽ. I. ĐỌC THÀNH TIẾNG ( Thời gian 110 chữ / 1 phút ). * HS bốc thăm một bài và đọc một đoạn rồi trả lời câu hỏi có trong đoạn đọc: 1/ Tiếng rao đêm. ( Hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 2, trang 33).( Theo Nguyễn Lê Tín Nhân ) Đoạn 1: Học sinh đọc đoạn “Gần như đêm nào khói bụi mịt mù.” và trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Người dũng cảm cứu em bé là ai ? Câu hỏi 2: Hành động của người bán bánh giò có gì đặc biệt ? Đoạn 2: Học sinh đọc đoạn “Rồi từ trong nhà nạn nhân đi.” và trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Những chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc ? Câu hỏi 2: Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống ? 2/ Lập làng giữ biển. ( Hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 2, trang 40).( Theo Trần Nhuận Minh ) Đoạn 1: Học sinh đọc đoạn “ Nhụ nghe bố nói thì để cho ai.”và trả lời câu hỏi : Câu hỏi 1: Ông và bố của Nhụ bàn với nhau việc gì ? Câu hỏi 2 : Là người dân miền biển, em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường biển ? Đoạn 2: Học sinh đọc đoạn “ Ông Nhụ phía chân trời.” và trả lời câu hỏi : Câu hỏi 1 : Những chi tiết nào cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch của bố Nhụ ? Câu hỏi 2: Nếu em là Nhụ, em sẽ nói gì để ông cảm thông với ý tưởng của bố ? 3/ Luật tục xưa của người Ê – đê . ( Hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 2, trang 61).( Theo Ngô Đức Thịnh – Chu Thái Sơn ) Đoạn 1: Học sinh đọc đoạn “Về cách xử phạt mới chắc chắn” và trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Người Ê – đê xưa đặt ra luật tục để làm gì? Câu hỏi 2: Tìm những chi tiết cho thấy đồng bào Ê – đê rất coi trọng tang chứng trong luật tục của họ khi xét xử. Đoạn 2: Học sinh đọc đoạn “Về các tội diều tha quạ mổ” và trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.
- Câu hỏi 2: Các loại tội trạng đươc người Ê-đê quy định như thế nào? 4/ Phong cảnh đền Hùng ( Hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 2, trang 73) (Theo Đoàn Minh Tuấn ) Đoạn 1: Học sinh đọc đoạn “Đền Thượng nằm xanh mát” và trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng. Câu hỏi 2: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng. Đoạn 2: Học sinh đọc đoạn “ Trước đền Thượng soi gương” và trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Hãy kể tên truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta ( có trong đoạn vừa đọc ). Câu hỏi 2: Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ? “ Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.” 5/ Nghĩa thầy trò ( Hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 2, trang 86) ( Theo Hà Ân ) Đoạn 1: Học sinh đọc đoạn “ Từ sáng sớm mang ơn rất nặng” và trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? Câu hỏi 2: Em học được những gì từ các môn sinh của cụ giáo Chu ? Đoạn 2: Học sinh đọc đoạn “Các môn sinh nghĩa thầy trò” và trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thưở học vỡ lòng như thế nào ? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó . Câu hỏi 2: Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ? Hướng dẫn chấm Điểm đạt 1.Đọc đúng tiếng, đúng từ, 1 điểm - Đọc sai 2-3 tiếng trừ 0,5 đ, đọc sai 4 /1 đ mạch lạc, lưu loát. tiếng trở lên trừ 1 điểm. 2.Ngắt nghỉ hơi đúng ở 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-4 chỗ /1 đ những dấu câu, cụm từ rõ trừ 0,5 đ, ngắt nghỉ hơi không đúng nghĩa trên 4 chỗ trở lên trừ 1 điểm. 3. Giọng đọc có biểu cảm 1 điểm - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu /1 đ cảm trừ 0,5 đ, giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm trừ 1 điểm 4.Cường độ, tốc độ đọc đạt 1 điểm - Đọc nhỏ, vượt quá 1,5 đến 2 phút/ /1 đ yêu cầu 100 tiếng trừ 0,5 đ, đọc quá 2 phút trừ 1 điểm 5.Trả lời đúng ý câu hỏi do 1 điểm -Trả lời đủ 2 ý đạt 1 điểm, trả lời hoặc /1 đ giáo viên nêu diễn đạt chưa rõ ràng trừ 0,5 đ, trả lời sai hoặc không trả lời được trừ 1 điểm. Cộng 5 điểm / 5đ BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
- MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5, NĂM HỌC 2021 - 2022 Nội Câu, Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng dung điểm TN TL TN TL TN TL TN TL cộng Số 3 1 4 câu Đọc câu hiểu Số 1,5 1 1,5 văn bản điểm điểm Câu 1-2-3 4 số Số 1 2 2 1 6 câu Kiến câu thức Số 0,5 1,5 1,5 1 5,5 TV vận điểm điểm dụng Câu 5 6-7 8-9 10 số Số 3 câu 1 câu 1 câu 2 câu 2 câu 1 câu 10 câu Tổng câu cộng Số 1,5 0,5 1 1,5 1,5 1 7 điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỌC THÀNH TIẾNG – LỚP 5 GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC : 2021 - 2022 I. ĐỌC TIẾNG: * HS bốc thăm một bài và đọc một đoạn rồi trả lời câu hỏi có trong đoạn đọc : 1/ Tiếng rao đêm. ( Hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 2, trang 33).( Theo Nguyễn Lê Tín Nhân ) Đoạn 1: Học sinh đọc đoạn “Gần như đêm nào khói bụi mịt mù.” và trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Người dũng cảm cứu em bé là ai ? Trả lời : Người dũng cảm cứu em bé là người bán bánh giò. Câu hỏi 2: Hành động của người bán bánh giò có gì đặc biệt ? Trả lời : Khi phát hiện đám cháy, anh đã báo động và dũng cảm xông vào lửa đỏ, xả thân cứu một gia đình. Đoạn 2: Học sinh đọc đoạn “Rồi từ trong nhà nạn nhân đi.” và trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Những chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc ? Trả lời: Người đọc bất ngờ trước những chi tiết: phát hiện cái chân gỗ khi cấp cứu cho người đàn ông; phát hiện anh là thương binh khi tìm ra giấy tờ; ở góc tường có chiếc xe đạp nằm cạnh những chiếc bánh giò tung tóe thì biết người bán bánh giò hằng đêm là anh thương binh. Câu hỏi 2: Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống ? Trả lời : Trong cuộc sống, mỗi người đều có trách nhiệm cứu giúp người gặp nạn bằng tất cả khả năng của mình. 2/ Lập làng giữ biển. ( Hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 2, trang 40).( Theo Trần Nhuận Minh ) Đoạn 1: Học sinh đọc đoạn “ Nhụ nghe bố nói thì để cho ai.”và trả lời câu hỏi : Câu hỏi 1: Ông và bố của Nhụ bàn với nhau việc gì ? Trả lời : Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo sinh sống. Câu hỏi 2 : Là người dân miền biển, em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường biển ? Trả lời : Không vứt rác xuống biển; kêu gọi mọi người giữ gìn vệ sinh khi tham quan du lịch biển, tuyên truyền không đành bắt cá tôm bằng mìn, bằng điện, Đoạn 2: Học sinh đọc đoạn “ Ông Nhụ phía chân trời.” và trả lời câu hỏi : Câu hỏi 1 : Những chi tiết nào cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch của bố Nhụ ? Trả lời : Ông ngồi xuống võng vặn mình;hai má phập phồng; ông đã hiểu những ý tưởng của con trai ông quan trọng biết nhường nào. Câu hỏi 2: Nếu em là Nhụ, em sẽ nói gì để ông cảm thông với ý tưởng của bố ? Gợi ý trả lời : Ông ơi, chúng ta cần phải có người sinh sống trên các đảo để giữ chủ quyền biển đảo của đất nước; ( học sinh có thể trả lời theo ý khác có nội dung tương tự ) 3/ Luật tục xưa của người Ê – đê . ( Hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 2, trang 61).( Theo Ngô Đức Thịnh – Chu Thái Sơn )
- Đoạn 1: Học sinh đọc đoạn “Về cách xử phạt mới chắc chắn” và trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Người Ê – đê xưa đặt ra luật tục để làm gì? Trả lời : Người Ê-đê xưa đặt ra luật tục để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng. Câu hỏi 2: Tìm những chi tiết cho thấy đồng bào Ê – đê rất coi trọng tang chứng trong luật tục của họ khi xét xử. Trả lời : Tang chứng phải chắc chắn: phải nhìn tận mặt, bắt tận tay; lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc; phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị. Đoạn 2: Học sinh đọc đoạn “Về các tội diều tha quạ mổ” và trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội. Trả lời : Tội không hỏi mẹ cha; tội ăn cắp; tội giúp kẻ có tội; tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình. Câu hỏi 2: Các loại tội trạng đươc người Ê-đê quy định như thế nào? Trả lời : Các loại tội trạng được người Ê-đê nêu rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng theo từng khoản mục. 4/ Phong cảnh đền Hùng ( Hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 2, trang 73) (Theo Đoàn Minh Tuấn ) Đoạn 1: Học sinh đọc đoạn “Đền Thượng nằm xanh mát” và trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng. Trả lời: Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách nay khoảng 4000 năm. Câu hỏi 2: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng. Trả lời: Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn; bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên trái là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, Đoạn 2: Học sinh đọc đoạn “ Trước đền Thượng soi gương” và trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Hãy kể tên truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta ( có trong đoạn vừa đọc ). Trả lời: Hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết về An Dương Vương – một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Câu hỏi 2: Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ? “ Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.” Gợi ý trả lời: Nhắc nhở, khuyên bảo mọi người: Dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn. 5/ Nghĩa thầy trò ( Hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 2, trang 86) ( Theo Hà Ân ) Đoạn 1: Học sinh đọc đoạn “ Từ sáng sớm mang ơn rất nặng” và trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? TL: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để mừng thọ thầy. Câu hỏi 2: Em học được những gì từ các môn sinh của cụ giáo Chu? TL: Em học được từ các môn sinh của cụ giáo Chu: Phải biết kính trọng thầy giáo, cô giáo. Phải biết thăm hỏi các thầy, cô giáo cũ đã dạy học cho mình
- Đoạn 2: Học sinh đọc đoạn “Các môn sinh nghĩa thầy trò” và trả lời câu hỏi: Câu hỏi 3: Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thưở học vỡ lòng như thế nào ? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó . TL:Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thưở học vỡ lòng rất tôn kính Những chi tiết biểu hiện tình cảm đó : Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to: -Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy. .Câu hỏi 4: Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được: trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ? TL:Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được: trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu :Uống nước nhớ nguồn; Tôn sư trọng đạo; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.