Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề 1 (Có đáp án)

B .Đọc thầm mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi: ( 7 điểm)

:

Thầy thuốc như mẹ hiền

Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.

Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.

Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.”

Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.

Suốt đời, Lãn ông không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:

Công danh trước mắt trôi như nước,

Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.

Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNHI/

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng .

Câu 1. Thầy thuốc trong bài có tên là gì?

A.Thượng Hải Lãn Ông

B. Hải Thượng Lãn Ông

C. Hai Thượng Lan Ông

D. Lãn Ông Hải Thượng

Câu 2. Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chưa bệnh cho con người thuyền chài là:

A. Lãn Ông nghe tin nhưng coi như không nghe thấy gì.

B. Lãn Ông biết nhà thuyền chài nghèo nên coi như không biết gì.

C. Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi.

D. Lãn Ông nhận tiền và đã chữa khỏi bệnh cho con người thuyền chài.

doc 8 trang Đường Gia Huy 12/06/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I LỚP 5 TT Mạch kiến thưc, kĩ năng Mức 1 Mức 2 Mức3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn bản Số câu 2 2 1 1 6 Câu số 1,2 3,4 5 6 Số điểm 1 1 1 1 4 2 Kiến thức tiếng Số câu 1 1 1 1 4 Việt Câu số 7 8 9 10 Số điểm 0,5 0,5 1 1 3 Tổng Số câu 3 3 2 2 10 Số điểm 1,5 1,5 2 2 7 KIỂM TRA GIỮA KÌ I PHÒNG GD & ĐT . NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG TH Ngày kiểm tra: Môn: .Tiếng Việt ( Đọc hiểu) – Lớp :5 Thời gian: 30 phút.(Không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Lớp: Điểm Nhận xét A. Đọc thành tiếng : ( 3 điểm ) Giáo viên cho học sinh bốc thăm , đọc một đoạn trong bài tập đọc : Bài 1 :Quang cảnh làng mạc ngày mùa - Sách TV5 – Tập 1, trang 10 Bài 2 : Bài ca về trái đất - Sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 41 Bài 3 :Một chuyên gia máy xúc - Sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 45 Bài 4 : Kì diệu rừng xanh - Sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 75 Bài 5 : Đất Cà Mau - Sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 89 B .Đọc thầm mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi: ( 7 điểm) : Thầy thuốc như mẹ hiền Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi. Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi. Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn đến khám kĩ mới cho
  2. thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.” Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ. Suốt đời, Lãn ông không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình: Công danh trước mắt trôi như nước, Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương. Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNHI/ Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng . Câu 1. Thầy thuốc trong bài có tên là gì? A.Thượng Hải Lãn Ông B. Hải Thượng Lãn Ông C. Hai Thượng Lan Ông D. Lãn Ông Hải Thượng Câu 2. Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chưa bệnh cho con người thuyền chài là: A. Lãn Ông nghe tin nhưng coi như không nghe thấy gì. B. Lãn Ông biết nhà thuyền chài nghèo nên coi như không biết gì. C. Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi. D. Lãn Ông nhận tiền và đã chữa khỏi bệnh cho con người thuyền chài. Câu 3. Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ? A. Ông đã cho người phụ nữ thuốc miễn phí không lấy tiền. B. Ông chỉ cho thuốc cho riêng người phụ nữ đó. C. Ông chỉ cho thuốc một lần, không cho lần thứ hai. D. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Câu 4. Tìm đại từ trong câu: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.” A. người bệnh B. người C. tôi D. Thầy thuốc Câu 5. Tìm từ trái nghĩa với từ “nhân ái” rồi đặt một câu với từ vừa tìm được Viết câu trả lời của em: Câu 6: Em có suy nghĩ gì về nhân vật Hải Thượng Lãn Ông trong câu truyện trên? Câu 7. Tại sao ông lại từ chối khi được vua tiến cử vào chức ngự y ở trong cung ? A. Vì ông là người không màng danh lợi. B. Vì ông cho rằng chức vị đó quá lớn so với khả năng của ông. C. Vì ông yêu thích cuộc sống tự do. D. Vì ông muốn đi chữa bệnh để có được nhiều tiền hơn. Câu 8. Các từ:Ca nước, làm ca ba, ca mổ, ca vọng cổ là những từ: A . Từ nhiều nghĩa.
  3. B. Từ đồng âm. C. Từ đồng nghĩa. Câu 9 Bộ phận vị ngữ trong câu: “Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa.” là những từ ngữ nào?. Viết câu trả lời của em: Câu 10. Em hiểu hai câu thơ dưới đây như thế nào ? “Công danh trước mắt trôi như nước, Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.”
  4. KIỂM TRA GIỮA KÌ I PHÒNG GD & ĐT . NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG TH Ngày kiểm tra: Môn: .Tiếng Việt ( Đọc hiểu) – Lớp:5 Thời gian: 60 phút.(Không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Lớp: Điểm Nhận xét 1. Viết chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài : " Dế mèn phiêu lưu kí” 2. Tập làm văn: Tả một dòng sông mà em từng thấy. .
  5. Bài làm:
  6. B.PHẦN VIẾT: ( 10 điểm) I. Chính tả: ( Nghe viết: 2 điểm. thời gian 20 phút) Dế mèn phiêu lưu kí Tôi sống độc lập từ thuở bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Tô Hoài II. Tập làm văn: ( 8 điểm. thời gian 40 phút ) Tả một dòng sông mà em từng thấy.
  7. ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 5 A. PHẦN ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm) GV đánh giá cho điểm dựa vào kết quả đọc của học sinh: -Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độc đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu , các cụm từ rõ nghĩa, dọc dúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II . Đọc hiểu: (7 điểm ) Câu 1| ( 0.5đ): B . Hải Thượng Lãn Ông Câu 2: (0.5 đ):C. Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi. Câu 3: (0.5 đ): D. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Câu 4: (0.5 đ): C. Tôi Câu 5: (0.5 đ): Bất nhân, độc ác, tàn nhẫn , hung bạo, Câu 6: (1 đ) (1 đ) Hải Thượng lãn Ông là một người có tấm lòng nhân hậu, luôn giúp đỡ những người nghèo và những người có hoàn cảnh khó khăn, không màng danh lợi. Câu 7: (0.5 đ): A .Vì ông là người không màng danh lợi Câu 8: (1đ): B. Từ đồng âm Câu 9: (1 đ) có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa Câu 10: (1 đ) Công danh rồi sẽ trôi đi, chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi./ Công danh chẳng đáng coi trọng. Tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể đổi thay B. PHẦN VIẾT: ( 10 điểm ) I Chính tả nghe - viết (2 điểm) (20 phút) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng , viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp : 1 điểm - Viết đúng chính tả (mắc không quá 5 lỗi) : 1 điểm II.Tập làm văn (8 điểm) (40 phút) 1. Yêu cầu cần đạt: - Viết được bài văn tả cảnh (đúng chủ đề) - Độ dài bài viết khoảng 20-25 câu. - Bố cục rõ ràng, cân đối, chặt chẽ. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng; trình bày bài viết sạch, đẹp. - Bài viết thể hiện cảm xúc. - Nội dung bài văn thể hiện được các ý cơ bản sau: a) Phần Mở bài:
  8. - Giới thiệu được dòng sông em sẽ tả b) Phần thân bài: - Tả bao quát - Tả chi tiết và nêu rõ được một số nét đặc sắc nhất. c) Phần kết bài: - Nêu được cảm xúc của bản thân 2. Điểm thành phần: - Mở bài (1 điểm) - Thân bài ( 4 điểm ) +Nội dụng ( 1,5 điểm ). + Kĩ năng ( 1,5 điểm). + Cảm xúc (1 điểm) - Kết bài (1 điểm) - Chữ viết, chính tả (0,5 điểm). -Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm). Sáng tạo : (1 điểm) 3 Đánh giá cho điểm: - Điểm 8: Bài làm đạt được các yêu cầu trên (Lưu ý: Học sinh biết sử dụng các từ gợi tả, gợi cảm, hình ảnh, so sánh, từ láy để nói lên cảm xúc của bản thân khi tả - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, dấu câu có thể cho các mức điểm giảm dần từ 7,5 điểm đến 0,5 điểm.