Đề kiểm tra giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 (Đọc) - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)

A- ĐỌC HIỂU:

Học sinh đọc thầm bài “Xứng danh Trạng Lường” và thực hiện các bài tập.
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất từ câu 1 đến câu 4.

...../0,5đ 1. Ông Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên vào triều đại phong kiến:

  1. Triều đại nhà Đinh. b) Triều đại nhà Lê (Hậu Lê).
  2. Triều đại nhà Lý. d) Triều đại nhà Trần.

...../0,5đ 2. Khi đổ nước vào hố, ông lấy được quả bưởi lên vì:

  1. Quả bưởi ngấm nước và nặng hơn nên chìm xuống.
  2. Quả bưởi nở ra và dễ dàng nhảy xuống lấy.
  3. Quả bưởi nhẹ hơn nên nổi lên trên mặt nước.
  4. Nước làm cái hồ mở rộng ra và dễ xuống lấy.

...../0,5đ 3. Nhân dân gọi Lương Thế Vinh là Trạng Lường vì:

  1. Ông giỏi tính toán trong việc đo lường.
  2. Ông nhanh trí lường trước được ý đồ của sứ thần nhà Minh.
  3. Ông nổi tiếng về văn thơ đối đáp.
  4. Ông sáng tạo trong việc học và chơi.

...../0,5đ 4. “Sứ thần nhà Minh” “ngôi nhà của Minh”, từnhàcó quan hệ:

  1. Đó là một từ nhiều nghĩa.
  2. Đó là hai từ đồng nghĩa.
  3. Đó là hai từ trái nghĩa.
  4. Đó là hai từ đồng âm.
docx 5 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 (Đọc) - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_doc_nam_hoc_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 (Đọc) - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. Trường Tiểu học: KIỂM TRA GIỮA KÌ II GV coi KT Số mỗi bài Lớp: Năm học: 2022 – 2023 Họ tên học sinh: TIẾNG VIỆT (ĐỌC) 5 (Thời gian: 25 phút) Ngày kiểm tra: Điểm Nhận xét GV chấm KT PHHS kí tên /5đ A- ĐỌC HIỂU: Học sinh đọc thầm bài “Xứng danh Trạng Lường” và thực hiện các bài tập. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất từ câu 1 đến câu 4. /0,5đ 1. Ông Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên vào triều đại phong kiến: a) Triều đại nhà Đinh. b) Triều đại nhà Lê (Hậu Lê). c) Triều đại nhà Lý. d) Triều đại nhà Trần. /0,5đ 2. Khi đổ nước vào hố, ông lấy được quả bưởi lên vì: a) Quả bưởi ngấm nước và nặng hơn nên chìm xuống. b) Quả bưởi nở ra và dễ dàng nhảy xuống lấy. c) Quả bưởi nhẹ hơn nên nổi lên trên mặt nước. d) Nước làm cái hồ mở rộng ra và dễ xuống lấy. /0,5đ 3. Nhân dân gọi Lương Thế Vinh là Trạng Lường vì: a) Ông giỏi tính toán trong việc đo lường. b) Ông nhanh trí lường trước được ý đồ của sứ thần nhà Minh. c) Ông nổi tiếng về văn thơ đối đáp. d) Ông sáng tạo trong việc học và chơi. /0,5đ 4. “Sứ thần nhà Minh” và “ngôi nhà của Minh”, từ “nhà” có quan hệ: a) Đó là một từ nhiều nghĩa. b) Đó là hai từ đồng nghĩa. c) Đó là hai từ trái nghĩa. d) Đó là hai từ đồng âm. /0,5đ 5. Theo em, vì sao Trạng nguyên Lương Thế Vinh mãi mãi được muôn đời sau ca ngợi và nhớ ơn?
  2. /0,5đ 6. Viết một câu tục ngữ hoặc ca dao nói về truyền thống nhớ nguồn của nhân dân ta. /0,5đ 7. Xác định các vế câu trong câu ghép sau: Ông cũng nổi tiếng với tài văn thơ đối đáp nên nhà vua rất hợp ý và yêu mến. /0,5đ 8. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả: Vì bệnh Corona rất nguy hiểm nên /0,5đ 9. “Năm 1463, dưới thời vua Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên. Khi đó, chàng trai làng Cao Hương mới 22 tuổi.” Hai câu trên được liên kết với nhau bằng phép liên kết: /0,5đ 10. Đặt một câu ghép có cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ tương phản theo chủ điểm đã học.
  3. BÀI ĐỌC: Xứng danh Trạng Lường Lương Thế Vinh là một trong những trạng nguyên nổi tiếng nhất lịch sử khoa cử nước ta. Thuở nhỏ, ông đã nổi tiếng học nhanh, sáng tạo trong việc học và chơi. Một lần, Lương Thế Vinh cùng bạn chơi bóng, quả bưởi làm bóng rơi xuống hố. Cả bọn loay hoay vì chúng không làm thế nào lấy lên được. Ông nghĩ ra cách đổ nước vào hố để lấy quả bưởi lên. Nhờ trí thông minh, Lương Thế Vinh không ít lần giúp những người xung quanh giải quyết những vấn đề khó khăn. Năm 1463, dưới thời vua Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên. Khi đó, chàng trai làng Cao Hương mới 22 tuổi. Đóng góp lớn nhất của ông thuộc về lĩnh vực Toán học. Khi sứ thần nhà Minh sang, vua cử Lương Thế Vinh ra tiếp đón. Dù biết tiếng vị trạng nguyên, sứ thần vẫn tìm cách làm khó. Trong một buổi đi chơi thuyền, ông ta thách đố quan trạng cân thử con voi nặng bao nhiêu. Ông thản nhiên nhận lời rồi sai người dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức thuyền chìm trong nước. Xong xuôi, ông bảo dắt voi lên, chất đá xuống, nước ngập đến chỗ đánh dấu thì dừng. Sau đó, ông cho người chia nhỏ số đá, cân lên và tính tổng. Kết quả khiến sứ thần phục lăn. Với tài năng toán học xuất sắc, Lương Thế Vinh được dân gian gọi là Trạng Lường. Ông tổng kết kiến thức, viết nên cuốn “Đại thành Toán pháp”. Ông cũng nổi tiếng với tài văn thơ đối đáp nên nhà vua rất hợp ý và yêu mến. Theo Danh nhân đất Việt – NXB Trẻ 2009 B. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (5đ) Học sinh đọc một đoạn khoảng 115 tiếng trong các bài đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn vừa đọc. Bài đọc:  Đề 1  Đề 2  Đề 3  Đề 4  Đề 5  Đề 6 Tiêu chuẩn cho điểm đọc Hướng dẫn chấm Điểm 1. Đọc đúng tiếng, đúng Đọc sai từ 2 đến 3 tiếng trừ 0.5đ, đọc sai 4 tiếng /1.0đ từ, lưu loát, mạch lạc. trở lên trừ 1đ. 2. Ngắt, nghỉ hơi đúng ở Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ các dấu câu, cụm từ rõ trừ 0.5đ. Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 /1.0đ nghĩa. chỗ trở lên trừ 1đ. Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm trừ 3. Giọng đọc có biểu cảm. 0.5đ. Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu /1.0đ cảm trừ 1đ. 4. Cường độ, tốc độ đọc Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ trên 1, 5 phút /1.0đ đạt yêu cầu. đến 2 phút trừ 0.5đ. Đọc quá 2 phút trừ 1đ. 5. Trả lời đúng ý câu hỏi Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng trừ /1.0đ của giáo viên. 0.5đ. Trả lời sai hoặc không trả lời được trừ 1đ. TỔNG ĐIỂM: /5.0đ Điểm toàn bài là tổng của phần A và phần B
  4. Trường Tiểu học: KIỂM TRA GIỮA KÌ II GV coi KT Số mỗi bài Lớp: Năm học: 2022 – 2023 Họ tên học sinh: TIẾNG VIỆT (ĐỌC) 5 (Thời gian: 25 phút) Ngày kiểm tra: Điểm Nhận xét GV chấm KT PHHS kí tên (Đáp án) /5đ A- ĐỌC HIỂU: Học sinh đọc thầm bài “Xứng danh Trạng Lường” và thực hiện các bài tập. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất từ câu 1 đến câu 4. /0,5đ 1. Ông Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên vào triều đại phong kiến: a) Triều đại nhà Đinh. b) Triều đại nhà Lê (Hậu Lê). c) Triều đại nhà Lý. d) Triều đại nhà Trần. /0,5đ 2. Khi đổ nước vào hố, ông lấy được quả bưởi lên vì: a) Quả bưởi ngấm nước và nặng hơn nên chìm xuống. b) Quả bưởi nở ra và dễ dàng nhảy xuống lấy. c) Quả bưởi nhẹ hơn nên nổi lên trên mặt nước. d) Nước làm cái hồ mở rộng ra và dễ xuống lấy. /0,5đ 3. Nhân dân gọi Lương Thế Vinh là Trạng Lường vì: a) Ông giỏi tính toán trong việc đo lường. b) Ông nhanh trí lường trước được ý đồ của sứ thần nhà Minh. c) Ông nổi tiếng về văn thơ đối đáp. d) Ông sáng tạo trong việc học và chơi. /0,5đ 4. “Sứ thần nhà Minh” và “ngôi nhà của Minh”, từ “nhà” có quan hệ: a) Đó là một từ nhiều nghĩa. b) Đó là hai từ đồng nghĩa. c) Đó là hai từ trái nghĩa. d) Đó là hai từ đồng âm. /0,5đ 5. Theo em, vì sao Trạng nguyên Lương Thế Vinh mãi mãi được muôn đời sau ca ngợi và nhớ ơn? Gợi ý: Ông mãi mãi được muôn đời sau ca ngợi và nhớ ơn vì có những đóng góp to lớn cho lĩnh vực toán học và đo lường, ông còn nổi tiếng với tài văn thơ đối đáp.
  5. /0,5đ 6. Viết một câu tục ngữ hoặc ca dao nói về truyền thống nhớ nguồn của nhân dân ta. Gợi ý: - Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba - Cây có cội, sông có nguồn /0,5đ 7. Xác định các vế câu trong câu ghép sau: Ông cũng nổi tiếng với tài văn thơ đối đáp nên nhà vua rất hợp ý và yêu mến. Vế 1: Ông cũng nổi tiếng với tài văn thơ đối đáp Vế 2: nhà vua rất hợp ý và yêu mến /0,5đ 8. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả: Vì bệnh Corona rất nguy hiểm nên Gợi ý: - Vì bệnh Corona rất nguy hiểm nên mọi người cần hạn chế du lịch đến những nơi có dịch bệnh. - Vì bệnh Corona rất nguy hiểm nên mọi người cần phải đeo khẩu trang đúng cách ở những nơi công cộng. - Vì bệnh Corona rất nguy hiểm nên mọi người cần hạn chế tiếp xúc với người đang bị nhiễm bệnh. /0,5đ 9. “Năm 1463, dưới thời vua Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên. Khi đó, chàng trai làng Cao Hương mới 22 tuổi.” Hai câu được liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ Khi đó, thay cho từ Năm 1463; từ chàng trai thay cho từ Lương Thế Vinh. /0,5đ 10. Đặt một câu ghép có cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ tương phản theo chủ điểm đã học. HS đặt câu dùng đúng cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ tương phản và theo chủ điểm đã học. * Đúng mỗi câu được 0,5 điểm.