Đề ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 2 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Câu 1 (0.5 điểm): Khi thấy hiện ra những cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì?

A. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc.

B. Có rất nhiều gỗ quý để bán lấy tiền trang trải cho cuộc sống gia đình.

C. Có thứ cây gỗ quý trên quê mình để dân làm nhà ở bền chắc.

D. Có hạt giống cây gỗ quý để trồng, tha hồ làm nhà ở bền chắc.

Câu 2 (0.5 điểm): Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh?

A. Vì ông chợt nghe thấy tiếng hát.                B. Vì có cô tiên nữ chạy lại hỏi ông.

C. Vì ông chợt ngoảnh lại phía sau.                D. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc.

Câu 3 (0.5 điểm): Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì?

A. Hoa quả chín thơm ngào ngạt.                    B. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ.

C. Rất nhiều hạt cây gỗ quý.                           D. Ngôi nhà làm bằng gỗ quý.

docx 10 trang Diễm Hương 15/04/2023 5520
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 2 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_giua_hoc_ki_2_tieng_viet_lop_5_de_so_2_co_huong_da.docx

Nội dung text: Đề ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 2 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – ĐỀ SỐ 2 MÔN: TIẾNG VIỆT 5 Thời gian làm bài: 60 phút MỤC TIÊU ✓ Học sinh rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản. ✓ Học sinh ôn tập về từ đồng nghĩa, câu ghép, từ nhiều nghĩa. ✓ Học sinh rèn luyện cách viết bài văn. A – ĐỌC THẦM RỪNG GỖ QUÝ Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội. Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây nầy thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi: - Ông lão đến đây có việc gì? - Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá! - Được, ta cho ông cái hộp nầy, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà, ông mới được mở ra! Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn: - Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra! Hộp lần nầy rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn 1
  2. Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: “Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa. Truyện dân gianTày - Nùng Từ ngữ: - Năn nỉ: nài xin tha thiết. - Đồi trọc: đồi không có cây hoặc chỉ cóc cây nhỏ, mọc thưa. B – DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, CHỌN Ý TRẢ LỜI ĐÚNG (7.0 điểm) Câu 1 (0.5 điểm): Khi thấy hiện ra những cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì? A. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc. B. Có rất nhiều gỗ quý để bán lấy tiền trang trải cho cuộc sống gia đình. C. Có thứ cây gỗ quý trên quê mình để dân làm nhà ở bền chắc. D. Có hạt giống cây gỗ quý để trồng, tha hồ làm nhà ở bền chắc. Câu 2 (0.5 điểm): Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh? A. Vì ông chợt nghe thấy tiếng hát.B. Vì có cô tiên nữ chạy lại hỏi ông. C. Vì ông chợt ngoảnh lại phía sau.D. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc. Câu 3 (0.5 điểm): Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì? A. Hoa quả chín thơm ngào ngạt.B. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ. C. Rất nhiều hạt cây gỗ quý.D. Ngôi nhà làm bằng gỗ quý. Câu 4 (0.5 điểm): Những đặc điểm nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý? A. Tỏa mùi thơm ngào ngạt, có giá trị gấp trăm lần chiếc hộp trước. B. Tỏa mùi thơm nhẹ, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước. C. Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước. D. Nhẹ, không thơm, lắc không kêu, có giá trị gấp trăm lần hộp trước. Câu 5 (0.5 điểm): Vì sao nói hộp thứ hai quý gấp trăm lần hộp thứ nhất? A. Vì có nhiều loại gỗ quý giá hơn ở hộp trước. B. Vì có nhiều cột kèo, ván gỗ hơn ở hộp trước. C. Vì có nhiều hạt cây để chia cho cả dân làng. D. Vì có nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý. 2
  3. Câu 6 (0.5 điểm): Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện? A. Muốn có rừng gỗ quý, phải làm đúng lời cô tiên dặn dò trong mơ. B. Muốn có rừng gỗ quý, phải cải tạo những đồi cỏ tranh, tre nứa. C. Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc. D. Muốn có rừng gỗ quý, phải đi thật xa để tìm cây giống thật tốt. Câu 7 (0.5 điểm): Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “bền chắc”? A. bền chí.B. bền vững. C. bền chặt.D. bền bỉ. Câu 8 (0.5 điểm): Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: a. Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước. . . b. Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn. . . Câu 9 (0.5 điểm): Từ “miệng” ở dòng nào là nghĩa gốc từ xuân ở dòng nào là nghĩa chuyển? A. Cô bé có khuôn miệng nhỏ nhắn, xinh xắn. B. Đừng có mà suốt ngày chỉ biết “há miệng chờ sung” như thế. C. Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà. D. Miệng hố được che đậy rất kĩ càng, đây chính là cái bẫy để bắt thú dữ. Câu 10 (0.5 điểm): Câu nào là câu ghép? A. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. B. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. C. Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. D. Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. Câu 11 (1.0 điểm): Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu dưới đây: a. Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn. . b. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục. . 3
  4. Câu 12 (1.0 điểm): Tìm từ láy trong câu sau. Cho biết đó là loại từ láy nào? Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày. . . . . . . C – KIỂM TRA VIẾT (3.0 điểm) Chọn một trong các đề sau: 1. Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em. 2. Tả cái đồng hồ báo thức. . . . . . . . . . . . . . . . . . HẾT 4
  5. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT 1. A 2. D 3. B 4.C 5. D 6. C 7. B 9. D 10. B A – ĐỌC THẦM B – DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, CHỌN Ý TRẢ LỜI ĐÚNG Câu 1 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài đọc Rừng gỗ quý Cách giải: Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây nầy thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chọn A. Câu 2 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài đọc Rừng gỗ quý Cách giải: Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Chọn D. Câu 3 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài đọc Rừng gỗ quý Cách giải: Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Chọn B. Câu 4 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài đọc Rừng gỗ quý Cách giải: Hộp lần nầy rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn Chọn C. Câu 5 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài đọc Rừng gỗ quý 5
  6. Cách giải: Nói hộp thứ hai quý gấp trăm lần hộp thứ nhất vì có nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý. Nội dung câu chuyện: Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc. Chọn D. Câu 6 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài học Rừng gỗ quý Cách giải: Nội dung câu chuyện: Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc. Chọn C. Câu 7 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài đọc Rừng gỗ quý Cách giải: Từ đồng nghĩa với từ “bền chắc” là bên vững. Chọn B. Câu 8 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài học Từ đồng nghĩa Cách giải: a. Từ không cùng nhóm: tổ tiên. - Vì “tổ tiên” là người coi là thuộc những thế hệ đầu tiên, qua đời đã lâu, của một dòng họ hay một dân tộc, trong quan hệ với các thế hệ sau này - Các từ còn lại “tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước” chỉ phần lãnh thổ trong quan hệ với dân tộc làm chủ và sống trên đó. b. Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn. Từ không cùng nhóm: quê mùa. - Từ “quê mùa” là ó tính chất, dáng vẻ như của người dân quê chất phác và ít hiểu biết. - Các từ còn lại chỉ “quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn” nơi sinh ra của con người. Câu 9 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài học Từ nhiều nghĩa Cách giải: 6
  7. (1) Cô bé có khuôn miệng nhỏ nhắn, xinh xắn. (2) Đừng có mà suốt ngày chỉ biết “há miệng chờ sung” như thế. (3) Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà. (4) Miệng hố được che đậy rất kĩ càng, đây chính là cái bẫy để bắt thú dữ. => Từ “miệng” ở các câu 1, 2, 3, đều là nghĩa gốc. “Miệng” trong các trường hợp này là bộ phận trên mặt người hay ở phần trước của đầu động vật, dùng để ăn, để nói, kêu, hót, . thường được coi là biểu tượng của việc ăn uống hay nói năng của con người => Từ “miệng” ở câu 4 là nghĩa chuyện, có nghĩa là phần trên cùng, ngoài cùng, thông với bên ngoài của vật có chiều sâu Chọn D. Câu 10 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài học Câu đơn, câu ghép. Cách giải: Chẳng bao lâu, / những đồi tranh, tre nứa /đã trở thành rừng gỗ quý. => Câu đơn. Nào ngờ, / nắp hộp / vừa hé / thì / bao nhiêu cột kèo, ván gỗ / tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. => Câu ghép. Nghe tiếng chim hót, / ông lão choàng tỉnh giấc. => Câu đơn. Ông / liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. => Câu đơn. Chọn B. Câu 11 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài học Cách giải: a. Chỉ cần một chút khéo léo, / bà chủ / đã bán ớt nhanh hơn. TN chỉ cách thức CN VN b. Trưa, / nước biển / xanh lơ / và / khi chiều tà, / biển / đổi sang màu xanh lục. TN1 CN1 VN1 QHT TN 2 CN2 VN2 Câu 12 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài học Từ láy. Cách giải: Từ láy “rưng rưng” là từ láy hoàn toàn, láy phụ âm đầu và láy vần. 7
  8. C – KIỂM TRA VIẾT 1. Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em. Dàn ý A. MỞ BÀI: Giới thiệu quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập 2. B. THÂN BÀI * Miêu tả khái quát về quyển sách: - Quyển sách đó tên là gì? Có hình dáng gì? - Kích thước của quyển sách (chiều dài, chiều rộng, bề dày) - So với quyển sách tập 1 thì quyển sách tập 2 có dày hơn không? - Màu sắc chủ đạo của bìa cuốn sách là gì? * Miêu tả chi tiết quyển sách: - Bìa trước của cuốn sách có những thông tin gì? (tên tác giả, tên sách, tên nhà xuất bản ) - Hình vẽ ở bìa trước là gì? Em có cảm xúc như thế nào về hình vẽ đó? Hình vẽ đó có chứa ý nghĩa gì đặc biệt không? - Bìa sau của cuốn sách có những hình ảnh, thông tin gì? (tên các quyển sách khác cùng bộ sách lớp 5, huân chương, giá tiền ) - Nội dung bên trong cuốn sách được chia thành bao nhiêu tuần? Mỗi tuần gồm các nội dung gì? - Người ta đánh số trang như thế nào, ở đâu? - Mục lục của sách nằm ở đâu? Tác dụng của mục lục sách đó là gì? * Hoạt động của em đối với quyển sách: - Em tự bọc sách hay nhờ người thân bọc sách giúp? Em dán nhãn và viết tên như thế nào? - Em đã đọc những nội dung nào đầu tiên trong quyển sách? (các bài tập đọc, câu chuyện ) - Em đánh giá như thế nào về nội dung của quyển sách? So với quyển sách tập 1? C. KẾT BÀI: Tình cảm của em dành cho quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập 2. Bài văn tham khảo Sách tiếng Việt 5 tập 2 là quyển sách luôn gắn bó hằng ngày với việc học tập của em. Quyển sách cho em biết thêm nhiều điều quý giá. Vì thế em luôn nâng niu và trân trọng quyển sách này. Sách tiếng Việt 5 tập 2 rất đẹp. Vừa cầm nó trên tay, em đã mê ngay. Quyển sách dày hơn vở viết của em một chút. Ngay trang bìa là bức tranh phong cảnh rất đẹp. Trong bức tranh ấy, có đồng ruộng, có núi non, có biển khơi. Xa xa là cánh chim hải âu đang rập rờn trên sóng, những cánh buồm no gió đang lướt ra khơi. Giữa những tán lá xanh lá xanh tốt là mái ngói đỏ 8
  9. tươi của làng mạc, thôn xóm. Trên những thửa ruộng, người nông dân đang chăm chỉ cày cấy. Trung tâm bức tranh là hình ảnh các bạn học sinh của các vùng miền, các dân tộc đang ngồi trò chuyện vui vẻ. Phía trên của trang bìa là dòng chữ “Bộ giáo dục và đào tạo”. Ngay sát dưới là chữ “Tiếng Việt 5” nổi bật trên nền giấy màu xanh lá cây. Phía dưới là logo và tên nhà xuất bản giáo dục. Mở quyển sách ra, em thấy thật dễ chịu vì những dòng chữ rõ ràng trên nền giấy trắng tinh còn thơm mùi sách mới. Sách giúp em học tốt, rèn luyện thêm nhiều kỹ năng: tập đọc, chính tả, tập làm văn, kể chuyện, luyện từ và câu. Từ đầu đến cuối sách, em thấy các chủ điểm: người công dân, vì cuộc sống thanh bình, Nam và Nữ, những chủ nhân tương lai. Cuốn sách của em không chỉ đẹp mà còn hấp dẫn. Vì trong mỗi bài đọc luôn có bức tranh minh hoạ để em dễ hiểu hơn. Trong những bài tập đọc, em thích nhất là bài “Phong cảnh đền Hùng” của tác giả Đoàn Minh Tuấn. Bài văn đó giúp em hiểu được phong cảnh đền Hùng thật cụ thể. Mặc dù, em ở nơi xa xôi chưa được thăm đền Hùng. Nhưng khi đọc bài đó thì đền Hùng hiện lên trong tâm trí em thật sinh động. Những bài tập đọc hay, những bức tranh minh hoạ đã giúp em mở mang thêm sự hiểu biết và cảm nhận. Sách giúp em thêm hiểu, thêm yêu thiê nhiên, đất nước. Hiểu được những phong tục của các vùng miền trên đất nước Việt Nam thân yêu và một số nơi trên thế giới. Cuối sách là phần Mục lục để em dễ dàng tìm kiếm và tra các bài học. Em rất yêu quý cuốn sách của mình. Đó cũng là món quà mẹ mua tặng em đầu năm học. Em hứa mình sẽ giữ gìn cẩn thận để có thể truyền lại cho các em ở lớp sau. Em cũng sẽ học thật tốt để bố mẹ luôn được vui lòng. 2. Tả cái đồng hồ báo thức. Dàn ý A. MỞ BÀI: Giới thiệu về chiếc đồng hồ báo thức mà em muốn tả: - Ai mua, tặng cho em chiếc đồng hồ báo thức đó? Nhân dịp gì? - Em đã dùng chiếc đồng hồ đó lâu chưa? Em có thích nó không? B. THÂN BÀI * Miêu tả bao quát chiếc đồng hồ: - Đồng hồ có hình gì? Kích thước ra sao? - Đồng hồ được làm từ chất liệu gì? Có màu sắc gì? - Đồng hồ theo kiểu dáng như thế nào? (đơn giản, cầu kì, dễ thương ) * Miêu tả chi tiết chiếc đồng hồ: 9
  10. - Tả theo từng bộ phận của đồng hồ, có những bộ phận nào, có chức năng gì. - Phần mặt số: tả phần họa tiết nền, các chữ số, kim giờ, kim giây, kim phút - Phần nút bấm điều chỉnh: màu sắc, kích thước, vị trí, chức năng của các nút - Phần đựng pin: vị trí, kích thước, nắp đậy, loại pin cần dùng * Chức năng của chiếc đồng hồ: - Xem giờ, đặt báo thức, trang trí góc học tập - Trang trí. C. KẾT BÀI - Tình cảm của em dành cho chiếc đồng hồ báo thức. - Em sẽ làm gì để giữ gìn chiếc đồng hồ luôn mới và sạch đẹp. Bài văn tham khảo Reng, reng, reng mỗi sớm mai em luôn thức dậy khi nghe được những âm thanh quen thuộc phát ra từ chiếc đồng hồ báo thức nhỏ xinh của mình. Đồng hồ báo thức của em hình khối tròn mà hình tròn là mặt đồng hồ, có đường kính mười xăng-ti-mét, bề dày bốn xăng-ti-mét. Vỏ ngoài đồng hồ bằng nhựa cứng màu vàng. Đỉnh đồng hồ có nút tắt, mở chuông reo. Mặt sau đồng hồ làm bằng thép trắng, có nút chỉnh giờ và nút chỉnh chuông reo. Mặt đồng hồ màu trắng, chữ số màu đen. Dưới số mười hai là hàng chữ ghi hiệu của đồng hồ: SAIKO. Em đặt nó ngay ngắn trên bàn học của mình. Chiếc đồng hồ này đã gắn bó với em được ba năm rồi. Nó là món quà đặc biệt mà mẹ đã dành tặng cho em dịp cuối năm lớp Hai khi em là học sinh giỏi của huyện. Phải nói rằng, khi nhận được món quà ý nghĩa của mẹ, em đã vô cùng xúc động. Vì em biết, từ nay, chiếc đồng hồ nhỏ xinh ấy sẽ gắn bó với em, sẽ đánh thức em vào mỗi buổi sáng và nhắc nhở em học bài cũng như đi học đúng giờ vào mỗi buổi tối. Chiếc đồng hồ không chỉ đơn thuần là một đồ vật dùng để em xem giờ, hay đặt báo thức. Nó còn tượng trưng cho sự cố gắng, phấn đấu của em. Hơn nữa, đồng hồ Saiko của em còn được mẹ – người mà em yêu quý nhất trong gia đình dành tặng cho em. Vì vậy, em rất yêu quý nó, như chính em yêu quý người mẹ hiền của mình vậy. Em hứa sẽ học tập thật chăm chỉ, xứng đáng với những tình cảm mà mẹ đã dành cho mình. 10