Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề số 4 (Có đáp án)
II. Đọc hiểu (7 điểm)
CHIẾC KÉN BƯỚM
Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Thật sự là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
(Theo Nông Lương Hoài)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì? (0,5 điểm)
A. Để khỏi bị ngạt thở.
B. Để nhìn thấy ánh sáng vì trong kén tối và chật chội.
C. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành.
Câu 2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi chiếc kén được? (0,5 điểm)
A. Vì chú yếu quá.
B. Vì không có ai giúp chú.
C. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi chiếc kén.
Câu 3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi chiếc kén bằng cách nào? (0,5 điểm)
A. Chú đã cố hết sức để làm rách cái kén.
B. Chú đã cắn nát chiếc kén để thoát ra.
C. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng.
CHIẾC KÉN BƯỚM
Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Thật sự là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
(Theo Nông Lương Hoài)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì? (0,5 điểm)
A. Để khỏi bị ngạt thở.
B. Để nhìn thấy ánh sáng vì trong kén tối và chật chội.
C. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành.
Câu 2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi chiếc kén được? (0,5 điểm)
A. Vì chú yếu quá.
B. Vì không có ai giúp chú.
C. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi chiếc kén.
Câu 3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi chiếc kén bằng cách nào? (0,5 điểm)
A. Chú đã cố hết sức để làm rách cái kén.
B. Chú đã cắn nát chiếc kén để thoát ra.
C. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề số 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022_de_s.docx
Nội dung text: Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề số 4 (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KÌ II TIẾNG VIỆT LỚP 5 ĐỀ SỐ 4 Mô tả: Đề được biên soạn bám sát chương trình, nhằm đánh giá toàn diện kiến thức, kĩ năng của học sinh. Cấu trúc gồm 2 phần: Kiểm tra Đọc và Viết. Trong đó: + Phần Kiểm tra đọc (10 điểm): Đọc thành tiếng (3 điểm); Đọc hiểu (7 điểm) + Phần Viết (10 điểm): Nghe - viết (2 điểm) và Tập làm văn (8 điểm). A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Giáo viên cho học sinh bốc thăm chọn bài đọc và trả lời câu hỏi nội dung của đoạn đó theo quy định. II. Đọc hiểu (7 điểm) CHIẾC KÉN BƯỚM Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Thật sự là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.
- Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. (Theo Nông Lương Hoài) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì? (0,5 điểm) A. Để khỏi bị ngạt thở. B. Để nhìn thấy ánh sáng vì trong kén tối và chật chội. C. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành. Câu 2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi chiếc kén được? (0,5 điểm) A. Vì chú yếu quá. B. Vì không có ai giúp chú. C. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi chiếc kén. Câu 3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi chiếc kén bằng cách nào? (0,5 điểm) A. Chú đã cố hết sức để làm rách cái kén. B. Chú đã cắn nát chiếc kén để thoát ra. C. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng. Câu 4. Điều gì xảy ra với chú bướm khi đã thoát ra ngoài kén? (0,5 điểm) A. Bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng.
- B. Dang rộng cánh bay lên cao. C. Phải mất mấy hôm nữa mới bay lên được. Câu 5. Em rút ra bài học gì sau khi đọc câu chuyện? (1 điểm) Câu 6. Câu nào sau đây là câu ghép? (0,5 điểm) A. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. B. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. C. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Câu 7. Dấu hai chấm trong câu: “Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.” có nhiệm vụ gì? (0,5 điểm) A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật. B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận câu đứng trước. C. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là sự liệt kê. Câu 8. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: (1 điểm) Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Câu 9. Tìm từ đồng nghĩa với từ “nỗ lực”. Đặt 1 câu với từ vừa tìm được. (1 điểm) Câu 10. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “vì nên”. (1 điểm) B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
- I. Nghe - viết (2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài “Út Vịnh” SGK TV5 - Tập 2, trang 136 (Từ đầu đến chuyến tàu qua) II. Tập làm văn (8 điểm) Em hãy tả một loại trái cây mà em thích. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II TIẾNG VIỆT LỚP 5 ĐỀ SỐ 4 A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng II. Đọc hiểu Câu 1 2 3 4 6 7 Đáp án C C C A C B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5. (1 điểm) Phải tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành hơn. Câu 8. (1 điểm) Chú bướm // dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó // thì sưng phồng lên, CN1 VN1 CN2 VN2 đôi cánh// thì nhăn nhúm. CN3 VN3
- Câu 9. (1 điểm) - Từ đồng nghĩa: “cố gắng” - Đặt câu: Em đã cố gắng học tập chăm chỉ trong học kì vừa qua. Câu 10. (1 điểm) Vì Lan không học hành nghiêm chỉnh nên kì thi vừa qua bạn ấy đã đạt kết quả chưa tốt. B. KIỂM TRA VIẾT I. Nghe - viết - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm II. Tập làm văn - Đảm bảo các yêu cầu sau: + Viết được bài văn tả cảnh (có hình ảnh, hoạt động, trình tự tả) đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng theo yêu cầu đã học ; độ dài từ 15 câu trở lên. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ. - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm khác. Bài mẫu tham khảo Em được sinh sống ở nông thôn nghèo, nơi nhà em ở có rất ít hàng xóm nên đất đai thường được bố mẹ em trồng rất nhiều cây ăn quả khác nhau, loại quả nào cũng đều rất ngon làm em rất thích, nào thì quả mít, bưởi, xoài, quả nào cũng thơm ngon hấp dẫn, nhưng em thích nhất vẫn là quả mít.
- Quả mít là loại quả rất to, có vỏ xù xì màu thâm đen, khi còn xanh thì quả mít màu xanh, còn khi chín lên thì quả mít chuyển sang vỏ màu xanh đậm hoặc màu thâm đen, khi mít chín có một mùi thơm ngát kỳ lạ khiến tất cả trẻ con trong xóm em đều cực kỳ yêu thích. Quả mít cũng có rất nhiều loại khác nhau, mít mật thì có ngọt lịm, còn mít dai thì ăn dai dai ngọt ngọt nên chúng em vô cùng thích. Bên trong quả mít là một lớp cùi trắng trong đó có nhiều múi mít to bọc lấy hạt mít tròn tròn, khi ăn thường phải tách múi mít để bỏ hạt ra, sau đó ăn múi mít ngọt lịm, ăn xong còn có mùi thơm lưu lại quanh người. Mít thường có vào mùa hè. Vào mỗi mùa hè mẹ em thường lấy múi mít tách thành từng phần nhỏ, sau đó trộn với sữa chua và đá bào làm sữa chua mít ăn cực kỳ ngon miệng. Những múi mít dai còn được mẹ tách ra sau đó sấy khô làm mít sấy cho chúng em làm quà ăn vặt, ăn cũng vô cùng ngon. Bà nội em còn kể vỏ mít có rất nhiều công dụng khác nhau, có thể làm thức ăn để nuôi trâu bò, cùi mít thì có thể phơi khô để làm bánh rất ngon. Sau khi ăn mít xong chúng em còn có thể thu hạt mít lại rửa sạch rồi đưa cho bà nội luộc. Hạt mít luộc ăn rất bùi và thơm, đây cũng là món ăn vặt mà trẻ con ở xóm em cực kỳ thích ăn. Quả mít là một trong những loại quả cực kỳ thân thuộc với người dân vùng nông thôn quê em, không chỉ có hương vị thơm ngon khi ăn, có nhiều tác dụng mà còn có thể đem bán để giúp bố mẹ em có thêm tiền chăm lo cho cả nhà. Em rất yêu quý quả mít quê em. (Sưu tầm)