Tuyển tập 20 đề thi chất lượng học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng
Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài.
Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17, SGK Tiếng Việt 5, tập I. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. (Phần đọc thành tiếng 4 điểm, trả lời câu hỏi 01 điểm).
II. Đọc thầm (5 điểm)
CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC
Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”.
Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”
- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. Bạn tôi trả lời. Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.
Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”
Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.
Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp
Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây:
Câu 1. Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào?
A. Bảy tuổi trở xuống.
B. Sáu tuổi trở xuống.
C. Bốn tuổi trở xuống.
Câu 2. Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?
A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.
B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi.
C. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.
Câu 3. Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào?
A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ.
B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi.
C. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có năm tuổi.
docx 68 trang Đường Gia Huy 01/02/2024 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 20 đề thi chất lượng học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_20_de_thi_chat_luong_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5.docx

Nội dung text: Tuyển tập 20 đề thi chất lượng học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022

  1. Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (20 đề) Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút Đề 1 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài. Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17, SGK Tiếng Việt 5, tập I. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. (Phần đọc thành tiếng 4 điểm, trả lời câu hỏi 01 điểm). II. Đọc thầm (5 điểm) CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”. Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?” - Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. Bạn tôi trả lời. Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.
  2. Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!” Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”. Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây: Câu 1. Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào? A. Bảy tuổi trở xuống. B. Sáu tuổi trở xuống. C. Bốn tuổi trở xuống. Câu 2. Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai? A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi. B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi. C. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi. Câu 3. Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào? A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ. B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi. C. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có năm tuổi. Câu 4. Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó? A. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối.
  3. B. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ. C. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình. Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? A. Cần phải sống trung thực, ngay từ những điều nhỏ nhất. B. Cần phải sống sao cho con mình kính trọng. C. Không nên bán đi sự kính trọng. Câu 6: Từ trái nghĩa với “trung thực” là: A. Thẳng thắn B. Gian dối C. Trung hiếu D. Thực lòng Câu 7. Dòng nào dưới đây toàn các từ láy? A. đường đua, tiếp sức, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng. B. khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau đớn. C. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, khó khăn , đau đớn. Câu 8. Trong câu “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được.” có đại từ xưng hô là: A. Tôi B. Ông C. Tôi và ông Câu 9. Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm gồm những từ nhiều nghĩa là: A. Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống B. Trong veo, trong vắt, trong xanh C. Thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành Câu 10. Trong câu “Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la” có mấy quan hệ từ ?
  4. A. Có một quan hệ từ (Đó là từ: ) B. Có hai quan hệ từ ( Đó là từ: và từ : ) B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả ( 5 điểm ) Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”. Tiếng Việt 5 – Tập 1, trang 144 (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra .đến hết) trong khoảng thời gian 15 phút. II. Tập làm văn (5 điểm) Đề bài: Em hãy tả một người bạn học của em. ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5
  5. Thời gian làm bài: 60 phút Đề 2 A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài. Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 11 đến tuần 18, SGK Tiếng Việt 5, tập I. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiến thức tiếng việt: Đọc thầm bài văn sau: CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ Ở xã Cam Hoà, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà có một người đàn ông đã ròng rã suốt từ năm 1988 tới nay (16 năm) bới đất, nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1 ki-lô-mét. Thật là một kì công có một không hai ở Việt Nam. Đó là chú Nguyễn Văn Trọng, năm nay 46 tuổi. Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên". Còn chú Trọng lại nghĩ rất đơn giản, đất vùng này đá rất nhiều, nếu không nhặt đi thì khó trồng trọt. Và chú ước ao mình sẽ biến miếng đất lóc chóc sỏi đá này thành một nương rẫy phì nhiêu như cánh đồng dưới chân núi kia. Chính vì vậy suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành. Từng tí một hết ngày này tới ngày kia, chỗ đất nào nhặt sạch đá là chú trồng trọt hoa màu liền. Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh, chú Trọng rất mừng nhưng thiên nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lớn, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được. Với gia đình, tưởng chú chỉ nhặt đá một chút rồi lo phát rẫy trồng trọt, vợ chú Trọng nén chịu đựng đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi chồng nhưng thấy chồng say nhặt đá đắp thành quá, mùa vụ chẳng được gì, người vợ bực lắm. Có lúc không muốn làm với ông "đắp đá vá trời" này nữa, song nghĩ lại, người vợ
  6. Cánh đồng: Tượng đồng: Câu 10. Đặt câu với một cặp từ đồng âm “Đậu”? B. Kiểm tra viết: (10 Điểm). I. Kiểm tra chính tả (Bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): (02 điểm). * Mục tiêu: Kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh. * Nội dung kiểm tra: giáo viên đọc cho HS cả lớp viết (Chính tả nghe - viết) Bài chính tả: Một chuyên gia máy xúc. (Đó là một buổi sáng .tham quan công trường.) (Sách tiếng việt 5, trang 54, tập 1). II. Tập làm văn: (08 điểm) (40 phút). Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê hương em mà em yêu thích. ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút Đề 17 A. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm để đọc một trong các bài Tập đọc đã học từ tuần đến tuần (Sách Tiếng Việt 5, tập 1). Trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) CHUYỆN BÁN HÀNG Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, "ớt của anh (chị) có cay không?", gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ? Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro. Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào. Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng: "Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì
  7. cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia". Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: "Không cần đâu!" Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp Quả nhiên chính là hỏi câu đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: "Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!" Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu. Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói Lần này bà chủ trả lời: "Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!" Quả nhiên, người mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch. Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ: "Lần này xem chị còn nói thế nào đây?" Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: "Ớt có cay không?" Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: "Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!". Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nên nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: "Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi". Thật là thần kỳ vậy! Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn. Truyenngan.com.vn Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Mở đầu câu chuyện cho em biết người bán ớt luôn gặp phải câu hỏi nào? A. Ớt của anh (chị) có thế nào? B. Ớt của anh (chị) có cay không? C. Ớt của anh (chị) có ngon không? D. Ớt của anh (chị) là ớt cay hay ớt ngọt? Câu 2: Câu hỏi “Ớt của chị có cay không?” là của ai ? A. Của chị bán ớt. B. Của người qua đường. C. Của người mua ớt. D. Của người đứng xem. Câu 3: Lần đầu tiên chị bán ớt nói cho khách hàng mua ớt lựa chon theo tiêu chí nào? A. Màu đỏ thì cay, màu xanh thì không cay. B. Màu vàng thì cay, màu nhạt thì không cay C. Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay D. Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay Câu 4: Lần thứ ba, chị bán ớt nói cho khách mua ớt lựa chon theo tiêu chí nào?
  8. A. Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay B. Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay C. Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay D. Quả lớn thì cay, quả nhỏ thì không cay Câu 5: Em thấy chị bán ớt là người như thế nào qua cách bán ớt của chị? Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ? Câu 7: Trong câu: Chị bán ớt là người thông minh, khéo léo. Từ đồng nghĩa với từ thông minh là: A. dại dột B. sáng dạ C. kiên trì D. chăm chỉ Câu 8: Trong câu "Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!” Từ “cay” mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?: Câu 9: Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu điền vào các cột phân loại dưới đây: Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ Câu 10: Đặt một câu thể hiện mối quan hệ tương phản? B. Kiểm tra viết I. Chính tả(nghe-viết): (2 điểm) Bài: Thầy cúng đi bệnh viện (từ "Cụ Ún làm nghề thầy cúng mới chịu đi" - Sách Tiếng Việt 5, tập 1, tr 158) II. Tập làm văn:(8 điểm) Chon 1 trong hai đề sau: Đề: Hãy tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ ) của em hoặc người bạn mà em yêu mến. ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút Đề 18
  9. A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (2,0 điểm) Bài: Những con sếu bằng giấy. Trang 36 (từ Em liền lặng lẽ gấp sếu hòa bình) H: Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ nguyện vọng hòa bình? Bài: Một chuyên gia máy xúc. Trang 45 (từ chiếc máy xúc công trường) H: Dáng vẻ của A - lếch xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy phải chú ý? Những người bạn tốt. Trang 64 (từ đầu trở về đất liền) H: Vì sao nghệ sĩ A- ri - ôn phải nhảy xuống biển? Bài: Cái gì quý nhất? Trang 85 (từ Nghe xong thầy mỉm cười rồi nói vô vị mà thôi) H: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? Bài: Đất Cà Mau. Trang 89 (từ Cà Mau đất xốp thân cây đước) H: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao? Bài: Chuyện một khu vườn nhỏ - Trang 102 (Đọc từ đầu đến không phải là vườn!) H: Bé Thu thích ra ban công để làm gì? Bài: Mùa thảo quả - Trang 113 (Đọc từ Sự sống hết bài) H: Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp? Bài: Trồng rừng ngập mặn - Trang128 (từ nhờ phục hồi rừng vững chắc đê điều) H: Nêu tác dụng của việc phục hồi rừng ngập mặn? Bài: Chuỗi ngọc lam - Trang 134 (Đọc từ đầu đến người anh yêu quý) H: Tại sao cô bé Gioan lại dốc hết số tiền tiết kiệm để mua tặng chị chuỗi ngọc lam? Bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo - Trang144 (Đọc từ đầu đến một nhát thật sâu vào cột) H: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư lênh để làm gì? Bài: Thầy cúng đi bệnh viện. Trang 158 (Đọc từ Cụ Ún làm nghề thầy cúng .mới chịu đi) H: Khi mắc bệnh cụ Ún đã tự chữa bệnh bằng cách nào? II. Đọc thầm và làm bài tập (8,0 điểm)
  10. KÌ DIỆU RỪNG XANH Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân. Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi. Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí. Theo Nguyễn Phan Hách Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng? A. Nấm rừng, cây rừng, nắng trong rừng, các con thú, màu sắc rừng, âm thanh của rừng. B. Nấm rừng, cây rừng, đền đài, miếu mạo. C. Cây rừng, cung điện, miếu mạo. Câu 2: Tác giả đã miêu tả những chiếc nấm to bằng nào? A. Cái ấm B. Cái cốc C. Cái ấm tích Câu 3: Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi như thế nào? A. Lá úa vàng như cảnh mùa thu. B. Có nhiều màu sắc. C. Như một cung điện. Câu 4: Bài văn cho em cảm nhận được điều gì?
  11. A. Vẻ đẹp kì thú của rừng. B. Vẻ yên tĩnh của rừng. C. Rừng có nhiều muông thú. Câu 5: Từ nào trái nghĩa với từ “khổng lồ”? A. Tí hon B. To C. To kềnh Câu 6: Từ “lúp xúp” có nghĩa là gì? A. Ở xa nhau, thấp như nhau. B. Ở liền nhau, cao không đều nhau. C. Ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau. Câu 7: Từ “Chúng tôi” thuộc loại từ nào? A. Động từ B. Đại từ C. Danh từ D. Cụm danh từ Câu 8: Trong câu: “Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân”. Có mấy quan hệ từ? A. Một quan hệ từ B. Hai quan hệ từ C. Ba quan hệ từ B. Kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”. Tiếng Việt 5 – Tập 1, trang 144 (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra .đến hết) trong khoảng thời gian 15 phút. II. Tập làm văn: (5 điểm) Đề bài: Hãy tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ ) của em hoặc người bạn mà em yêu mến. ___
  12. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút Đề 19 A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn và trả lời câu hỏi trong bài do giáo viên nêu 1 trong các bài sau: 1. Những con sếu bằng giấy 2.Cái gì quý nhất 3. Người gác rừng tí hon 4. Thầy thuốc như mẹ hiền II. Đọc thầm và hoàn thành bài tập: TRÒ CHƠI ĐOM ĐÓM Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; “chiến tích” sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế! Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem “ thả” vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.
  13. Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát “ Đom đóm”, lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng. Câu 1: Bài văn trên kể về chuyện gì? A. Dùng đom đóm làm đèn B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê Câu 2: Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết ? A. Anh nghe đài hát bài “ Đom đóm” rất hay. B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài “ Đom đóm”. C. Anh cùng đồng đội ở Trường Sa tập hát bài “Đom đóm”. Câu 3: Câu: "Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tố" thuộc kiểu câu nào đã học? A. Ai thế nào? B. Ai là gì? C. Ai làm gì? Câu 4: Chủ ngữ trong câu “Tuổi thơ đi qua, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi.” là: A. Những trò nghịch ngợm hồn nhiên B. Những trò nghịch ngợm C. Tuổi thơ qua đi Câu 5: Tác giả có tình cảm như thế nào với trò chơi đom đóm? A. Rất nhớ B. Rất yêu thích C. Cả a và b đều đúng Câu 6: Từ “ nghịch ngợm” thuộc từ loại: A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ Câu 7: “Lấy trứng khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra”. Tìm từ đồng nghĩa với từ “ khoét”. Câu 8: Mỗi buổi tối, hàng chục con đom đóm lớn nhỏ đều phát sáng. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu trên. Câu 9: Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trời mưa chúng em sẽ nghỉ lao động. Câu 10: Tìm 1 từ đồng nghĩa với hạnh phúc. Đặt câu với từ tìm được
  14. B. Kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”. Tiếng Việt 5 – Tập 1, trang 144 (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra .đến hết) trong khoảng thời gian 15 phút. II. Tập làm văn: (5 điểm) Đề bài: Hãy tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ ) của em hoặc người bạn mà em yêu mến. ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút Đề 20 A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng ( 3 điểm) : Giáo viên cho học sinh lần lượt bốc thăm các bài tập đọc sau và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn (Giáo viên kiểm tra từng học sinh vào ngày thứ 2,3 tuần 18) Bài 1: Chuyện một khu vườn nhỏ. Từ đoạn "Một sớm chủ nhật đầu xuân đến có gì lạ đâu hả cháu?" H: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ? Bài 2 : Người gác rừng tí hon. Từ đoạn "Qua khe lá đến xe công an lao tới." H : Khi thấy gã trộm, cậu bé đã làm gì? Bài 3: Buồn chư lệnh đón cô giáo ( tài liệu TV5 tập 1b trang 81) Từ đoạn "Già Rok xoa tay đến A, chữ, chữ cô giáo!" H: Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ? Bài 4: Trồng rừng ngập mặn ( Tài liệu TV5 tập 1b trang 48) Từ đoạn "Nhờ phục hồi rừng ngập mặn đến bảo vệ vững chắc đê điều." H: Rừng ngập mặn được phục hồi có tác dụng gì?
  15. Bài 5: Thầy thuốc như mẹ hiền Từ đoạn "Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc đến còn cho thêm gạo, củi." H: Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài? II. Đọc thầm và làm bài tập: ( 7 điểm ) Đọc văn bản sau: NHỮNG TRANG SÁCH ĐẦU TIÊN Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều. Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thư, có lẽ còn có những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì và bài học làm người có ích mà Nguyễn Sinh Cung đã nhận thấy để tự răn mình là: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình. Vậy là trong tâm trí của cậu bé Làng Sen đã sớm xuất hiện tình yêu quê hương, để từ đó hình thành tình yêu Tổ quốc. (Trần Viết Lưu) Câu 1: (0,5 điểm) Ngoài buổi lên lớp về nhà cậu bé Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như? A. “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. B. Truyện Kiều C. Tam quốc diễn nghĩa Câu 2: (0,5 điểm) Chi tiết nào trong bài cho ta biết Nguyễn Sinh Cung rất ham học? A. Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn. B. Những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì. C. Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ Thư”, “Ngũ kinh” Câu 3: (0,5 điểm) Ngoài việc học trên lớp, học sách người lớn, Nguyễn Sinh Cung còn học ở đâu? A. Học từ cuộc sống thiên nhiên. B. Học từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương. C. Học từ người thân như bố, mẹ Câu 4: (0,5 điểm) Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình điều gì ? Viết câu trả lời của em:
  16. Câu 5: (1 điểm) Điều gì đã xuất hiện trong tâm trí của cậu bé “Làng Sen” ? Viết câu trả lời của em: Câu 6: ( 1 điểm ) Nội dung bài văn ca ngợi điều gì ? Viết câu trả lời của em: Câu 7: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây viết đúng chính tả ? A. Nương thiện, con chăn, vầng trăng B. Xâm lược, tấc bật, say sưa C. Lần lượt, chưng cất, chào mào Câu 8: (0,5điểm) Trong câu: “Một cụ già nghiêng đầu, ngước mắt nhìn lên”. Có mấy động từ, đó là những từ nào? Viết câu trả lời của em: Câu 9: (1 điểm) Tìm từ đồng nghĩa với từ “hạnh phúc”. Đặt câu với từ vừa tìm được Viết câu trả lời của em: Câu 10: (1 điểm) Đặt một câu thể hiện mối quan hệ tăng tiến Viết câu văn của em: B. Kiểm tra viết I. Chính tả - Nghe viết (2 điểm) Bài: Mùa thảo quả Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ duới đáy rừng. (Theo Ma Văn Kháng) II. Tập làm văn:(8 điểm) Chon 1 trong hai đề sau: Đề: Hãy tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ ) của em hoặc người bạn mà em yêu mến.