Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Cây cối và con người

Mỗi người đều hiểu rằng: cây là “lá phổi xanh” lọc dưỡng khi, duy trì sự sống của con người. Cây đem lại cho con người cảm giác bình yên. Dân cư sống ở đô thị càng đông thì càng cảm thấy có nhu cầu về cây cối. Người ta ước ao được đến với tự nhiên, nơi có bóng lá xanh, tiếng chim hót, tiếng suối reo để thả hồn về với những kỉ niệm của riêng mình. Những năm gần đây, nhiều người say mê với cái thú lầm vườn hoặc chơi cây cảnh.

Mỗi loài cây còn mang lại những giá trị biểu trưng khác nhau. Cây nguyệt quế biểu hiện sự vinh quang. Người La Mã cuốn nó thành chiếc vòng nguyệt quế đặt lên đầu các hoàng đế, các tướng lĩnh chiến thắng. Cây bách là một thứ cây xanh tốt quanh năm, gỗ thơm như hương, mang ý nghĩa của sự trường tồn vĩnh cửu. trong tâm thức của người Do Thái, người theo đạo Thiên Chúa, cây ô liu tượng trưng cho hòa bình.

Ở nước ta, từ năm 1960, bác Hồ đã phát động Tết trồng cây. Đi thăm mỗi địa phương, Người thường trồng cây kỉ niệm. Những năm gần đây, thiên tai bão lụt làm cho cây cối một số vùng rộng lớn ở nước ta bị triệt phá. Không những các chủ đất, chủ vườn phải xót xa, buồn tiếc mà gần như cả nước cũng xúc động. Hình ảnh cây cối cụt cành, gãy ngọn khiến người ta đau nhói trong lòng. Con người cảm thấy mồ côi khi thấy những miệt vườn chết trong màu lá úa.

(Theo Đ.H và L.B)

docx 18 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1240
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_11_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. TUẦN 11 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Chuyện một khu vườn nhỏ: Bài văn vừa ca ngợi khung cảnh thiên nhiên trong lành, gần gũi vừa nhắc nhở con người hãy luôn biết quý trọng, bảo vệ, chan hòa với thiên nhiên. 2. Luyện từ và câu A. Đại từ xưng hô: Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi, mày, chúng mày, nó, chúng nó Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi: + Đại từ chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta, + Đại từ chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu, + Đại từ chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó, Lưu ý: Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể: - Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế DT đo đó chúng có thể có chức vụ trong câu như DT. - Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế ĐT, TT do đó chúng có thể có chức vụ trong câu như ĐT, TT. - Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều DT làm từ xưng hô (gọi là DT chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các DT: + Chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc: ông, bà,anh, chị, em, con, cháu, + Chỉ một số chức vụ - nghề nghiệp đặc biệt: chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy, bác sĩ, luật sư, Để biết khi nào một từ là DT chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc, DT chỉ chức vụ - nghề nghiệp và khi nào nó được dùng như DT chỉ đơn vị hoặc khi nào nó là đại từ xưng hô, ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó. V.D1: Cô của em dạy Tiếng Anh (Cô là DT chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc) V.D2 : Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi người (Cô là DT chỉ đơn vị ). V.D3 : Cháu chào cô ạ ! (cô là đại từ xưng hô)
  2. Khi xưng hô, cần chú ý chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới. B. Quan hệ từ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu,nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và,với, hay, hoặc, nhưng mà, thì, của, ở,tại, bằng, như, để, về Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bởi một cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là: - Vì nên ; do nên; nhờ mà (biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả). - Nếu thì ; hề thì (biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả). - Tuy nhưng ; mặc dù nhưng (biểu thị quan hệ tương phản) - Không những mà ; không chỉ mà còn (biểu thị quan hệ tăng lên). 3. Tập làm văn Mẫu một lá đơn đề nghị CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc .,ngày .tháng .năm ĐƠN KIẾN NGHỊ Kính gửi : Tôi tên là : Sinh ngày : Là . Tôi xin trình bày với .một việc như sau : - Nêu thực trạng của vấn đề - Nêu ý kiến đề nghị Tôi xin chân thành cảm ơn. Người làm đơn kí
  3. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Cây cối và con người Mỗi người đều hiểu rằng: cây là “lá phổi xanh” lọc dưỡng khi, duy trì sự sống của con người. Cây đem lại cho con người cảm giác bình yên. Dân cư sống ở đô thị càng đông thì càng cảm thấy có nhu cầu về cây cối. Người ta ước ao được đến với tự nhiên, nơi có bóng lá xanh, tiếng chim hót, tiếng suối reo để thả hồn về với những kỉ niệm của riêng mình. Những năm gần đây, nhiều người say mê với cái thú lầm vườn hoặc chơi cây cảnh. Mỗi loài cây còn mang lại những giá trị biểu trưng khác nhau. Cây nguyệt quế biểu hiện sự vinh quang. Người La Mã cuốn nó thành chiếc vòng nguyệt quế đặt lên đầu các hoàng đế, các tướng lĩnh chiến thắng. Cây bách là một thứ cây xanh tốt quanh năm, gỗ thơm như hương, mang ý nghĩa của sự trường tồn vĩnh cửu. trong tâm thức của người Do Thái, người theo đạo Thiên Chúa, cây ô liu tượng trưng cho hòa bình. Ở nước ta, từ năm 1960, bác Hồ đã phát động Tết trồng cây. Đi thăm mỗi địa phương, Người thường trồng cây kỉ niệm. Những năm gần đây, thiên tai bão lụt làm cho cây cối một số vùng rộng lớn ở nước ta bị triệt phá. Không những các chủ đất, chủ vườn phải xót xa, buồn tiếc mà gần như cả nước cũng xúc động. Hình ảnh cây cối cụt cành, gãy ngọn khiến người ta đau nhói trong lòng. Con người cảm thấy mồ côi khi thấy những miệt vườn chết trong màu lá úa. (Theo Đ.H và L.B) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Mọi người đều hiểu sự cần thiết của cây cối đối với con người ra sao? A. Lọc dưỡng khí, tô đẹp cuộc sống, đem lại cảm giác thư thái B. Lọc dưỡng khi, duy trì sự sống, đem lại cảm giác bình yên C. Cải thiện cuộc sống,đem lại nhiều niềm vui, gợi nhớ kỉ niệm D. Lọc dưỡng khí, đem lại nhiều niềm vui, gợi nhớ kỉ niệm 2. Vì sao, trong bài đọc tác giả lại cho rằng cây là “ lá phổi xanh”? 3. Mỗi loài cây mang lại những giá trị biểu trưng khác nhau. Hãy nối tên các loài cây ở cột A với giá trị biểu trưng tương ứng của nó ở cột B. Cây nguyệt quế sự vinh quang cây bách hòa bình cây ô liu sự trường tồn vĩnh cửu 4. Ai thường cuốn cây nguyệt quế thành chiếc vòng đặt lên đầu các hoàng đế, các tướng lĩnh chiến thắng A. Người Do Thái B. Người theo đạo Phật
  4. C. Người theo đạo Thiên Chúa D. Người La Mã 5. Khoanh vào chữ cái đặt trước dòng nêu đúng đặc điểm của cây bách: A. Xanh tốt quanh năm, gỗ có mùi hơi hắc B. Xanh tốt quanh năm, gỗ có mùi thơm như hương C. Sống lâu hàng ngàn năm, gỗ có mùi thơm như hương D. Sống lâu hàng ngàn năm, gỗ có mùi hơi hắc. 6. Đúng ghi Đ, sai ghi S Ở nước ta, từ năm 1945, Bác Hồ đã phát động Tết trồng cây Đi thăm mỗi địa phương, Bác thường trồng cây kỉ niệm 7. Những năm gần đây, điều gì đã khiến những chủ đất, chủ cây phải xót xa, buồn tiếc? 8.Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của bài văn? A. Cây cối có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người B. Cây cối giúp con người thả hồn về với kỉ niệm của riêng mình C. Cây cối mang lại cho con người những biểu trưng đẹp đẽ D. Cây cối mang lại niềm vui cho con người 9. Em có suy nghĩ như thế nào sau khi đọc bài văn? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng a) Trong các câu kể sau, câu nào thuộc câu kể Ai làm gì? A. Công chúa ốm nặng. B. Chú hề đến gặp bác thợ kim hoàn. C. Nhà vua lo lắng. D. Hoàng hậu suy tư. b) Từ “Thưa thớt” thuộc từ loại nào? A. Danh từ B. Tính từ C. Động từ D. Đại từ
  5. C. Người theo đạo Thiên Chúa D. Người La Mã 5. Khoanh vào chữ cái đặt trước dòng nêu đúng đặc điểm của cây bách: A. Xanh tốt quanh năm, gỗ có mùi hơi hắc B. Xanh tốt quanh năm, gỗ có mùi thơm như hương C. Sống lâu hàng ngàn năm, gỗ có mùi thơm như hương D. Sống lâu hàng ngàn năm, gỗ có mùi hơi hắc. 6. Đúng ghi Đ, sai ghi S Ở nước ta, từ năm 1945, Bác Hồ đã phát động Tết trồng cây Đi thăm mỗi địa phương, Bác thường trồng cây kỉ niệm 7. Những năm gần đây, điều gì đã khiến những chủ đất, chủ cây phải xót xa, buồn tiếc? 8.Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của bài văn? A. Cây cối có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người B. Cây cối giúp con người thả hồn về với kỉ niệm của riêng mình C. Cây cối mang lại cho con người những biểu trưng đẹp đẽ D. Cây cối mang lại niềm vui cho con người 9. Em có suy nghĩ như thế nào sau khi đọc bài văn? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng a) Trong các câu kể sau, câu nào thuộc câu kể Ai làm gì? A. Công chúa ốm nặng. B. Chú hề đến gặp bác thợ kim hoàn. C. Nhà vua lo lắng. D. Hoàng hậu suy tư. b) Từ “Thưa thớt” thuộc từ loại nào? A. Danh từ B. Tính từ C. Động từ D. Đại từ
  6. c) Từ “trong” ở cụm từ “phấp phới trong gió” và từ “trong” ở cụm từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào? A. Đó là một từ nhiều nghĩa B. Đó là hai từ đồng nghĩa C. Đó là hai từ đồng âm D. Đó là hai từ trái nghĩa d) Quan hệ từ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống trong câu: “Tấm chăm chỉ hiền lành Cám thì lười biếng, độc ác.” ? A. còn B. là C. tuy D. dù e) Khổ thơ sau đây sứ dụng mấy lần biện pháp nhân hóa? Bầy chim đi ăn về Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc. Nắng đứng ngủ quên Trên những bức tường Làn gió về mang hương Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa. A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần D. 4 lần g) Xét các câu sau: 1.Bà em mua hai con mực. 2. Mực nước đã dâng lên cao. 3. Trình độ văn chương của anh ấy cũng có mực A. “mực” trong câu 1 và 2 là các từ nhiều nghĩa. B. “mực” trong câu 2 và 3 là các từ nhiều nghĩa. C. “mực” trong câu 1 và 2 là các từ đồng âm. D. Cả B và C đều đúng. h) Chủ ngữ của câu: “Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò còn đọng lại mãi trong tâm hồn chúng em.” là: A. Cái hương vị ngọt ngào nhất B. Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò C. Cái hương vị D. Cái hương vị ngọt ngào i,Nhóm từ nào dưới đây không phải là nhóm các từ láy: A. mơ màng, mát mẻ, mũm mĩm B. mồ mả, máu mủ, mơ mộng C. mờ mịt, may mắn, mênh mông D. Cả a, b, c đều đúng. k. Câu nào dưới đây dùng sai quan hệ từ:
  7. A. Tuy trời mưa to nhưng bạn Hà vẫn đến lớp; B. Thắng gầy nhưng rất khỏe. C. Đất có chất màu vì nuôi cây lớn. D. Đêm càng về khuya, trăng càng sáng l.Cho đoạn thơ sau: Muốn cho trẻ hiểu biết Thế là bố sinh ra Bố bảo cho bé ngoan Bố bảo cho biết nghĩ. ( Chuyện cổ tích loài người – Xuân Quỳnh) Cặp quan hệ từ in nghiêng trên biểu thị quan hệ gì? A. Nguyên nhân – kết quả B. Tương phản C. Giả thiết – kết quả D. Tăng tiến Bài 2. Chọn các đại từ xưng hô con, họ, chúng ta điền vào chỗ chấm thích hợp. Khi về, người cha hỏi : - Thế học được gì từ chuyến đi? - Có ạ !- Người con đáp - nhìn thấy rằng chúng ta có một con thú cưng, còn họ thì có nhiều chó, lợn, gà thật vui vẻ. có một bể bơi nhỏ xíu trong vườn, còn .thì có cả dòng suối, sông thật lớn. phải trả tiền để mua đèn trong nhà, còn có cả bầu trời sao vào buổi tối. .xây sân trong chỉ vỏn vẹn trước nhà, còn có cả một chân trời. .có một mảnh đất nhỏ để xây nhà mà sống, còn .có những cánh đồng rộng mênh mông. phải mua rau và cây cảnh, còn .tự trồng được. phải xây những bức tường bao quanh tài sản để bảo vệ , còn có những người bạn bảo vệ nhau. (Trích Chúng ta nghèo đến mức nào) Bài 3. Tìm đại từ xưng hô trong đoạn trích sau, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào. Khi gấu đã đi khuất, anh kia từ trên cây tụt xuống và cười: - Thế nào, gấu rỉ tai cậu điều gì thế ? - À, nó bảo với tớ rằng những người xấu là những kẻ chạy bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo. (Lép Tôn – xtôi)
  8. Bài 4*. Đặt câu có dùng danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô (nhớ gạch dưới đại từ đó) M: - Thưa cụ, cháu có thể giúp gì cụ không ạ? (1) Nói với người vai trên : (2) Nói với người vai dưới : . . Bài 5. Tìm đại từ xưng hô trong đoạn văn sau và nêu thái độ, tình cảm của người nói khi dùng Cai: – (Xẵng giọng) Chồng chị à? (1) Dì Năm: – Dạ, chồng tui. (2) Cai: – Để coi. (Quay sang lính) Trói nó lại cho tao (chỉ dì Năm). Cứ trói đi. Tao ra lịnh mà (lính trói dì Năm lại). (3) ( Trích bài " Lòng dân " - Nguyễn Văn Xe ) Bài 6. Ghi lại các cặp quan hệ từ ở những câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận trong câu. a.Vì đến muộn nên Mai không được vào phòng thi. b. Tuy chỉ mới có 3 tuổi nhưng cô bé có thể làm được phép tính cộng hai con số. c. Nếu trẻ em thành phố có được những sân chơi bổ ích thì mùa hè với chúng sẽ thú vị hơn nhiều. d. Mọi người càng chen lấn, đường càng tắc. Cặp quan hệ từ Quan hệ biểu thị 1. 2. 3. 4.
  9. Bài 7. Điền các quan hệ từ, cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau: a. Buổi sáng, mẹ đi làm, bà đi chợ, Loan đi học. b. Mùa hè, trời nắng thời tiết nóng. c. Những giọt sương sáng lên trong ánh bình minh tựa .những hạt ngọc lóng lánh ai bỏ quên bên thảm cỏ ven đường. d. Hoa tuyết rơi bám đầy mái tóc vàng óng của em – mái tóc xinh đẹp uốn tự nhiên và bao quanh khuôn mặt bầu bĩnh - .em chẳng hề quan tâm. Bài 8. Tìm và gạch chân các bộ phận : trạng ngữ; chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau a) Chiều nay, các bạn học sinh giỏi trường em sẽ được đi thăm Lăng Bác. b) Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền. c) Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ. d) Học quả là khó khăn vất vả. e)* Mỗi mùa xuân, thơm lửng hoa bưởi. Rắc nắng vườn nhà những cánh hoa vương. Bài 9. Tìm quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong các câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng. " Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam ". Hằng ngày, bằng tinh thần và ý chí vươn lên, dưới trời nắng gay gắt hay trong tuyết rơi, hàng triệu trẻ em trên thế giới cùng đi học. Nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Bài 10*. Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau: Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa , tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà , nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng vì một lá cỏ non vừa , hình như mỗi giọt khí trời cũng , không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.
  10. ( theo Nguyễn Đình Thi ) (1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh. (2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy . (3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động. (4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện . (5): lay động, rung động, rung lên, lung lay. Bài 11: Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập. Hãy xếp các từ trên thành hai nhóm theo hai cách: a) Dựa vào cấu tạo ( từ đơn, từ ghép, từ láy). b) Dựa vào từ loại( danh từ, động từ, tính từ). Bài 12* Chữa lại các câu sai dưới đây bằng hai cách khác nhau: (Chú ý: chỉ được thay đổi nhiều nhất hai từ ở mỗi câu.) a)Vì bão to nên cây không bị đổ. b) Nếu xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ. Bài 13*: Viết lại mỗi câu dưới đây cho sinh động hơn bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa và từ ngữ gợi tả a) Lá rơi. b) Biển đẹp.
  11. Bài 14:Từ hay trong các câu sau là tính từ, động từ, hay quan hệ từ? a) Cô bé nghĩ xem mình có nên tiếp tục hát hay thôi. b) Cô bé hát rất hay. c) Cô bé mới hay tin ông cụ đã qua đời. III. TẬP LÀM VĂN Câu 1. Giả sử ngay cạnh trường học của em có một bãi rác lớn gây mất mĩ quan và bốc mùi hôi rất khó chịu. Em hãy làm đơn gửi Ủy ban nhân dân xã( phường) đề nghị chuyển bãi rác đi nơi khác để trả lại mĩ quan và môi trường trong sạch cho học sinh. Chú ý: Họ tên, ngày sinh của người viết đơn do em biết và ghi lại hoặc tự nghĩ ra sao cho hợp lí
  12. IV. CHÍNH TẢ Bài 1. Điền vào chỗ trống a) l hoặc n - Bàn tay ta làm .ên tất cả - ên rừng xuống biển - ắng tốt dưa mưa tốt úa b) ăn hoặc ăng - Đèn ra trước gió còn ch hỡi đèn - Trời lạnh cần phải đắp ch . - N mưa từ những ngày xưa L trong đời mẹ đến giờ chưa tan Bài 2: Nghe thầy cô hoặc người thân đọc và viết lại đoạn văn sau: V. CẢM THỤ VĂN HỌC Đọc đoạn thơ sau: Tan học về giữa trưa Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy Cái gậy tre run run. Bà ơi, cháu tên là Hương Cháu dắt tay bà qua đường Bà qua rồi lại đi cùng gậy Cháu trở về, cháu vẫn còn thương (Mai Hương) Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường .
  13. C. ĐÁP ÁN 1. B 2. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi - rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung. Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, có thể nói cây là lá phổi xanh lọc dưỡng khi, duy trì sự sống của con người. 3. Mỗi loài cây mang lại những giá trị biểu trưng khác nhau. Hãy nối tên các loài cây ở cột A với giá trị biểu trưng tương ứng của nó ở cột B. Cây nguyệt quế sự vinh quang cây bách hòa bình cây ô liu sự trường tồn vĩnh cửu 4. D 5. B 6. Đúng ghi Đ, sai ghi S Ở nước ta, từ năm 1945, Bác Hồ đã phát động Tết trồng cây Đ Đi thăm mỗi địa phương, Bác thường trồng cây kỉ niệm S 7. Những năm gần đây, thiên tai bão lụt làm cho cây cối một số vùng rộng lớn ở nước ta bị triệt phá. Điều này đã khiến các chủ đất, chủ vườn phải xót xa, buồn tiếc làm cả nước cũng xúc động. 8. A 9. Em có suy nghĩ như thế nào sau khi đọc bài văn? HS tự làm Đáp án tham khảo: Bài văn giúp em hiểu được vai trò và những giá trị đẹp đẽ của cây xanh. Bản thân em thấy rằng mình phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ cây xanh. Bảo vệ cây xanh chính là bảo vệ môi trường sống, làm cho môi trường thêm trong lành, sạch đẹp. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng Câu a b c d e g h i k l Đáp án B B C A C D B B C A Bài 2. a) Chọn các đại từ xưng hô con, họ, chúng ta điền vào chỗ chấm thích hợp. Khi về, người cha hỏi : - Thế con học được gì từ chuyến đi? - Có ạ !- Người con đáp – con nhìn thấy rằng chúng ta có một con thú cưng, còn họ thì có nhiều chó, lợn, gà thật vui vẻ. Chúng ta có một bể bơi nhỏ xíu trong vườn, còn họ thì có cả dòng suối, sông thật lớn. Chúng ta phải trả tiền để mua đèn trong nhà, còn họ có cả bầu trời sao
  14. vào buổi tối. Chúng ta xây sân trong chỉ vỏn vẹn trước nhà, còn họ có cả một chân trời. Chúng ta có một mảnh đất nhỏ để xây nhà mà sống, còn họ có những cánh đồng rộng mênh mông. Chúng ta phải mua rau và cây cảnh, còn họ tự trồng được. Chúng ta phải xây những bức tường bao quanh tài sản để bảo vệ , còn họ có những người bạn bảo vệ nhau. (Trích Chúng ta nghèo đến mức nào) Bài 3. Tìm đại từ xưng hô trong đoạn trích sau, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào. Khi gấu đã đi khuất, anh kia từ trên cây tụt xuống và cười: - Thế nào, gấu rỉ tai cậu điều gì thế ? - À, nó bảo với tớ rằng những người xấu là những kẻ chạy bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo. (Lép Tôn – xtôi) Bài 4*. Đặt câu có dùng danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô (nhớ gạch dưới đại từ đó) M: - Thưa cụ, cháu có thể giúp gì cụ không ạ? (1) Nói với người vai trên: Cháu mời ông uống trà ạ! (2) Nói với người vai dưới: Em có đi chơi với chị không nào? Bài 5. Các đại từ xưng hô trong đoạn văn là: Câu Đại từ Thái độ, tình cảm của người nói 1 chị Thái độ hống hách 2 tui Thái độ lịch sự, điềm đạm 3 nó, tao Thái độ kiêu ngạo, coi thường người khác Bài 6. Cặp quan hệ từ Quan hệ biểu thị 1. vì nên nguyên nhân – kết quả 2. tuy nhưng tương phản 3. nếu thì giả thiết, kết quả 4. càng càng tăng tiến Bài 7. Điền các quan hệ từ, cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau: a. Buổi sáng, mẹ đi làm, bà đi chợ còn Loan đi học. b. Mùa hè, trời càng nắng thời tiết càng nóng.
  15. c. Những giọt sương sáng lên trong ánh bình minh tựa như những hạt ngọc lóng lánh ai bỏ quên bên thảm cỏ ven đường. d. Hoa tuyết rơi bám đầy mái tóc vàng óng của em – mái tóc xinh đẹp uốn tự nhiên và bao quanh khuôn mặt bầu bĩnh - nhưng em chẳng hề quan tâm. Bài 8. Tìm và gạch chân các bộ phận : trạng ngữ; chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau a) Chiều nay, các bạn học sinh giỏi trường em / sẽ được đi thăm Lăng Bác. TN CN VN b) Tiếng cá quẫy tũng toẵng / xôn xao quanh mạn thuyền. CN VN c) Những chú gà nhỏ như những hòn tơ / lăn tròn trên bãi cỏ. CN VN d) Học / quả là khó khăn vất vả. CN VN e)* Mỗi mùa xuân, thơm lửng / hoa bưởi. TN VN CN Rắc nắng vườn nhà / những cánh hoa vương. VN CN Bài 9. Tìm quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong các câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng. a) " Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn.(1) Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam ".(2) b) Hằng ngày, bằng tinh thần và ý chí vươn lên, dưới trời nắng gay gắt hay trong tuyết rơi, hàng triệu trẻ em trên thế giới cùng đi học.(1) Nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man(2) Phần Câu Quan hệ từ ( cặp quan Tác dụng hệ từ) a 1 vì nối vế câu các em hết thảy vui vẻ với vế câu sau mấy tháng giời giáo dục hoàn toàn Việt Nam. 2 Nhưng Nối câu 1 với câu 2 b 1 bằng nối thành phần trạng ngữ với thành phần nòng cốt hay câu
  16. nối dưới trời nắng gắt với trong tuyết rơi 2 nếu thì nối vế câu phong trào học tập ấy bị ngừng lại với vế câu nhan loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Bài 10*. (1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh. (2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy . (3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động. (4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện . (5): lay động, rung động, rung lên, lung lay. *Đáp án : Là các từ đã gạch chân (theo văn bản gố ).Song theo ý kiến cá nhân người soạn thì ở đáp án (1) cũng có thể điền từ “thay da đổi thịt”. Bài 11: Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập. Hãy xếp các từ trên thành hai nhóm theo hai cách: Dựa vào cấu tạo từ đơn từ ghép từ láy vườn, ăn, ngọt núi đồi, thành phố, đánh đập rực rỡ,chen chúc, dịu dàng Dựa vào từ loại( danh từ, động từ, tính từ). danh từ động từ tính từ núi đồi, vườn, thành phố chen chúc, ăn, đánh đập rực rỡ, dịu dàng, ngọt Bài 12* Chữa lại các câu sai dưới đây bằng hai cách khác nhau: (Chú ý: chỉ được thay đổi nhiều nhất hai từ ở mỗi câu.) a)Vì bão to nên cây không bị đổ. Cách 1: Dù bão tao nhưng cây không bị đổ. Cách 2: Vì bão to nên cây bị hỏng b) Nếu xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ. Mặc dù xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ. Cách 2: Nếu xe không hỏng thì em vẫn đến lớp đúng giờ. Bài 13*: Viết lại mỗi câu dưới đây cho sinh động hơn bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa và từ ngữ gợi tả a) Mùa thu, những chiếc lá rơi vàng một góc sân trường, nhìn xa, chúng như những chú bướm nhỏ bay rập rờn trong nắng.
  17. b) Hoàng hôn buông xuống, biển đẹp và lỗng lẫy như một nàng công chúa trong câu chuyện cổ tích vậy. Bài 14:Từ hay trong các câu sau là tính từ, động từ, hay quan hệ từ? a) hay là quan hệ từ b) hay là tính từ. c) hay là động từ III. TẬP LÀM VĂN Yêu cầu nêu rõ trong lá đơn: - Đối tượng gửi: UBND xã (phường) - Lí do viết đơn: Ngay cạnh trường học có một bãi rác lớn gây mất mĩ quan và bốc mùi hôi khó chịu - Đề nghị: Chuyển bãi rác đi nơi khác để trả lại mĩ quan và môi trường trong sạch cho học sinh Lưu ý: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết: Thời gian viết đơn, tên người gửi BÀI LÀM THAM KHẢO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Quang Hanh,ngày 09 tháng 10 năm 2019 ĐƠN KIẾN NGHỊ Kính gửi : UBND phường Quang Hanh Tôi tên là : Trần Anh Đức Sinh ngày : 20-4-2009 Là học sinh lớp 5A trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi Em xin trình bày với UBND phường một việc như sau : Hiện nay, ngay cạnh trường học của chúng em có một bãi rác rất lớn. Hàng ngày, từ bãi rác bốc lên mùi hôi rất khó chịu. Điều này không chỉ gây mất mĩ quan của trường học mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường học tập, rèn luyện của chúng em. Vì vậy, em kính đề nghị UBND phường Quang Hnah cho chuyển bãi rác đi nơi khác để trả lại mĩ quan và môi trường trong sạch cho học sinh Em xin chân thành cảm ơn. Người làm đơn kí Đức
  18. Trần Anh Đức IV. CHÍNH TẢ Câu 1. Điền vào chỗ trống a) l hoặc n - Bàn tay ta làm .ên tất cả - ên rừng xuống biển - ắng tốt dưa mưa tốt úa b) ăn hoặc ăng - Đèn ra trước gió còn ch hỡi đèn - Trời lạnh cần phải đắp ch . - N mưa từ những ngày xưa L trong đời mẹ đến giờ chưa tan Nghe thầy cô hoặc người thân đọc và viết lại đoạn văn sau: Đọc đoạn thơ sau: Tan học về giữa trưa Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy Cái gậy tre run run. Bà ơi, cháu tên là Hương Cháu dắt tay bà qua đường Bà qua rồi lại đi cùng gậy Cháu trở về, cháu vẫn còn thương (Mai Hương) Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường . - Bạn học sinh là người có tầm lòng nhân hậu, tan học về giữa trưa nắng, nhìn thấy bà cụ mù lòa đi trên đường phố, bạn đã bộc lộ sự cảm thông và chia sẻ nỗi đau khổ cùng bà. Cho (1 điểm) - Tấm lòng nhân hậu của bạn học sinh được thể hiện qua hành động cụ thể : dắt bà cụ qua đường. Tấm lòng ấy càng đẹp hơn khi hình ảnh bà cụ khơi dậy trong tim bạn nhỏ một tình thương sâu nặng đối với con người hoạn nạn. Cho (1 điểm )
  19. Em hãy chỉ ra bộ phận : hô ngữ, trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau ?