Bài tập môn Toán Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

I. TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Tính diện tích hình thang, biết độ dài đáy là 18cm và 1,2dm; chiều cao là 15cm.

A. B. C. D.

Câu 2: Một hình thang có độ dài đáy lần lượt là 6cm và 9cm; diện tích . Tính chiều cao của hình thang.

A. B. 18cm C. 2,4cm D. 1,2cm

Câu 3: Một thửa ruộng hình thang có diện tích là . Tính tổng độ dài hai đáy biết chiều cao của thửa ruộng đó là 1,2dam.

A. 50m B.12,5m C. 100m D. 25m

Câu 4: Một hình thang có diện tích , chiều cao 2,1dm; độ dài đáy bé là 1,6dm. Tìm đáy lớn.

A. 2dm B. 2,4dm C. 4dm D. 0,4dm

Câu 5: Một miếng bìa hình tròn có đường kính 5cm. Tính chu vi của miếng bìa.

A. 7,85cm B. 15,7cm C. 157cm D. 31,4cm

Câu 6: Một bánh xe đạp có chu vi là 2,041 m. Hỏi bán kính của bánh xe là bao nhiêu?

A. 6,5m B. 0,65m

C. 3,25m D. 0,325m

docx 8 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 920
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Toán Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_toan_lop_5_tuan_19_nam_hoc_2023_2024_co_dap_an.docx

Nội dung text: Bài tập môn Toán Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. PHIẾU BÀI TẬP TOÁN - TUẦN 19 Diện tích hình thang. Luyện tập chung. Hình tròn. Đường tròn. Chu vi hình tròn A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT TRONG TUẦN 1. Diện tích hình thang Quy tắc: Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2. 2. Hình tròn, đường tròn Hình tròn tâm 0. Tâm là điểm cách đều tất cả các điểm trên đường tròn Nối tâm O với một điểm A trên đường tròn. Đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn. Bán kính là là đoạn thẳng (hoặc độ dài đoạn thẳng) nối tâm với một điểm bất kì trên đường tròn. Tất cả các bán kính của hình tròn đều bằng nhau Đoạn thẳng MN nối hai điểm M, N của đường tròn và đi qua tâm O là đường kính của hình tròn. Đường kính là đoạn thẳng đi qua 2 điểm nằm trên đường tròn và đi qua tâm. Tất cả các đường kính của hình tròn đều bằng nhau và bằng hai lần bán kinh 1
  2. 3. Chu vi hình tròn Quy tắc: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14. C = d x 3,14 (C là chu vi hình tròn, d là đường kính hình tròn). Hoặc: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3,14. C = r x 2 x 3,14 (C là chu vi hình tròn, r là bán kính hình tròn). B. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: Tính diện tích hình thang, biết độ dài đáy là 18cm và 1,2dm; chiều cao là 15cm. A. 450dm2 B. 450cm2 C. 225cm2 D. 225dm2 Câu 2: Một hình thang có độ dài đáy lần lượt là 6cm và 9cm; diện tích 9cm2 . Tính chiều cao của hình thang. A. 15cm B. 18cm C. 2,4cm D. 1,2cm Câu 3: Một thửa ruộng hình thang có diện tích là 300m2 . Tính tổng độ dài hai đáy biết chiều cao của thửa ruộng đó là 1,2dam. A. 50m B.12,5m C. 100m D. 25m Câu 4: Một hình thang có diện tích 4,2dm2 , chiều cao 2,1dm; độ dài đáy bé là 1,6dm. Tìm đáy lớn. A. 2dm B. 2,4dm C. 4dm D. 0,4dm Câu 5: Một miếng bìa hình tròn có đường kính 5cm. Tính chu vi của miếng bìa. A. 7,85cm B. 15,7cm C. 157cm D. 31,4cm Câu 6: Một bánh xe đạp có chu vi là 2,041 m. Hỏi bán kính của bánh xe là bao nhiêu? A. 6,5m B. 0,65m C. 3,25m D. 0,325m Câu 7: Tính diện tích hình tam giác vuông ABC bên: A 1 2 5 A. dm2 B. dm2 dm 6 3 6 1 2 4 2 C. dm D. dm B 4 C dm 3 3 5 Câu 8: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: (Quan sát hình tròn) 2
  3. M A. OA=OM=OB C. AB = MB 1 A B B. OA = AB D. AB = OB 2 O 2 Câu 9 : Viết tiếp vào chỗ chấm: a) Một hình tròn có đường kính 15,6cm. Bán kính của hình tròn đó là : b) Chu vi hình tròn có bán kính 3,5cm là: . 3 c) Chu vi mặt bàn hình tròn có đường kính là m : 2 Câu 10: Viết tiếp vào chỗ chấm:Một mảnh đất hình thang có đáy lớn 27,6dm, đáy bé bằng 2 đáy lớn, chiều cao 8,5m. Người ta trồng lạc trên mảnh đất đó, cứ 1m 2 thu được 3kg lạc 3 củ. Hỏi trên cả mảnh đất đó người ta thu được bao nhiệu tạ củ lạc? Đáp số: II. TỰ LUẬN Câu 1: Tính diện tích hình thang có : a) Độ dài hai đáy lần lượt là 15cm và 19cm, chiều cao 14cm. b) Độ dài hai đáy lần lượt là 7,5dm và 10,9dm, chiều cao 6,3dm. Bài giải 2 3 Câu 2: Tính diện tích hình thang có đáy lớn 54 m; đáy bé bằng đáy lớn và bằng chiều cao. 3 2 Bài giải Câu 3: Tính diện tích hình thang có đáy lớn bằng 25 m, chiều cao bằng 80% đáy lớn, đáy bé bằng 90% chiều cao. Bài giải 3
  4. Câu 4: Tính diện tích hình thang có 20% tổng độ dài của hai đáy bằng 1,8 cm; chiều cao bằng 2,5 cm. Bài giải Câu 5: Tính diện tích hình thang có 20% chiều cao bằng 5,6 m; tổng độ dài của hai đáy bằng 120% chiều cao. Bài giải Câu 6: Diện tích hình thang ABCD lớn hơn diện tích hình tam giác BCE bao nhiêu xăng- ti-mét vuông? Bài giải Câu 7: Một mảnh vườn hình thang có độ dài đáy lớn 45m; đáy bé 35m và chiều cao bằng 2 tổng độ dài hai đáy. Người ta trồng rau trên mảnh vườn đó, trung bình cứ 3m2 thu hoạch 5 được 9kg rau. Hỏi trên cả mảnh vườn người ta thu hoạch được bao nhiêu tấn rau? Bài giải Câu 8: Vẽ hình tròn có : a) Bán kính 2cm ; b) Đường kính 5cm Câu 9: Bán kính của một bánh xe ô tô là 0,25m a. Tính chu vi của bánh xe. 4
  5. b. Nếu ô tô đó đi hết quãng đường dài 4,71 km thì bánh xe lăn trên mặt đất được bao nhiêu vòng? Bài giải Câu 10: Tính chu vi một bánh xe hình tròn có bán kính 3,25dm. Khi bánh xe lăn trên đất 10 vòng thì bánh xe đó đi được bao nhiêu mét? Bài giải Câu 11: Vẽ hình theo mẫu rồi tô màu: Câu 12: a,Tính đường kính hình tròn có chu vi là 18,84 cm. b, Tính bán kính hình tròn có chu vi 25,12 cm. Bài giải Câu 13: Bánh xe bé của một máy kéo có bán kính 0,5m. Bánh xe lớn của máy kéo đó có bán kính 1m. Hỏi khi bánh xe bé lăn được 10 vòng thì bánh xe lớn lăn được mấy vòng? Bài giải 5
  6. ĐÁP ÁN - TUẦN 19 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: C. 225cm2 Câu 2: D. 1,2cm Câu 3: A. 50m Câu 4: B. 2,4dm Câu 5. B. 15,7cm Câu 6: D. 0,325m 1 Câu 7: C. dm2 3 Câu 8: M A. OA=OM=OB Đ C. AB = MB S 1 A B B. OA = AB D. AB = OB 2 O 2 Đ Đ Câu 9 : a) Một hình tròn có đường kính 15,6cm. Bán kính của hình tròn đó là 7,8cm. b) Chu vi hình tròn có bán kính 3,5cm là: 21,98cm 3 c) Chu vi mặt bàn hình tròn có đường kính là m : 4,71m. 2 Câu 10: Đáp số: 5,865 tạ củ lạc II. TỰ LUẬN Câu 1: Bài giải a) Diện tích hình thang là : b) Diện tích hình thang là : (15 + 19) x 14 : 2 = 238(cm2) (7,5 + 10,9) x 6,3: 2 = 57,96(cm2) Đáp số : 238 cm2 Đáp số : 57,96cm2 Câu 2: Bài giải Đáy bé của hình thang là : 54 x 2 : 3 = 36(m) Chiều cao của hình thang là : 36 : 3 x 2 = 24(m) Diện tích hình thang là : ( 54 + 36) x 24 : 2 =1080(m2) 6
  7. Đáp số : 1080 m2 Câu 3: Bài giải Chiều cao hình thang là : 25 x 80 : 100 = 20 (m) Đáy bé hình thang là : 20 x 90 : 100 = 18 (m) Diện tích hình thang là : ( 25 + 20 ) x 18 : 2 = 405 (m2) Đáp số : 405 m2 Câu 4: Bài giải Tổng độ dài hai đáy hình thang là: 1,8 : 20 x 100 = 9 (cm) Diện tích hình thang là : 9 x 2,5 : 2 = 11,25 (cm2) Đáp số : 11,25 cm2 Câu 5: Bài giải Chiều cao của hình thang là : 5,6 : 20 x 100 = 28 (m) Tổng độ dài hai đáy là : 28 x 120 : 100 = 33,6 (m) Diện tích hình thang là : 33,6 x 28 : 2 = 470,4 (m2) Đáp số : 470,4 m2 Câu 6: Bài giải Diện tích hình thang ABCD là : ( 5,5 + 10,6) x 6 : 2 = 48,3 ( cm2) Chiều cao của hình thang ABCD hạ từ A xuống DE cũng bằng chiều cao của tam giác BCE hạ từ C B xuồng CE nên diện tích tam giác BCE là : 5,4 x 6 : 2 = 16,2 ( cm2) Diện tích hình thang ABCD lớn hơn diện tích hình tam giác BCE số xăng-ti-mét vuông là : 48,3 - 16,2 = 32,1 ( cm2) Đáp số 32,1 cm2 7
  8. Câu 7: Bài giải Tổng độ dài hai đáy là : 45 + 35 = 80 ( m) Chiều cao hình thang là : 80 x 2 : 5 = 32 (m) Diện tích mảnh vườn là : 80 x 32 : 2 = 1280 (m2) Trên mảnh vườn thu hoạch được số tấn rau là : 1280 : 3 x 9 = 3840(kg) Đổi 3840 kg = 3,84 tấn Đáp số : 3,84 tấn rau Câu 9: Bài giải a)Chu vi bánh xe là : 0,25 x 2 x 3,14 = 1,57 (m) b) Đổi 4,71 km = 4710m Ô tô đó đi được 4710 m thì bánh xe lăn được số vòng là : 4710 : 1,57 = 3000 ( vòng) Đáp số : a) 1,57m b)3000 vòng Câu 10: Bài giải Chu vi của bánh xe là ; 3,25 x 2 x 3,14 = 20,41 (dm) Khi bánh xe lăn được 10 vòng thì bánh xe đó lăn được số mét là 20,41 x 10 = 204,1 (m) Đáp số : 204,1 m Câu 12: a) Đường kính của hình tròn là : 18,84 : 3,14 = 6 (cm) b) Bán kính của hình tròn là : 25,12 : 3,14 : 2 = 4(cm) Đáp số : a) 6cm b) 4cm Câu 13: Bài giải Chu vi của bánh xe bé là : 0,5 x 2 x 3,14 =3,14 (m) Chu vi bánh xe lớn là : 1 x 2 x 3,14 = 6,28 (m) Khi bánh xe bé lắn được 10 vòng thì đi được số mét là : 3,14 x 10 = 31,4 (m) Số vòng mà bánh xe lớn lăn khi đi được 31,4 m là 31,4 : 6,28 = 5 ( vòng) Đáp số : 5 vòng 8