Bài tập môn Toán Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Bài 1. Khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng

Trong các khoảng thời gian sau, khoảng thời gian nào dài nhất?

A. 1,4 giờ B. 1 giờ 35 phút C. 1 giờ D. 110 phút

Bài 2. Bây giờ là 2 giờ 30 phút chiều, trước đây 45 phút là

A. 3 giờ 15 phút B. 1 giờ 45 phút chiều

C. 8 giờ 55 phút sáng D. 11 giờ 25 phút trưa

Bài 3. Một chương trình truyền hình trực tiếp bắt đầu lúc 6 giờ 50 phút tối và kéo dài trong 1 giờ 20 phút. Hỏi chương trình đó kết thúc lúc mầy giờ tối?

A. 7 giờ 50 phút B. 7 giờ 5 phút C. 8 giờ 10 phút D. 8 giờ 45 phút

Bài 4. ngày kim phút quay được bao nhiêu vòng ?

A. 3 vòng B. 4 vòng C. 6 vòng D. 8 vòng

Bài 5. Một bể cá dạng hình lập phương làm bằng kính không có nắp. Biết diện tích kính cần dùng để làm chiếc bể đó là 180dm2. Khi mực nước trong bể bằng 80% chiều cao của bể thì trong bể có bao nhiêu lít nước?

A. 17,28 lít B. 172,8 lít C. 1728 lít D. 17280 lít

Bài 6. Buổi sinh hoạt bắt đầu lúc 8 giờ 10 phút. Bạn A đến sớm 15 phút, Bạn A đến câu lạc bộ lúc mấy giờ?

A. 7 giờ 50 phút B. 7 giờ 55phút C. 8 giờ 25 phút D. 8 giờ 5 phút

Bài 7. Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 5 tháng 3 của một năm nào đó ( không phải là năm nhuận) có bao nhiêu ngày?

A. 64 ngày B. 98 ngày C. 112 ngày D. 50 ngày

docx 9 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Toán Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_toan_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2023_2024_co_dap_an.docx

Nội dung text: Bài tập môn Toán Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. CUỐI TUẦN 25 - TOÁN 5 BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN. CỘNG, TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN A. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ 1. 1 thế kỉ = 100 năm IB 1 tuần lể = 7 ngày 1 năm = 12 tháng 1 ngày = 24 giờ 1 năm = 365 ngày 1 giờ = 60 phút 1 năm nhuận = 366 ngày 1 phút = 60 giây Cứ 4 năm lại có một năm nhuận. 2. Có thể cộng ( trừ) số đo thời gian như sau : - Đặt tính theo cột dọc( mỗi cột phải cùng tên đơn vị đo) - Cộng ( trừ) giống như cộng số tự nhiên và giữ nguyên tên đơn vị đo ở từng nhóm; - Nếu kết quả một nhóm nào đó vượt quá đơn vị của mình thì tiến hành chuyển đổi và ghi kết quả sau khi đổi.
  2. B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài 1. Khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng Trong các khoảng thời gian sau, khoảng thời gian nào dài nhất? 3 A. 1,4 giờ B. 1 giờ 35 phút C. 1 giờ D. 110 phút 4 Bài 2. Bây giờ là 2 giờ 30 phút chiều, trước đây 45 phút là A. 3 giờ 15 phút B. 1 giờ 45 phút chiều C. 8 giờ 55 phút sáng D. 11 giờ 25 phút trưa Bài 3. Một chương trình truyền hình trực tiếp bắt đầu lúc 6 giờ 50 phút tối và kéo dài trong 1 giờ 20 phút. Hỏi chương trình đó kết thúc lúc mầy giờ tối? A. 7 giờ 50 phút B. 7 giờ 5 phút C. 8 giờ 10 phút D. 8 giờ 45 phút 1 Bài 4. ngày kim phút quay được bao nhiêu vòng ? 4 A. 3 vòng B. 4 vòng C. 6 vòng D. 8 vòng Bài 5. Một bể cá dạng hình lập phương làm bằng kính không có nắp. Biết diện tích kính cần dùng để làm chiếc bể đó là 180dm2. Khi mực nước trong bể bằng 80% chiều cao của bể thì trong bể có bao nhiêu lít nước? A. 17,28 lít B. 172,8 lít C. 1728 lít D. 17280 lít Bài 6. Buổi sinh hoạt bắt đầu lúc 8 giờ 10 phút. Bạn A đến sớm 15 phút, Bạn A đến câu lạc bộ lúc mấy giờ? A. 7 giờ 50 phút B. 7 giờ 55phút C. 8 giờ 25 phút D. 8 giờ 5 phút Bài 7. Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 5 tháng 3 của một năm nào đó ( không phải là năm nhuận) có bao nhiêu ngày? A. 64 ngày B. 98 ngày C. 112 ngày D. 50 ngày Bài 8. Lan sinh ngày 1 tháng 4 năm 2009. Hỏi đến ngày 1 tháng 9 năm 2020 thì tuổi của Lan là mấy năm và mấy tháng? A. 10 năm 5 tháng B. 11 năm 6 tháng C. 11 năm 5 tháng D. 12 năm 5 tháng Bài 9. Bác Thành đạp xe từ nhà lên huyện xuất phát lúc 7 giờ sáng, bác đi được 30 phút thì dừng lại nghỉ giữa đường, bác nghỉ 20 phút, sau đó đi thêm 45 phút nữa thì tới huyện. Hỏi bác Thành đi từ nhà lên huyện lúc mấy giờ?
  3. A. 9 giờ kém 25 phút B. 8 giờ 25 phút C. 9 giờ kém 15 phút Bài 10. Tháng trước tổ công nhân làm một lô sản phẩm trong 7 ngày, tháng này do cải thiện kĩ thuật khi làm cùng một lô sản phẩm như vậy thời gian làm giảm 18 giờ. Hỏi sau khi cải tiến kĩ thuật, tổ công nhân làm một lô sản phẩm trong bao lâu? A. 7 ngày 18 giờ B. 6 ngày 18 giờ C. 6 ngày 6 giờ D. 7 ngày 6 giờ. Bài 11. Đúng ghi Đ, sai ghi S Cùng một lúc Minh và khôi đi xe đạp từ A đến B. Minh đi từ A đến B hết 1 giờ 12 1 phút. Khôi đi từ A đến B hết 1 giờ. Hỏi ai đến B trước. 5 a) Minh đến B trước B. Khôi đến B trước c) Cả hai bạn cùng đến 1 lúc. Bài 12. Viết tiếp vào chỗ chấm An giải xong hai bài toán đầu hết 45 phút, An giải xong bài toán thứ ba hết 18 phút. Hỏi An giải xong ba bài toán đó hét bao nhiêu thời gian? Đáp số : Bài 13. Viết tiếp vào chỗ chấm Mộ ca nô đi từ bến sông A lúc 8 giờ 15 phút và đến bến sông B lúc 10 giờ 10 phút. Hỏi ca nô đi từ A đến B hết bao nhiêu thời gian? Đáp số : II. PHẦN TỰ LUẬN Bài 14. Đặt tính rồi tính a. 7 phút 42 giây – 5 phút 18 giây b. 3 giờ 20 phút – 2 giờ 35 phút c. 6 giờ 42 phút + 2 giờ 24 phút d. 6 phút + 2 phút 15giây . . . Bài 15. Tính bằng cách thuận tiện nhất a) 1 giờ 15 phút + 2 giờ 24 phút + 3 giờ 36 phút + 4 giờ 45 phút = .
  4. 1 1 2 1 b) 2 giờ + 3 giờ + 1 giờ + 4 giờ = 2 3 3 2 . c) 10 giờ - 5 giờ 25 phút - 2 giờ 35 phút = . Bài 16. Một ô tô khởi hành từ A lúc 9 giờ 45 phút. Ô tô chạy 3 giờ rưỡi thì đến B. Giữa đường ô tô nghỉ 45 phút. Hỏi ô tô đến B vào lúc mấy giờ? Bài giải . . . Bài 17. Tuổi chú có bao nhiêu ngày thì tuổi cháu có bấy nhiêu tuần và chú hơn cháu 18 tuổi. Tính tuổi của mỗi người? Bài giải . . . Bài 18. Một người đi xe đạp từ A lúc 8 giờ 15 phút và đến B lúc 9 giờ 30 phút. Khi đi từ B về A người đó đi xe máy nên hết ít thời gian hơn lúc đi là 40 phút. Tính thời gian người đo đi xe máy từ B về A. Bài giải . . .
  5. Bài 19. Một người đi ô tô từ A lúc 7 giờ 25 phút và đến B lúc 9 giờ 15 phút. Dọc đường người đó nghỉ 15 phút. Hỏi nếu không kể thời gian nghỉ, người đó đi quãng đường AB hết bao nhiêu thời gian? Bài giải . . . Bài 20. Ngày 20 tháng 11 năm 2018 là thứ ba. Hỏi ngày 20/ 11 năm 2020 là thứ mấy ? Bài giải . . . Bài 21. Lúc 6 giờ 30 phút một người đi xe lửa từ tỉnh A về nhà và đi hết 3 giờ 15 phút, sau đó đi tiếp bằng xe đạp hết 45 phút nữa thì về đến nhà. Hỏi người đó về đến nhà lúc mấy giờ? Bài giải . . .
  6. Bài 22. Hồi 7 giờ 45 phút một người đi xe đạp từ A đến B. Dọc đường người ấy đã nghỉ 25 phút nên đã đến B lúc 11 giờ. Tính thời gian người đó đạp xe trên đường từ A đến B. Bài giải . . . ĐÁP ÁN - TUẦN 25 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 3 Bài 1. C. 1 giờ 4 Bài 2. B. 1 giờ 45 phút chiều
  7. Bài 3. C. 8 giờ 10 phút Bài 4. C. 6 vòng Bài 5. B. 172,8 lít Bài 6. B. 7 giờ 55phút Bài 7. A. 64 ngày Bài 8. C. 11 năm 5 tháng Bài 9. A. 9 giờ kém 25 phút Bài 10. C. 6 ngày 6 giờ Bài 11. a) Minh đến B trước S B. Khôi đến B trước S c) Cả hai bạn cùng đến 1 lúc. Đ Bài 12. Đáp số : 63 phút hay 1giờ 3 phút Bài 13. Đáp số : 3 giờ 45 phút II. PHẦN TỰ LUẬN Bài 14. Đáp án a) 7 phút 42 giây – 5 phút 18 giây = 2 giờ 14 phút b) 3 giờ 20 phút – 2 giờ 35 phút = 25 phút c) 6 giờ 42 phút + 2 giờ 24 phút = 9 giờ 6 phút d) 6 phút + 2 phút 15 giây = 8 phút 15 giây Bài 15. a) 1 giờ 15 phút + 2 giờ 24 phút + 3 giờ 36 phút + 4 giờ 45 phút = ( 1 giờ 15 phút + 4 giờ 45 phút ) + ( 2 giờ 24 phút + 3 giờ 36 phút ) = 6 giờ + 6 giờ = 12 giờ 1 1 2 1 b) 2 giờ + 3 giờ + 1 giờ + 4 giờ 2 3 3 2 1 1 1 2 = ( 2 giờ + 4 giờ ) + (3 giờ + 1 giờ ) 2 3 3 3 = 7 giờ + 5 giờ = 12 giờ
  8. c) 10 giờ - 5 giờ 25 phút - 2 giờ 35 phút = 5 giờ 25 phút + 4 giờ 35 phút - 5 giờ 25 phút - 2 giờ 35 phút = (5 giờ 25 phút - 5 giờ 25 phút) + (4 giờ 35 phút - 2 giờ 35 phút) = 2 giờ Bài 16. Bài giải Đổi 3 giờ rưỡi = 3 giờ 30 phút Ô tô đến B lúc : 9 giờ 45 phút + 3 giờ 30 phút + 45 phút = 14 giờ Đáp số : 14 giờ Bài 17. Bài giải Vì tuổi chú có bao nhiêu ngày thì tuổi cháu có bấy nhiêu tuần nên ta có tuổi chú gấp 7 lần tuổi cháu Tuổi cháu là : 18 : ( 7 -1 ) x 1 = 3 ( tuổi) Tuổi chú là : 18 + 3 = 21 ( tuổi) Đáp số : 3 tuổi và 21 tuổi Bài 18. Thời gian người đó đi xe đạp từ A đến B là: 9 giờ 30 phút – 8 giờ 15 phút = 1 giờ 15phút Thời gian người đó đi xe máy từ B về A là: 1 giờ 15phút – 40 phút = 35 phút Đáp số : 35 phút Bài 19. Thời gian đi từ A đến B ( kể cả thời gian nghỉ ) là: 9 giờ 15 phút – 7 giờ 25 phút = 1 giờ 50 phút Thời gian người đó đi quãng đường AB ( không kể thời gian nghỉ ) là: 1 giờ 50 phút – 15 phút = 1 giờ 35 phút Đáp số : 1 giờ 35 phút
  9. Bài 20. Bài giải Vì năm 2020 là năm nhuận nên từ ngày 20/ 11 / 2018 đến 20/ 11/ 2020 có số ngày là 365 + 366 = 731 (ngày) Từ ngày 20/ 11 / 2018 đến 20/ 11/ 2020 có số tuần là : 731 : 7 = 104 tuần 3 ngày Ngày 20 tháng 11 năm 2018 là thứ ba thì ngày 20/ 11 năm 2020 là thứ sáu Đáp số : thứ sáu Bài 21. Bài giải Thời gian người đó đi xe lửa và xe đạp là: 3 giờ 15 phút + 45 phút = 4 giờ Ta có: 6 giờ 30 phút + 4 giờ = 10 giờ 30 phút Người đó về đến nhà lúc 10 giờ 30 phút Đáp số : 10 giờ 30 phút Bài 22. Bài giải Người đó đi từ A đến B hết số thời gian là : 11 giờ - 7 giờ 45 phút = 3 giờ 15 phút Không tính thời gian nghỉ thì người đó đi từ A đến B hết số thời gian là : 3 giờ 15 phút - 25 phút = 2 giờ 50 phút Đáp số : 2 giờ 50 phút -