Bài tập môn Toán Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

B. BÀI TẬP CƠ BẢN

1. Phần trắc nghiệm

Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S

1927 cm2 = 1,927 dm2 0,09 km = 9 m

Bài 2. Khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng

a. Khoảng thời gian từ lúc 7 giờ kém 10 phút đến lúc 7 giờ 30 phút là :

A. 40 phút B. 20 phút C. 30 phút D. 10 phút

b. Phép chia 6 giờ 20 phút : 4 có kết quả là :

A. 1giờ 35 phút B. 2 giờ 35 phút
C. 1giờ 55 phút D. 1 giờ 5phút

c. Muốn tính chu vi hình tròn khi biết bán kính ta làm như sau :

A. r × r × 3,14 B. r × 2 × 3,14
C. r : 2 × 3,14 D. r × 2 :3,14

d. Một cái hồ nước hình chữ nhật có chu vi 0,4 km.Chiều rộng bằng chiều dài . Hỏi cái hồ đó rộng bao nhiêu ha?

A. 960ha B. 96ha C. 9,6ha D . 0,96ha

e. Một hình tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông lần lượt là 2,5cm và 3,2 cm . Diện tích tam giác là :

A. 8cm2 B. 40cm2 C. 4cm2 D .0,4cm2

g Muốn tính bán kính hình tròn khi biết chu vi ta làm như sau :

A. Lấy chu vi chia cho 3,14 C. Lấy chu vi chia cho 3,14 rồi chia 2
B. Lấy chu vi nhân với 3,14 D. Lấy chu vi chia cho 3,14 rồi nhân 2
doc 12 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 940
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Toán Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_mon_toan_lop_5_tuan_32_nam_hoc_2023_2024_co_dap_an.doc

Nội dung text: Bài tập môn Toán Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN 32 6 Họ và tên: Lớp A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT TRONG TUẦN 1. Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian a. Phép cộng - Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng các số tự nhiên. - Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng. - Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn . Ví dụ Vậy 2 giờ 15 phút + 4 giờ 22 phút = 6 giờ 37 phút. 5 phút 38 giây + 3 phút 44 giây = 9 phút 22 giây. b. Phép trừ - Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép trừ các số tự nhiên. - Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng. - Nếu số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường . Ví dụ : 9 giờ 45 phút - 3 giờ 12 phút 14 phút 15 giây - 8 phút 39 giây. 9 giờ 45 phút - 3 giờ 12 phút = 6 giờ 33 phút 14 phút 15 giây - 8 phút 39 giây = 5 phút 36 giây. c. Phép nhân - Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép nhân các số tự nhiên. - Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng. - Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn . Ví dụ : Vậy: 3 giờ 12 phút × 3 = 9 giờ 36 phút. Vậy: 5 năm 9 tháng × 2 = 11 năm 6 tháng.
  2. d. Phép chia - Ta đặt tính như đối với phép chia các số tự nhiên. - Chia từng số đo ở số bị chia cho số chia (theo thứ tự từ trái sang phải). - Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng. Vậy: 52 phút 28 giây : 4 = 13 phút 7 giây. Vậy: 7 giờ 15 phút : 5 = 1 giờ 27 phút. 2. Ôn tập về tính chu vi, diện tích các hình 1) Hình chữ nhật 2) Hình tam giác P = (a + b ) × 2 S = a × b S = a × h : 2 3) Hình vuông 4) Hình thang P = a × 4 S = (a + b)× h: 2 S = a× a 5) Hình bình hành 7) Hình tròn S = a× h 6) Hình thoi C = r × 2 × 3,14 S = r × r × 3,14 S = m × n : 2
  3. B. BÀI TẬP CƠ BẢN 1. Phần trắc nghiệm Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S 1 giờ = 30 phút 2 ngày 4 giờ > 24 giờ 2 5,3 giờ = 5 giờ 3 phút 3 kg 70 g = 3070 g 1927 cm2 = 1,927 dm2 0,09 km = 9 m Bài 2. Khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng a. Khoảng thời gian từ lúc 7 giờ kém 10 phút đến lúc 7 giờ 30 phút là : A. 40 phút B. 20 phút C. 30 phút D. 10 phút b. Phép chia 6 giờ 20 phút : 4 có kết quả là : A. 1giờ 35 phút B. 2 giờ 35 phút C. 1giờ 55 phút D. 1 giờ 5phút c. Muốn tính chu vi hình tròn khi biết bán kính ta làm như sau : A. r × r × 3,14 B. r × 2 × 3,14 C. r : 2 × 3,14 D. r × 2 :3,14 2 d. Một cái hồ nước hình chữ nhật có chu vi 0,4 km.Chiều rộng bằng chiều dài . Hỏi cái hồ 3 đó rộng bao nhiêu ha? A. 960ha B. 96ha C. 9,6ha D . 0,96ha e. Một hình tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông lần lượt là 2,5cm và 3,2 cm . Diện tích tam giác là : A. 8cm2 B. 40cm2 C. 4cm2 D .0,4cm2 g Muốn tính bán kính hình tròn khi biết chu vi ta làm như sau : A. Lấy chu vi chia cho 3,14 C. Lấy chu vi chia cho 3,14 rồi chia 2 B. Lấy chu vi nhân với 3,14 D. Lấy chu vi chia cho 3,14 rồi nhân 2 Bài 3 : Nối mỗi dòng ở cột A với mỗi dòng ở cột B để được kết quả đúng A B 17 giờ 49 phút – 13 giờ 17 phút 9 ngày 21 giờ 3 ngày 7 giờ 3 3 năm 1 tháng 15 năm 5 tháng : 5 4 giờ 32 phút Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm Giá trị của biểu thức: 2 giờ 6phút + 19giờ 30 phút : 5 là Hai hình chữ nhật có diện tích bằng nhau. Hình thứ nhất có chiều dài 15,2 m chiều rộng 9,5m. Hình thứ hai có chiều rộng 10 m. Tính chu vi hình chữ nhật thứ hai.
  4. Chu vi hình chữ nhật thứ hai là : m 2. Phần tự luận Bài 1. Tính : a)2 giờ 13 phút + 3 giờ 45 phút 4 giờ 52 phút + 1 giờ 27 phút. b)8 giờ 51 phút – 5 giờ 35 phút 3 giờ – 1 giờ 43 phút. c)2 giờ 20 phút × 2 1 giờ 25 phút × 3 d)3 giờ 48 phút: 3 4 giờ 15 phút : 5 e)21giờ 12 phút : 6 12,8 phút : 4
  5. Bài 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất: a)3,45 × 0,99 + 3,45 : 100 b) 1,2 : 6,5 × 1,3. Bài 3: Tìm x: a) X : 10 + X × 3,9 = 4,8 b) 4,1 : X × 1,5 = 0,2. Bài 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 1 năm = ngày hoặc ngày 72 phút = giờ 1 giờ 20 phút = phút 2 3 ngày = giờ phút = giây 3 0,3 giờ = phút 270 giây = phút 2,5 ngày = giờ 1 54 giờ = ngày giờ = phút 5 Bài 5. : Lúc 7giờ 30 phút, một người đi xe máy từ TP.HCM đến Vũng Tàu cách nhau 110 km với vận tốc 40 km/giờ. Cùng lúc đó một ô tô đi từ Vũng Tàu về TP.HCM với vận tốc 60km/giờ. Hỏi: a/. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? b/. Chỗ hai xe gặp nhau cách TP.HCM bao xa?
  6. Bài 6: Một ô tô khởi hành từ A lúc 9 giờ 15 phút với vận tốc 40,5 km/giờ. Hỏi ô tô đến B vào lúc nào, biết rằng quãng đường AB dài 97,2km và giữa đường ô tô nghỉ 30 phút? Bài 7. Lúc 7 giờ 50 phút, bác Xuân đi bộ từ A với vận tốc 4,5 km/giờ và đến B vào lúc 9 giờ 10 phút. Bác Thu đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12 km/giờ. Hỏi bác Thu muốn đến B trước bác Xuân 15 phút thì phải khởi hành từ A vào lúc mấy giờ? Bài 8:Một mảnh đất hình thang ABCD có đáy bé là 15m, đáy lớn hơn đáy bé 10m. Do mở rộng đường nên người ta đã lấy phần đất hình bình hành ABCM để làm đường (xem hình vẽ). Tính diện tích phần đất còn lại, biết rằng phần đất hình bình hành có diện tích 180m2.
  7. Bài 9 : Hình tròn tâm O có chu vi 28,26dm, hình tròn tâm P có diện tích 7850cm2. Hỏi hình tròn nào có bán kính lớn hơn? . Bài 10 :Trong một tiết học Mĩ thuật, giáo viên yêu cầu học sinh trang trí một tấm bìa hình vuông có cạnh 20cm (như hình vẽ). Em hãy tính diện tích phần đã tô màu của tấm bìa đó? C. BÀI NÂNG CAO Bài 1 : Tìm một số, biết rằng nếu số đó nhân với 4 rồi trừ đi 4,5 thì cũng có kết quả bằng khi lấy số đó chia cho 4 rồi cộng với 4,5.
  8. Bài 2: Trong hình bên, biết diện tích hình vuông là 16m2. Tính diện tích hình tròn tâm O. Bài 3 :Chu vi của mảnh vườn hình chữ nhật bằng chu vi của mảnh vườn hình vuông có 4 cạnh là 30m. Chiều dài của mảnh vườn hình chữ nhật bằng cạnh của mảnh vườn hình 3 vuông. Người ta trồng dưa hấu trên mảnh vườn hình chữ nhật, cứ 100m 2 thu được 350kg dưa hấu. Hỏi trên cả mảnh vườn hình chữ nhật người ta thu hoạch được bao nhiêu tấn dưa hấu? B. BÀI TẬP CƠ BẢN 1. Phần trắc nghiệm Bài 1 : Đúng ghi Đ, sai ghi S 1 Đ Đ giờ = 30 phút 2 ngày 4 giờ > 24 giờ 2 Đ S 5,3 giờ = 5 giờ 3 phút 3 kg 70 g = 3070 g S 1927 cm2 = 1,927 dm2 S 0,09 km =9m
  9. Bài 2. Khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng Câu a b c d e g Đáp án A A B D C C Bài 3 : Nối mỗi dòng ở cột A với mỗi dòng ở cột B để được kết quả đúng A B 17 giờ 49 phút – 13 giờ 17 phút 9 ngày 21 giờ 3 ngày 7 giờ 3 3 năm 1 tháng 15 năm 5 tháng : 5 4 giờ 32 phút Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm Giá trị của biểu thức : 2 giờ 6phút + 19giờ 30 phút : 5 là 6 giờ Hai hình chữ nhật có diện tích bằng nhau. Hình thứ nhất có chiều dài 15,2m chiều rộng 9,5m. Hình thứ hai có chiều rộng 10 m. Tính chu vi hình chữ nhật thứ hai. Chu vi hình chữ nhật thứ hai là : 48,88m 2. Phần tự luận Bài 1. Tính : a) 5 giờ 58 phút b) 3 giờ 16 phút c) 4 giờ 40 phút 6 giờ 19 phút. 1 giờ 17 phút. 4 giờ 15 phút. d) 1 giờ 16 phút ; e) 3 giờ 32 phút ; 51 phút. 3,2 phút. Bài 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất: a) 3,45 × 0,99 + 3,45 : 100 = 3,45 × 0,99 + 3,45 × 0,01 = 3,45 × (0,99 + 0,01) = 3,45 × 1 = 3,45. b) 1,2 : 6,5 × 1,3 = 1,2 : (6,5 : 1,3) = 1,2 : 5 = 0,24. Bài 3 : Tìm x: a) X : 10 + X × 3,9 = 4,8 b) 4,1 : X × 1,5 =0,2 X × 0,1 + X × 3,9 = 4,8 4,1 : (X : 1,5) = 0,2 X × (0,1+3,9) = 4,8 X : 1,5 = 4,1 : 0,2 X × 4 = 4,8 X : 1,5 = 20,5 X = 4,8 : 4 X = 20,5 × 1,5 X = 1,2 X = 30,75 Bài 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 1 năm = 365 (hoặc 366) ngày 72 phút = 1,2 giờ 1 giờ 20 phút = 80 phút
  10. 3 ngày = 72 giờ 2 0,3 giờ = 18 phút phút = 40 giây 3 2,5 ngày = 60 giờ 54 giờ = 2,25 ngày 1 giờ =12 phút 270 giây = 4,5 phút. 5 Bài 5. Bài giải Tổng vận tốc của ô tô và xe máy là: 40 + 60 = 100 (km/giờ) Thời gian để xe máy và ô tô gặp nhau là: 110 : 100 = 1,1 (giờ) Đổi: 1,1 giờ = 1 giờ 6 phút Hai xe gặp nhau lúc:7 giờ 30 phút + 1 giờ 6 phút = 8 giờ 36 phút Chỗ hai xe gặp nhau cách Vũng Tàu là:40 × 1,1 = 44 (km) Đáp số: a/ 8 giờ 36 phút b/ 44km Bài 6: Bài giải: Thời gian ô tô đi từ A đến B là: 97,2 : 40,5 = 2,4 (giờ) 2,4 giờ = 2 giờ 24 phút Thời điểm ô tô đến B là: 9 giờ 15 phút + 30 phút + 2 giờ 24 phút = 12 giờ 9 phút Đáp số: Lúc 12 giờ 9 phút Bài 7. Bài giải: Thời gian bác Xuân đi bộ từ A đến B là: 10 giờ 10 phút – 7 giờ 50 phút = 1 giờ 20 phút 4 1 giờ 20 phút = giờ 3 Quãng đường từ A đến B dài là: 4 4,5 × = 6 (km) 3 Thời gian bác Thu đi từ A đến B là: 6 : 12 = 0,5 (giờ) 0,5 giờ = 30 phút Thời điểm Bác Thu cần đến B là: 9 giờ 10 phút – 15 phút = 8 giờ 55 phút Thời điểm Bác Thu phải khởi hành từ A là: 8 giờ 55 phút – 30 phút = 8 giờ 25 phút Đáp số: 8 giờ 25 phút. Bài 8:.
  11. Vì hình ABCM là hình bình hành nên AB = MC = 15m, do đó DM = 10m. Độ dài của AH là chiều cao của hình bình hành và cũng là chiều cao của . hình tam giác ADM (xem hình vẽ). Chiều cao AH của hình bình hành ABCM là: 180 : 15 = 12 (m) Diện tích phần đất còn lại (diện tích hình tam giác ADM) là: 10 × 12 : 2 = 60 (m2). Bài 9 : Bài giải Bán kính hình tròn tâm O là: 28,26 : (3,14 × 2) = 4,5 (dm) Tích hai bán kính của hình tròn tâm P là: 7850 : 3,14 = 2500 (cm2) 2500cm2 = 25dm2 Ta có: 5 × 5 = 25. Do đó bán kính hình tròn tâm P là 5dm. Vậy: Bán kính hình tròn tâm p lớn hơn bán kính hình tròn tâm O. Bài 10: Bài giải Bán kính hình tròn là: 20 : 2 = 10 (cm) Diện tích hình tròn là:10 × 10 × 3,14 = 314 (cm2) Diện tích miếng bìa hình vuông là: 20 × 20 = 400 (cm2) Diện tích phần tô màu là:400 - 314 = 86 (cm2) Đáp số: 86 cm2 C. BÀI NÂNG CAO Bài 1 : Gọi số phải tìm là X. Theo đầu bài ta có: X × 4 – 4,5 = X : 4 + 4,5 X × 4 – X : 4 = 4,5 + 4,5 (Hai biểu thức cùng bớt x : 4 và thêm 4,5) X × 4 – X × 0,25 = 9 X × (4 – 0,25) = 9 X × 3,75 = 9 X = 9 : 3,75 Bài 3: Bài giải Ta có OA = OB = OC = OD và là bán kính r của hình tròn tâm O. Diện tích hình tam giác AOD bằng 1/4 diện tích hình vuông ABCD. Diện tích hình tam giác AOD là:
  12. 16 : 4 = 4 (m2). Vậy ta có:OA × OD : 2 = 4 (cm2) hay r × r : 2 = 4 (cm2) Do đó r × r = 8 (cm ). Diện tích hình tròn tâm O là: 8 × 3,14 = 25,12 (cm2). Đáp số: 25,12cm2 Bài 3: Bài giải Nửa chu vi của mảnh vườn hình chữ nhật là: 30 × 4 : 2 = 60 (m) Chiều dài của mảnh vườn hình chữ nhật là: 4 30 × = 40 (m) 3 Chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật là: 60 – 40 = 20 (m) Diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật là: 40 × 20 = 800 (m2) 800m2 gấp 100m2 số lần là: 800 : 100 = 8 (lần) Số tấn dưa hấu thu hoạch được trên cả mảnh vườn hình chữ nhật là: 350 × 8 = 2800 (kg) 2800kg = 2,8 tấn Đáp số: 2,8 tấn.