Bài tập môn Toán Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
2. Một số dạng bài toán đã học
- Tìm số trung bình cộng.
- Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Bài toán về tỉ số phần trăm.
- Bài toán về chuyển động đều.
- Bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích, thể tích).
1.a- Tìm số trung bình cộng:
TBC = Tổng các số hạng : số các số hạng.
1- b -Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số:
Số bé = (Tổng - hiệu ): 2
Số lớn = tổng - số bé.
Hoặc số lớn = (tổng + hiệu) : 2
Số bé = tổng - số lớn.
1-c -Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số:
Tìm tổng số phần,
Tìm 1 phần,
Tìm số bé,
Tìm số lớn.
1-d- Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số:
Tìm hiệu số phần ,
Tìm một phần,
Tìm số bé,
Tìm số lớn.
File đính kèm:
- bai_tap_mon_toan_lop_5_tuan_33_nam_hoc_2023_2024_co_dap_an.doc
Nội dung text: Bài tập môn Toán Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN 33 6 Họ và tên: Lớp A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT TRONG TUẦN 1. Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình 1. Hình hộp chữ nhật S xung quanh = (a + b ) × 2 × c S toàn phần = S xung quanh + S đáy × 2 × 2 V=a×b×c 2. Hình lập phương Sxung quanh = a × a × 4 Stoàn phần = a × a × 6 V= a × a × a 2. Một số dạng bài toán đã học - Tìm số trung bình cộng. - Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó. - Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó. - Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. - Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Bài toán về tỉ số phần trăm. - Bài toán về chuyển động đều. - Bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích, thể tích).
- 1.a- Tìm số trung bình cộng: TBC = Tổng các số hạng : số các số hạng. 1- b -Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số: Số bé = (Tổng - hiệu ): 2 Số lớn = tổng - số bé. Hoặc số lớn = (tổng + hiệu) : 2 Số bé = tổng - số lớn. 1-c -Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số: Tìm tổng số phần, Tìm 1 phần, Tìm số bé, Tìm số lớn. 1-d- Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số: Tìm hiệu số phần , Tìm một phần, Tìm số bé, Tìm số lớn. 1-e-Bài toán liên quan đến tỉ lệ: +Giải bằng phương pháp rút về đơn vị. +Giải bằng phương pháp dùng tỉ số. 1-g - Giải bài toán về tỉ số phần trăm: Tìm tỉ số( thương ) của hai số nhân nhẩm với 100 và ghi thêm kí hiệu % vào bên phải số vừa tìm được. 1-h-Giải các bài toán về chuyển động đều. v =s : t (trong đó v là vận tốc, s là quãng đường, t là thời gian.) s = v x t (trong đó v là vận tốc, s là quãng đường, t là thời gian.) t = s : v (trong đó v là vận tốc, s là quãng đường, t là thời gian.) (Trong mỗi công thức đó: Các đại lượng phải cùng sử dụng trong một hệ thống đơn vị đo) Lưu ý tới chuyển động cùng chiều ( tìm hiệu vận tốc của 2 chuyển động), chuyển động ngược chiều( tìm tổng vận tốc của 2 chuyển động). 1-i-Giải bài toán có nội dung hình học: Nhớ các công thức tính chu vi và diện tích, thể tích các hình đã học. A. Hình chữ nhật: a P = (a + b ) × 2 S = a × b Trong đó: P là chu vi b S là diện tích a là chiều dài b là chiều rộng B- Hình vuông: a P = a × 4 S = a × a Trong đó : P là chu vi S là diện tích a là cạnh hình vuông
- C- Hình tam giác: axh S = 2 Sx2 a = h h Sx2 a h = a Trong đó : S là diện tích, a là cạnh đáy, h là chiều cao. D-Hình thang: (a b)xh S = 2 b Sx2 h a +b = h a Sx2 h = a b Trong đó : S là diện tích, a là đáy lớn, b là đáy nhỏ, h là chiều cao. E- Hình tròn: C = d × 3,14 d = r × 2 × 3,14 0 r S = r × r × 3,14 Trong đó : C là chu vi, S là diện tích, R là bán kính, d là đường kính. h G- Hình hộp chữ nhật: Sxq = (a + b) × 2 × h b Stp = Sxq + (a × b ) × 2 a V = a × b × h Trong đó: Sxq là diện tích xung quanh, Stp là diện tích toàn phần, a là chiều dài, b là chiều rộng, h là chiều cao, V là thể tích. H- Hình lập phương: Sxq = a × 4 Stp = a × 6 V = a × a x a Trong đó : Sxq là diện tích xung quanh Stp là diện tích toàn phần V là thể tích a là cạnh a
- B. BÀI TẬP CƠ BẢN 1. Phần trắc nghiệm Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 5cm là 150cm3 Hình hộp chữ nhật dài 12dm, rộng 5d, cao 10dm có thể tích 600dm3 Bài 2. Khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng a. Hình dưới đây gồm 6 hình lập phương , mỗi hình lập phương đều có cạnh bằng 3 cm . Thể tích của hình đó là : A. 18 cm3 B. 162 cm3 C. 54cm3 D. 243cm3 b.Thể tích của một hình lập phương có cạnh 4 dm là : A. 16 dm3 B. 64 dm3 C. 64 dm2 D. 12 dm3 1 c. Biết 95% của một số là 475 . Vậy của số đó là : 5 A. 19 B. 95 C. 100 D. 500 d. Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước đo trong lòng bể là : dài 4m cao 18dm rộng 3m và 80% thể tích của bể đang chứa nước . Mức nước trong bể cao là : A. 1,42m B. 1,4m C. 1,44m D.1,6m e. Một bục gỗ được ghép bởi 6 khối gỗ hình lập phương bằng nhau cạnh 4 dm ( như hình vẽ ) .Thể tích của bục gỗ A. 384 dm3 B. 96 dm3 C. 64 dm3 D. 24 dm3 g. Đội bóng của một trường học đã thi đấu 20 trận,thắng 19 trận . Như thế tỉ số phần trăm các trận thắng của đội bóng đó là : A. 19% B. 85% C. 90% D. 95% h. Một hình tam giác có đáy bằng chiều dài hình chữ nhật , chiều cao bằng chiều rộng hình chữ nhật . Hỏi diện tích hình tam giác đó bằng bao nhiêu phần trăm diện tích hình chữ nhật ? A. 50% B. 40% C. 30 % D .60 % i. 10% của 8 dm là A. 10cm B. 8dm C. 8 cm D. 0,8 cm k.Trong một cuộc đua xe đạp: Vận động viên số 1 đi với vận tốc 35 km/giờ trên suốt cuộc đua, vận động viên số 2 đi với vận tốc 40 km/giờ ở nửa chặng đầu và 32 km/giờ ở nửa chặng sau, vận động viên số 3 đi với vận tốc 40 km/giờ ở nửa thời gian đầu và đi với vận
- tốc 32km/giờ ở nửa thời gian sau của mình. Hỏi trong ba vận động viên đó ai về đích sau cùng? A. Vận động viên số 1 B. Vận động viên số 2 C. Vận động viên số 3 Bài 3: Số? a)Một hình lập phương có thể tích là 40 dm3. Nếu tăng độ dài mỗi cạnh của hình lập phương lên gấp đôi thì thể tích của hình lập phương mới là m3. b)Một xe máy đi từ A với vận tốc 36km/giờ. Một giờ rưỡi sau ô tô con cũng đi từ A với vận tốc 60km/giờ và cùng chiều với xe máy. Hai xe đến B cùng một lúc. Quãng đường AB dài là km. c) Bạn An làm một cái hộp dạng hình hộp chữ nhật bằng bìa có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm và chiều cao 2cm. Bạn An dán giấy màu tất cả các mặt ngoài. Em hãy điền số thích hợp vào chỗ chấm: - Thể tích cái hộp bạn An làm là cm3. - Diện tích giấy màu bạn An cần dùng để dán tất cả mặt ngoài cái hộp đó là: cm2 2. Phần tự luận Bài 1. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có: a) Chiều dài 25 cm, chiều rộng 15 cm và chiều cao 12 cm. b) Chiều dài 7,6 dm, chiều rộng 4,8 dm và chiều cao 2,5 dm. 4 2 3 c) Chiều dài m, chiều rộng m và chiều cao cm. 5 5 5 Bài 2: Xã Bình Minh có 20,4ha đất trồng rau và 25,5ha đất trồng khoai. Hỏi: a) Diện tích đất trồng rau bằng bao nhiêu phần trăm đất trồng khoai? b) Diện tích đất trồng khoai bằng bao nhiêu phần trăm đất trồng rau?
- 2 Bài 3. Một hình hộp chữ nhật có thể tích 5,76m 3, chiều dài 2,4m, chiều rộng bằng chiều 3 dài. Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó. Bài 4: Người ta sơn toàn bộ mặt ngoài và trong của một cái thùng hình hộp chữ nhật có chiều dài 75cm, chiều rộng 43cm, chiều cao 28cm (thùng có nắp). a) Tính diện tích cần sơn? b) Cứ mỗi m2 thì sơn hết 32000 đồng. Tính số tiền sơn cái hộp đó? Bài 5. Theo kế hoạch sản xuất, một tổ phải làm 520 sản phẩm, đến nay tổ đó đã làm được 65% số sản phẩm. Hỏi theo kế hoạch, tổ sản xuất đó còn phải làm bao nhiêu sản phẩm nữa? 5 Bài 6.Một vườn hoa hình chữ nhật có chu vi là 120 m . Chiều rộng bằng chiều dài . 7
- a- Tính chiều dài, chiều rộng vườn hoa đó? 1 b- Người ta sử dụng diện tích vườn hoa để làm lối đi. Hỏi diện tích lối đi là bao nhiêu 25 mét vuông? Bài 7: Nghỉ hè, bạn Hà về quê phải đi hai chặng đường bằng tàu hoả và ca nô. Quãng đường đi bằng tàu hoả dài hơn quãng đường đi bằng ca nô là 120km và quãng đường đi bằng tàu hoả gấp 4,75 lần quãng đường đi bằng ca nô. Tính quãng đường bạn Hà đi về quê. Bài 8. Tại một kho gạo, lần thứ nhất người ta xuất đi 25 tấn gạo, lần thứ hai xuất đi 20 tấn gạo. Số gạo còn lại trong kho bằng 97% số gạo có lúc đầu. Hỏi lúc đầu trong kho có bao nhiêu tấn gạo? Bài 9: Một mảnh đất được vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 có kích thước theo hình vẽ dưới đây. Tính chu vi và diện tích của mảnh đất đó.
- Bài 10 : Một bể nước có dạng hình hộp chữ nhật, trong lòng bể có chiều dài 2,2m, chiều rộng 1,2m, chiều caö 1,5m. Một vòi nước chảy vào bể, mỗi phút chảy được 25 l nước. Hỏi khi bể không có nước thì sau bao lâu bể sẽ đầy nước? C. BÀI NÂNG CAO Bài 1: Một bể nước làm bằng tôn dạng hình hộp chữ nhật có chiều cao là 1,2m, chiều rộng kém chiều dài 0,6m và có diện tích xung quanh là 6,72m2. Khi bể không có nước, người ta mở vòi cho nước chảy vào bể, mỗi giờ được 561l nước. Hỏi sau mấy giờ thì lượng nước trong bể bằng 75% thể tích của bể?
- 3 2 Bài 2 : Tìm hai số biết tổng của chúng là 276 và số thứ nhất bằng số thứ hai. 4 5 Bài 3: Năm nay mẹ 37 tuổi, tuổi của hai con là 12 tuổi và 9 tuổi. Hỏi mấy năm nữa thì tuổi mẹ bằng tổng số tuổi của hai con ?
- ĐÁP ÁN B. BÀI TẬP CƠ BẢN 1. Phần trắc nghiệm Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S Đ Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 5cm là 150cm3 S Hình hộp chữ nhật dài 12dm, rộng 5m, cao 10dm có thể tích 600dm3 Bài 2. Khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng Câu a b c d e g h i Đáp án B B C C A D A C Bài 3: Số? a)320 m3. b)135km. c)Thể tích cái hộp bạn An làm là 30 cm3. Diện tích giấy màu bạn An cần dùng để dán tất cả mặt ngoài cái hộp đó là: 62 cm2 . 2. Phần tự luận Bài 1. Đs: a) Sxq = 960 cm2 Stp = 1710 cm2 b) S xq = 62 dm2 Stp = 134, 96 dm2 c) Sxq = m2 Stp = m2 Bài 2: Bài giải: a) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng rau và diện tích đất trồng khoai là: 20,4 : 25,5 = 0,8 0,8 = 80% b) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng khoai và diện tích đất trồng rau là: 25,5 : 20,4 = 1,25 1,25 = 125% Đáp số: a) 80%; b) 125%. Bài 3. Bài giải Chiều rộng của hình hộp chữ nhật là: 2 2,4 × = 1,6(m) 3 Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là: 2,4 × 1,6 = 3,84 (m2) Chiều cao của hình hộp chữ nhật là:
- 5,76 : 3,84 = 1,5 (m) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: (2,4 + 1,6) × 2 × 1,5 = 12 (m2) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: 12 + 3,84 × 2 = 19,68 (m2). Bài 4: Bài giải Diện tích xung quanh của cái thùng là: ( 75 + 43) × 2 × 28 = 6608 (cm2) Diện tích hai đáy của cái thùng là: 75 × 43 × 2 = 6450 (cm2) Diện tích cần sơn cái thùng là: (6608 + 6450) × 2 = 26116 (cm2) Đổi 26116cm2 = 2,6116m2 Số tiền sơn chiếc hộp đó là: 32000 × 2,6116 = 83571,2 ( đồng) Đáp số: a, 2,6116m2 b, 83571,2 ( đồng) Bài 5. Bài giải Đến nay, tổ đó đã làm được số sản phẩm là: 520 : 100 × 65 = 338 ( sản phẩm) Tổ sản xuất đó còn phải làm số sản phẩm nữa là: 520 – 338 = 182 ( sản phẩm) Đáp số: 182 sản phẩm Bài 6. Bài giải a. Nửa chu vi của vườn hoa là: 120 : 2 = 60 (m) Chiều rộng của vườn hoa là: 60 : (5 + 7 ) × 5 = 25 (m) Chiều dài của vườn hoa là : 60 - 25 = 35 (m) b. Diện tích của vườn hoa là: 35 × 25 = 875 ( m2 ) Diện tích lối đi là: 1 875 × = 35 (m2 ) 25 Đáp số : a- Chiều rộng : 25 m Chiều dài 35 m b- 35 m 2
- Bài 7: Bài giải Quãng đường đi bằng ca nô là 1 phần thì quãng đường đi bằng tàu hoả sẽ là 4,75 phần như thế. Quãng đường đi bằng ca nô là: 120 : (4,75 – 1) = 32 (km) Quãng đường đi bằng tàu hoả là: 120 + 32 = 152 (km) Quãng đường bạn Hà về quê dài là: 152 + 32 = 184 (km). Đáp số: 184km Bài 8. Tại một kho gạp, lần thứ nhất người ta xuất đi 25 tấn gạo, lần thứ hai xuất đi 20 tấn gạo. Số gạo còn lại trong kho bằng 97% số gạo có lúc đầu. Hỏi lúc đầu trong kho có bao nhiêu tấn gạo? Bài giải Số gạo xuất đi trong cả hai lần là: 25 + 20 = 45 (tấn) Tỉ số phần trăm số gạo đã xuất đi với số gạo trong kho là : 100% – 97% = 3% Số gạo có trong kho lúc đầu là: 45 : 3 × 100 = 1500 (tấn). Đáp số: 1500 tấn Bài 9 : HD: Nối B với E ta được hai hình thang vuông (xem hình vẽ). Vì tỉ lệ bản đồ 1 : 1000 nên độ dài thật của: AB là 4cm × 1000 = 4000cm = 40m; BC là 4,2cm × 1000 = 4200cm = 42m; CD là 2,3cm × 1000 = 2300cm = 23m; ED là 1,9cm × 1000 = 1900cm = 19m; GE là 5,1cm × 1000 = 5100cm = 51m; AG là 3cm × 1000 = 3000cm = 30m. Chu vi của mảnh đất là: 40 + 42 + 23 + 19 + 51 + 30 = 205 (m) Diện tích mảnh đất hình thang ABEG là:
- (51 + 40) × 30 : 2 = 1365 (m2) Diện tích mảnh đất hình thang BCDE là: (42 + 19) × 23 : 2 = 701,5 (m2) Diện tích của cả mảnh đất là: 1365 + 701,5 = 2066,5 (m2) Đáp số: 2066,5 m2 Bài 10 : Bài giải Khi bể đầy nước thì thể tích nước trong bể là: 2,2 × 1,2 × 1,5 = 3,96 (m3) 3,96m3 = 3960dm3 3960dm3 = 3960 l Thời gian để nước chảy đầy bể là: 3960 : 25 = 158,4 (phút) 158,4 phút = 2 giờ 38 phút 24 giây. C. BÀI NÂNG CAO Bài 1 : Bài giải: Chu vi đáy của bể nước là: 6,72 : 1,2 = 5,6 (m) Nửa chu vi đáy của bể nước là: 5,6 : 2 = 2,8 (m) Chiều dài của bể nước là: (2,8 + 0,6) : 2 = 1,7 (m) Chiều rộng của bể nước là: 1,7 – 0,6 = 1,1 (m) Thể tích của bể nước là : 1,7 × 1,1 × 1,2 = 2,244 (m3) 75% thể tích của bể nước là: 2,244 × 75 : 100 = 1,683 (m3) 561 l = 561dm3 = 0,561m3 Thời gian để vòi chảy được lượng nước bằng 75% thể tích của bể nước là: 1,683 : 0,561 = 3 (giờ) Đáp số: 3 giờ. Bài 2 : Ta có: Nếu chia số thứ nhất thành 8 phần bằng nhau và số thứ hai thành 15 phần như thế thì tổng số phần bằng nhau của cả hai số là: 8 + 15 = 23 (phần) Số thứ nhất là: 276 : 23 × 8 = 96 Số thứ hai là: 276 : 23 × 15 = 180. Bài 3:
- Năm nay mẹ 37 tuổi, tuổi của hai con là 12 tuổi và 9 tuổi. Hỏi mấy năm nữa thì tuổi mẹ bằng tổng số tuổi của hai con ? HD: Sau mỗi năm, mẹ tăng thêm 1 tuổi thì tổng số tuổi của hai con tăng thêm 2 tuổi. Năm nay tổng số tuổi hai con là: 12 + 9 = 21 Hiệu của tuổi mẹ và tổng số tuổi của hai con là: 37 – 21 = 16 (tuổi) Ta có sơ đổ khi tuổi của mẹ bằng tổng số tuổi của hai con: Nhìn vào sơ đồ ta thấy để tuổi mẹ bằng tổng số tuổi của hai con thì số tuổi của mẹ phải tăng thêm 16 tuổi và mỗi con cũng tăng thêm 16 tuổi (bằng hiệu giữa tuổi mẹ và tổng số tuổi của hai con hiện nay). Vậy 16 năm nữa tuổi mẹ sẽ bằng tổng số tuổi của hai con.