Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Toán Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Bình Minh (Có đáp án)

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Chữ số thuộc hàng phần mười trong số 39,152 là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 5

Câu 2: Lớp 5A có tất cả 40 học sinh, trong đó số học sinh khá là 8 em. Tỉ số phần trăm của số học sinh khá so với số học sinh cả lớp là:

A.40% B.30% C. 20% D. 10%

Câu 3: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm 12,2 giờ = 12 giờ ….phút là

A.2 B.12 C.0,2 D.20

Câu 4: Diện tích của hình thang có độ dài hai đáy lần lượt bằng 8cm và 12cm, chiều cao bằng 7cm là:

A. 672cm
2

B. 35cm2

C. 70cm2

D. 140cm2

Câu 5: Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng 7cm, chiều rộng bằng 4,8cm và chiều cao bằng 5,5cm là:

A. 129,8cm
2

B. 184,8cm2

C. 184,8cm3

D. 129,8cm3

pdf 11 trang Đường Gia Huy 27/01/2024 3140
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Toán Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Bình Minh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_5_de_thi_giua_hoc_ki_2_mon_toan_lop_5_nam_hoc_2021_2022_t.pdf

Nội dung text: Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Toán Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Bình Minh (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH BÌNH MINH ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN: TOÁN 5 NĂM HỌC 2021 – 2022 Thời gian: 40 phút ĐỀ SỐ 1 I. Phần trắc nghiệm (4 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Chữ số thuộc hàng phần mười trong số 39,152 là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 5 Câu 2: Lớp 5A có tất cả 40 học sinh, trong đó số học sinh khá là 8 em. Tỉ số phần trăm của số học sinh khá so với số học sinh cả lớp là: A.40% B.30% C. 20% D. 10% Câu 3: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm 12,2 giờ = 12 giờ .phút là A.2 B.12 C.0,2 D.20 Câu 4: Diện tích của hình thang có độ dài hai đáy lần lượt bằng 8cm và 12cm, chiều cao bằng 7cm là: A. 672cm2 B. 35cm2 C. 70cm2 D. 140cm2 Câu 5: Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng 7cm, chiều rộng bằng 4,8cm và chiều cao bằng 5,5cm là: A. 129,8cm2 B. 184,8cm2 C. 184,8cm3 D. 129,8cm3 II. Phần tự luận (6 điểm) Bài 1 (2 điểm): Đặt tính rồi tính: a) 2,4 x 4,8
  2. b) 8,7 : 3,48 c) 12 giờ 47 phút + 3 giờ 55 phút d) 9 giờ 12 phút – 2 giờ 56 phút Bài 2 (1 điểm): Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a) 5m3 12dm3 = .m3 b) 12,35 giờ = .giờ .phút Bài 3 (1 điểm) Tìm X, biết: X – 1,4 x 5,6 = 15,96 : 4,2 Bài 4 (2 điểm): Người ta làm một cái thùng có nắp bằng tôn mỏng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 2,4m; chiều rộng 1,5m và chiều cao bằng chiều dài. a) Tính diện tích tôn phải dùng để làm thùng (không tính mép hàn). b) Tính thể tích của cái thùng đó. ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 A C B C A II. Phần tự luận Bài 1: Học sinh tự đặt phép tính rồi tính a) 2,4 x 4,8 = 11,52 b) 8,7 : 3,48 = 2,5 c) 12 giờ 47 phút + 3 giờ 55 phút = 16 giờ 42 phút d) 9 giờ 12 phút – 2 giờ 56 phút = 6 giờ 16 phút Bài 2: a) 5m3 12dm3 = 5,012m3 b) 12,35 giờ = 12giờ 21phút Bài 3: X – 1,4 x 5,6 = 15,96 : 4,2 X – 7,84 = 3,8 X = 3,8 + 7,84 X = 11,64 Bài 4: a) Chiều cao của hình hộp chữ nhật là: 2,4 : 4 x 3 = 1,8 (m) Chu vi của đáy hình hộp chữ nhật là: (2,4 + 1,5) : 2 = 1,95 (m) Diện tích đáy hình hộp chữ nhật là: 2,4 x 1,5 = 3,6 (m2)
  3. Diện tích tôn phải dùng để làm thùng là: 1,95 x 1,8 + 3,6 x 2 = 10,71 (m2) b) Thể tích của thùng là: 2,4 x 1,5 x 1,95 = 7,02 (m3) Đáp số: a) 10,71m2 b) 7,02m3 ĐỀ SỐ 2 I. Phần trắc nghiệm (4 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Số thập phân gồm có hai mươi bảy đơn vị, năm phần mười, 4 phần nghìn là: A. 27,504 B. 27,54 C. 2754 D. 0,2754 Câu 2: Phân số 9/2 được viết dưới dạng tỉ số phần trăm là: A.450% B.45% C. 4,5% D. 0,45% Câu 3: Khoảng thời gian từ 4 giờ 12 phút đến 8 là: A.4 giờ B. 3,8 giờ C. 3,6 giờ D. 3,4 giờ Câu 4: Khi tăng bán kính của một hình tròn lên gấp 3 lần thì diện tích của hình tròn tăng lên số lần là: A. 1 lần B. 3 lần C. 6 lần D. 9 lần Câu 5: Hình tam giác có cạnh đáy bằng 18cm, chiều cao bằng 7cm. Diện tích của hình tam giác đó là: A. 25cm2 B. 50cm2 C. 126cm2 D. 63cm2 II. Phần tự luận (6 điểm) Bài 1 (2 điểm): Tìm X, biết:
  4. b) X – 4,2 x 5,7 = 255,3 : 69 Bài 2 (1 điểm): Điền dấu , = thích hợp vào chỗ chấm: a) 3,7 giờ . 3 giờ 7 phút b) 12 phút . 0,5 giờ c) 2 năm 6 tháng . 30 tháng d) 4 giờ - 2 giờ 3 phút . 1,95 giờ Bài 3 (1 điểm): Một bể nước dạng hình lập phương có cạnh bằng 10m. Tính diện tích toàn phần của bể đó. Bài 4 (2 điểm): Một bể bơi dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 24m, chiều rộng bằng 5/6 chiều dài. Khi mực nước lên tới 2/3 chiều cao của bể thì bể chứa 288m3. Tính chiều cao của bể bơi. ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 A A B D D II. Phần tự luận Bài 1: a) X x 3,6 = 50,4 x 0,3 X x 3,6 = 15,12 X = 15,12 : 3,6 X = 4,2 b) X – 4,2 x 5,7 = 255,3 : 69 X – 23,94 = 3,7 X = 3,7 + 23,94 X = 27,64 Bài 2: a) 3,7 giờ > 3 giờ 7 phút b) 12 phút < 0,5 giờ c) 2 năm 6 tháng = 30 tháng d) 4 giờ - 2 giờ 3 phút = 1,95 giờ Bài 3: Diện tích toàn phần của bể là: 10 x 10 x 6 = 600 (cm2) Đáp số: 600cm2 Bài 4: Chiều rộng của bể bơi dạng hình hộp chữ nhật là: 24 : 6 x 5 = 20 (m) Diện tích của đáy bể bơi là:
  5. 20 x 24 = 480 (m2) Chiều cao của mực nước trong bể là: 288 : 480 = 0,6 (m) Chiều cao của bể bơi là: 0,6 : 2 x 3 = 0,9 (m) Đáp số: 0,9m ĐỀ SỐ 3 I. Phần trắc nghiệm (4 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Chữ số 6 trong số 42,536 thuộc hàng nào? A. Hàng đơn vị B. Hàng chục C. Hàng phần mười D. Hàng phần nghìn Câu 2: 12% của một số bằng 24. Số đó là: A.80 B. 160 C. 180 D. 200 Câu 3: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm 3 năm 10 tháng = tháng là: A.47 B.46 C.45 D.44 Câu 4: Chu vi của hình tròn có đường kính bằng 10cm là: A. 1,57cm B. 15,7cm C. 31,4cm D. 3,14cm Câu 5: Thể tích của hình lập phương có diện tích xung quanh bằng 294cm2 là: A. 98cm3 B. 196cm3 C. 343cm3 D. 49cm3 II. Phần tự luận (6 điểm) Bài 1 (2 điểm): Đặt tính rồi tính:
  6. b) 18 giờ 29 phút – 8 giờ 47 phút c) 2,3 giờ x 9 d) 14,2 giây : 5 Bài 2 (2 điểm): Tìm X, biết:. a) X + 12,4 = 35,8 b) X – 22,7 = 4,3 c) X : 15 = 0,58 d) X x 2,8 = 143,36 Bài 3 (2 điểm): Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 15m, chiều rộng 12m, tổng giữa chiều dài và chiều rộng gấp 6 lần chiều cao. Người ta quét vôi bên trong bốn bức tường xung quanh phòng học và trần nhà. a) Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu mét vuông biết tổng diện tích các cửa là 8,2m2? b) Tính thể tích của phòng học. ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 D D B C C II. Phần tự luận Bài 1: Học sinh tự đặt phép tính rồi tính: a) 22 phút 16 giây + 3 phút 57 giây = 26 phút 13 giây b) 18 giờ 29 phút – 8 giờ 47 phút = 9 giờ 42 phút c) 2,3 giờ x 9 = 20,7 giờ d) 14,2 giây : 5 = 2,84 giây Bài 2: a) X + 12,4 = 35,8 X = 35,8 – 12,4 X = 23,4 b) X – 22,7 = 4,3 X = 4,3 + 22,7 X = 27 c) X : 15 = 0,58 X = 0,58 x 15 X = 8,7 d) X x 2,8 = 143,36 X = 143,36 : 2,8 X = 51,2
  7. Bài 3: a) Chiều cao của phòng học là: (15 + 12) : 6 = 4,5 (m) Diện tích xung quanh của phòng học là: (15 + 12) x 2 x 4,5 = 243 (m2) Diện tích trần nhà của phòng học là: 15 x 12 = 180 (m2) Diện tích cần quét vôi phòng học là: 243 + 180 – 8,2 = 414,8 (m2) b) Thể tích của phòng học là: 15 x 12 x 4,5 = 810 (m3) Đáp số: a) 414,8m2 b) 810m3 ĐỀ SỐ 4 I. Phần trắc nghiệm (4 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Số cạnh của hình lập phương là: A. 12 B. 10 C. 8 D. 6 Câu 2: Tỉ số phần trăm của 2 và 5 là: A.20% B. 30% C. 40% D. 50% Câu 3: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm 15,48m2 = .cm2 là: A.1548 B. 15480 C.154800 D.1548000 Câu 4: 24% của 500 bằng: A. 180 B. 160 C. 140 D. 120
  8. Câu 5: Chiều cao của hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 8m và 12m, diện tích hình thang bằng 50m2 là: A. 4cm B. 5cm C. 6cm D. 7cm II. Phần tự luận (6 điểm) Bài 1 (2 điểm): Thực hiện phép tính: a) 7 giờ 12 phút + 6 giờ 48 phút b) 12 năm 2 tháng – 8 năm 7 tháng c) 3,5 tuần x 9 d) 3,5 tuần x 9 Bài 2 (1 điểm): Tìm X, biết: X + 24,3 = (85,9 – 11, 2) x 4 Bài 3 (1 điểm): Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 4,5m; chiều rộng 1,8m và chiều cao 1,2m. Hỏi bể đó chứa được nhiều nhất bao nhiêu lít nước? (biết rằng 1 lít nước = 1dm3) Bài 4 (2 điểm): Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi bằng 200m, chiều dài bằng 60m. Người ta trồng rau trên thửa ruộng đó, biết rằng cứ 10m2 thu hoạch được 5kg rau. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam rau? ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 A C C D B II. Phần tự luận Bài 1: a) 7 giờ 12 phút + 6 giờ 48 phút = 14 giờ b) 12 năm 2 tháng – 8 năm 7 tháng = 3 năm 7 tháng c) 3,5 tuần x 9 = 31,5 tuần d) 134,4 giây : 6 = 22,4 giây Bài 2: X + 24,3 = (85,9 – 11, 2) x 4 X + 24,3 = 74,7 x 4 X + 24,3 = 298,8 X = 298,8 – 24,3 X = 274,5 Bài 3: Thể tích của bể nước: 4,5 x 1,8 x 1,2 = 9,72 (m3) = 9720dm3 = 9720 lít
  9. Đáp số: 9720 lít nước Bài 3: Chiều rộng của thửa ruộng hình chữ nhật là: 200 : 2 – 60 = 40 (m) Diện tích của thửa ruộng hình chữ nhật là: 60 x 40 = 2400 (m2) Số rau thu hoạch được trên thửa ruộng là: 2400 : 10 x 5 = 1200 (kg) Đáp số: 1200kg rau ĐỀ SỐ 5 I. Phần trắc nghiệm (4 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Chữ số 7 trong số thập phân 27,489 thuộc hàng nào? A. Hàng đơn vị B. Hàng phần mười C. Hàng phần trăm D. Hàng phần nghìn Câu 2: Khối lớp 5 có 120 học sinh, số học sinh nam là 72 em. Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh khối 5 là: A.30% B.40% C. 50% D. 60% Câu 3: Số thập phân thích hợp để điền vào chỗ chấm 12m3 124dm3 = .m3 là: A.1,2124 B.12,124 C.121,24 D.1212,4 Câu 4: Bán kính của hình tròn có diện tích bằng 254,34cm2 là: A. 6cm B. 7cm C. 8cm D. 9cm Câu 5: Thể tích của hình lập phương cạnh bằng 7m là: A. 343m3 B. 49m3 C. 343m2
  10. D. 49m2 II. Phần tự luận (6 điểm) Bài 1 (2 điểm): Đặt tính rồi tính: a) 3 giờ 15 phút + 2 giờ 48 phút b) 7 tuần 4 ngày – 5 tuần 2 ngày c) 4 phút 11 giây x 8 d) 3 phút 16 giây : 4 Bài 2 (2 điểm): Tìm X, biết: a) X x 2,5 = 4 x 12,5 b) X – 8,13 = 12,22 : 4,7 Bài 3 (2 điểm): Một người làm một cái bể cá dạng hình hộp chữ nhật bằng kính (không nắp) có chiều dài bằng 1,8m; chiều rộng 0,6m; chiều cao 1m. a) Tính diện tích kính để làm bể? b) Tính thể tích của bể? ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 A B B D A II. Phần tự luận Bài 1: Học sinh tự đặt phép tính rồi tính a) 3 giờ 15 phút + 2 giờ 48 phút = 6 giờ 3 phút b) 7 tuần 4 ngày – 5 tuần 2 ngày = 2 tuần 2 ngày c) 4 phút 11 giây x 8 = 33 phút 28 giây d) 3 phút 16 giây : 4 = 49 giây Bài 2: a) X x 2,5 = 4 x 12,5 X x 2,5 = 50 X = 50 : 2,5 X = 20 b) X – 8,13 = 12,22 : 4,7 X – 8,13 = 2,6 X = 2,6 + 8,13 X = 10,73 Bài 3: a) Chu vi đáy của bể kính là: (1,8 + 0,6) x 2 = 4,8 (m)
  11. Diện tích xung quanh của bể kính là: 4,8 x 1 = 4,8 (m2) Diện tích đáy của bể kính là: 1,8 x 0,6 = 1,08 (m2) Diện tích kính để làm bể là: 4,8 + 1,08 = 5,88 (m2) b) Thể tích của bể cá là: 1,8 x 0,6 x 1 = 1,08 (m3) Đáp số: a) 5,88m2 b) 1,08m3