Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Toán Lớp 5

1. Số học: Số tự nhiên, phân số, số thập phân
- Đọc, viết, so sánh
- Thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia
- Tính giá trị biểu thức, tìm thành phần chưa biết
- Các bài toán có liên quan đến 4 phép tính
- Sử dụng các tính chất giao hoán, kết hợp,.... để tính nhanh
2. Đại lượng: Khối lượng, độ dài, diện tích, thể tích, thời gian.
- Đổi
- So sánh
- Các phép tính với các đại lượng…
pdf 5 trang Diễm Hương 15/04/2023 7220
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Toán Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_2_toan_lop_5.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Toán Lớp 5

  1. Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 1. Số học: Số tự nhiên, phân số, số thập phân - Đọc, viết, so sánh - Thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia - Tính giá trị biểu thức, tìm thành phần chưa biết - Các bài toán có liên quan đến 4 phép tính - Sử dụng các tính chất giao hoán, kết hợp, để tính nhanh 2. Đại lượng: Khối lượng, độ dài, diện tích, thể tích, thời gian. - Đổi - So sánh - Các phép tính với các đại lượng 3. Toán có lời văn: - Giải toán có lời văn về tính chu vi, diện tích , thể tích các hình đã học; - Giải toán về vận tốc, quãng đường và thời gian: 1 động tử, 2 động tử (Cùng chiều, ngược chiều) - Ôn giải toán có quan hệ tỉ lệ, tỉ số phần trăm, các dạng toán điển hình - Toán về biểu đồ hình quạt 4. Hình học: - Tính chu vi, diện tích, thể tích các hình đã học: + Chu vi, diện tích của hình thang, hình tròn + Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương + Thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
  2. Đề ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 PHẦN I: Trắc nghiệm Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: a/ Hình lập phương là hình: A. Có 6 mặt đều là hình vuông, có 8 đỉnh và 12 cạnh bằng nhau B. Có 6 mặt đều là hình chữ nhật, có 8 đỉnh và 12 cạnh bằng nhau. C. Có 6 mặt đều là hình chữ nhật, có 12 đỉnh và 8 cạnh. b/ Trong hình bên, AH là đường cao của mấy hình tam giác? A, 3 hình B, 4 hình A C, 5 hình D, 6 hình H B C D c/ Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 0,22 m3 = . dm3 là bao nhiêu? A. 22 B. 220 C. 2200 D. 22000 d/ Một hình tròn có bán kính là 6cm thì diện tích là: A. 113,04cm2 B. 113,03cm2 C. 113,02cm2 D. 113cm2 e/ Diện tích của phần tô đậm trong hình chữ nhật dưới đây là: A. 20 cm2 12cm B. 14 cm2 C. 24 cm2 4cm D. 34 cm2 5cm / Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình lập phương đó là: A. 150 m3 B. 125 m3 C. 100 m3 D. 25 m3 Câu 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm a/ 3 năm 6 tháng = tháng b/ 1,5 giờ = phút c/ 0,75 phút = giây d/ 15 phút = giờ PHẦN II: Tự luận Bài 1: Đặt tính rồi tính 8 giờ 39 phút + 6 giờ 25 phút 6 năm 9 tháng – 3 năm 9 tháng
  3. 2 ngày 7 giờ x 6 4 giờ 24 phút : 3 Bài 2: Một bể kính nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1m, chiều rộng 50cm, chiều cao 60cm. a, Tính diện tích dùng làm bể kính đó (bể không có nắp). b, Tính thể tích của bể cá đó. c, Mức nước trong bể cao bằng 3/4 chiều cao của bể. Tính thể tích nước trong bể đó (độ dày kính không đáng kể). Bài 3 Lúc 6 giờ 30 phút một người đi xe lửa từ tỉnh A về nhà và đi hết 3 giờ 15 phút, sau đó đi tiếp bằng xe đạp hết 45 phút nữa thì về đến nhà. Hỏi người đó về đến nhà lúc mấy giờ?
  4. ĐÁP ÁN Thứ ngày tháng năm KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: Toán lớp 5 Thời gian: 40 phút PHẦN I: Trắc nghiệm Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: a/ Hình lập phương là hình: A. Có 6 mặt đều là hình vuông, có 8 đỉnh và 12 cạnh bằng nhau B. Có 6 mặt đều là hình chữ nhật, có 8 đỉnh và 12 cạnh bằng nhau. C. Có 6 mặt đều là hình chữ nhật, có 12 đỉnh và 8 cạnh. b/ Trong hình bên, AH là đường cao của mấy hình tam giác? A, 3 hình B, 4 hình A C, 5 hình D, 6 hình H B C D c/ Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 0,22 m3 = . dm3 là bao nhiêu? A. 22 B. 220 C. 2200 D. 22000 d/ Một hình tròn có bán kính là 6cm thì diện tích là: A. 113,04cm2 B. 113,03cm2 C. 113,02cm2 D. 113cm2 e/ Diện tích của phần tô đậm trong hình chữ nhật dưới đây là: A. 20 cm2 12cm B. 14 cm2 C. 24 cm2 4cm D. 34 cm2 5cm / Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình lập phương đó là: A. 150 m3 B. 125 m3 C. 100 m3 D. 25 m3 Câu 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm a/ 3 năm 6 tháng = 42 tháng b/ 1,5 giờ = 90 phút c/ 0,75 phút = 45 giây d/ 15 phút = 0,25 giờ PHẦN II: Tự luận
  5. Bài 1: Đặt tính rồi tính 8 giờ 39 phút + 6 giờ 25 phút 6 năm 9 tháng – 3 năm 9 tháng 8 giờ 39 phút 6 năm 9 tháng +6 giờ 25 phút - 3 năm 9 tháng 14 giờ 64 phút 3 năm =15 giờ 4 phút 2 ngày 7 giờ x 6 4 giờ 24 phút : 3 2 ngày 7 giờ 4 giờ 24 phút x 6 12 ngày 42 giờ = 13 ngày 20 giờ Bài 2: Một bể kính nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1m, chiều rộng 50cm, chiều cao 60cm. a, Tính diện tích dùng làm bể kính đó (bể không có nắp). b, Tính thể tích của bể cá đó. c, Mức nước trong bể cao bằng 3/4 chiều cao của bể. Tính thể tích nước trong bể đó (độ dày kính không đáng kể). Bài giải Đổi 50cm = 0,5m ; 60cm = 0,6m a, Diện tích xung quanh của bể kính là: (1+0,5) x 2 x 0,6 = 1,8(m2) Diện tích kính dùng để làm bể là: 1,8 + 1x0,5=2,3(m2) b, Thể tích của bể cá đó là: 1x 0,5 x0,6 = 0,3(m3) c, Thể tích nước có trong bể là: 0,3 x 3/4 = 0,225(m3) Đáp số: a, 2,3m2 ; b, 0,3m3 ; c, 0,225m3 Bài 3. Lúc 6 giờ 30 phút một người đi xe lửa từ tỉnh A về nhà và đi hết 3 giờ 15 phút, sau đó đi tiếp bằng xe đạp hết 45 phút nữa thì về đến nhà. Hỏi người đó về đến nhà lúc mấy giờ? Bài giải Tổng sô thời gian người đó đi là: 3 giờ 15 phút + 45 phút = 4 giờ Người đó về nhà lúc: 6 giờ 30 phút + 4 giờ = 10 giờ 30 phút Đáp số: 10 giờ 30 phút