Đề cương ôn tập Toán Lớp 5

Đọc viết số thập phân sau:

20,06;           7,5;               201,55;         0,187

  • Viết các số thập phân sau:
  • Năm đơn vị, bảy phần mười.
  • Ba trăm mười lăm đơn vị, sáu phần nghìn.
  • Không đơn vị, bảy phần trăm.
  • Viết theo thứ tự từ lớn đến bé.

42,538;         41,835;         42,358;         41,538

docx 45 trang Diễm Hương 21/04/2023 5760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Toán Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_toan_lop_5.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Toán Lớp 5

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TOÁN LỚP 5 Phần I: Phân số: 1) Phép cộng và trừ phân số: a) Tính: 2 1 7 9 2 3 3 5 3 1 3 3 4 1 – ( ) 9 10 5 5 8 7 5 2 10 5 3 b) Tìm x : 1 5 3 1 7 1 x x x 4 8 5 10 8 4 2. Phép nhân và chia phân số: a) Tính: 7 5 1 7 6 2 3 1 3 6 : :   9 6 5 10 7 3 5 4 8 5 b) Tìm x : 3 1 2 6 4 2 x : x : x 2 4 7 11 5 3 Phần II: Giải toán: 1) Tổng – Tỉ: 3 Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng chiều dài. Nửa chu vi bằng 256m. Tính diện tích 5 hình chữ nhật đó. 2) Hiệu tỉ: 3 Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng chiều dài. Chiều rộng kém chiều dài 20m. Tính 5 diện tích hình chữ nhật đó. 3. Giải toán tỉ số: Bài 1: Mua 12 quyển vở hết 30 000 đồng. Hỏi mua 60 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền? Bài 2: Theo dự định, một xưởng mộc phải làm trong 30 ngày, mỗi ngày đóng được 12 bộ bàn ghế thì mới hoàn thành kế hoạch. Do cải tiến kĩ thuật nên mỗi ngày xưởng đó đóng
  2. được 18 bộ bàn ghế. Hỏi xưởng đó làm trong bao nhiêu ngày thì hoàn thành kế hoạch? Phần III: Bảng đơn vị đo: 1) Bảng đơn vị đo độ dài: Lớn hơn mét Mét Bé hơn mét km hm dam m dm cm mm 1m = 10dm 1 = dam 10 2) Bảng đơn vị đo khối lượng: Lớn hơn ki-lô-gam ki-lô-gam Bé hơn ki-lô-gam tấn tạ yến kg hg dag g 1kg = 10hg 1 = yến 10 3) Bảng đơn vị đo diện tích: Mét Lớn hơn mét vuông Bé hơn mét vuông vuông km2 hm2 dam2 m2 dm2 cm2 mm2 1m2 = 100dm2 1 = dam 100 2 4) Luyện tập:
  3. 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 135m = dm 375cm = m 4km37m = m 354dm = m dm b) 19 yến = kg 203kg = tấn 2006g = kg g 3tấn7yến = kg c) 5cm2 = mm2 6m235dm2 = m2 2006m2 = dam2 m2 Phần IV: Số thập phân: 1. Đọc – viết số thập phân: Số thập phân 1 2 3 , 4 5 6 phần phần phần Hàng Trăm chục đơn vị mười trăm nghìn Mỗi đơn vị của một hàng bằng 10 đơn vị của hàng thấp hơn Quan hệ giữa các liền sau. đơn vị của hai hàng liền nhau 1 Mỗi đơn vị của một hàng bằng (hay 0,1) đơn vị của hàng 10 cao hơn liền trước. * Đọc viết số thập phân sau: 20,06; 7,5; 201,55; 0,187 * Viết các số thập phân sau: - Năm đơn vị, bảy phần mười. - Ba trăm mười lăm đơn vị, sáu phần nghìn. - Không đơn vị, bảy phần trăm. * Viết theo thứ tự từ lớn đến bé. 42,538; 41,835; 42,358; 41,538 2. Phép cộng và trừ số thập phân: * Đặt tính rồi tính: 3,85 + 2,67 5,7 + 6,24 234 + 45,6 12,3 + 45,6 + 78,9
  4. 7,18 – 6,25 12 – 3,45 67,8 – 56 3,21 – 2,1 * Tính bằng cách thuận lợi nhất: 4,68 + 6,03 + 3,97 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 42,37 – 28,73 – 11,27 * Tìm x : x + 2,7 = 10,8 x - 5,2 = 3,8 78,9 - x = 32,45 3. Phép nhân và phép chia số thập phân: * Đặt tính rồi tính: 23,4 4,5 3,7 12 23,8 10 142, 78 0,01 52,8 : 4 213,8 : 10 35 : 4 7 : 3,5 23,56 : 6,2 * Tính bằng cách thuận tiện nhất: 4,7 5,5 – 4,7 4,5 7,8 0,35 + 0,35 2,2 * Tìm x : x 8,6 = 387 x : 3,45 = 6,7 399 : x = 9,5 4. Giải toán tỉ số phần trăm: * Tìm tỉ số phần trăm của hai số: - 2,8 và 80; 540 và 1000 19 và 30 * Tính: 23,5% + 34,7% 123% - 37,8% 12,3% 6 216% : 8 * Tìm số phần trăm của một số: - Tìm 15% của 335kg - Tìm 24% của 235m2 - Tìm 0,8% của 350 * Tìm một số biết trước số phần trăm của nó: - Tìm một số biết 30% của nó là 720 - Tìm một số biết 45% của nó là 90kg. 5. Luyện tập:
  5. 1. Tính: (28,7 + 34,5) 2,4 28,7 + 34,5 2,4 (128,4 – 73,2) : 2,4 – 18,32 8,64 : (1,46 + 3,34) + 6,32 2. Tính bằng cách thuận tiện: 20,06 71 + 20,06 23 + 6 20,06 12,45 + 6,98 + 7,55 8,3 – 1,4 – 3,6 6,75 4,2 + 4,2 3,25 3. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng bằng 40% chiều dài. Chu vi bằng 196m. a) Tính diện tích thửa ruộng. b) Người ta chia diện tích thửa ruộng thành hai phần để trồng lúa và đào ao thả cá. Diện tích trồng lúa kém diện tích đào ao là 140m2. Tính diện tích mỗi phần. 4. Mẹ có 5 000 000 đồng đem gửi tiết kiệm với lãi xuất 1,2% một tháng. a) Hỏi sau một tháng mẹ có tất cả bao nhiêu tiền? b) Hỏi sau hai tháng mẹ có tất cả bao nhiêu tiền? 5. Lớp 5B có số học sinh nam là 12 em chiếm 40% số học sinh trong lớp. a) Tính số học sinh nữ. b) Tính số học sinh cả lớp. Ôn tập về số tự nhiên, phân số, số thập phân, số đo đại lượng Bài 1: 1 1 3 a) Viết các phân số ;; theo thứ tự từ bé đến lớn 2 3 8 2 3 7 b) Viết các phân số ; ; theo thứ tự từ lớn đến bé 3 4 12 c) Viết các số sau 22,86; 23,01; 22,68; 21,99 theo thứ tự từ bé đến lớn d) Viết các số sau 0,09; 0,111; 0,1; 0,091 theo thứ tự từ lớn đến bé Bài 2: >, <, =
  6. 370 245 1002 305,403 305, 430 16,37 16 1000 30 25000 9876 170,058 17,0580 30 30,3 100 8 10 5670435 5670436 17,183 17,09 12 15 Bài 3: Viết số đo dưới dạng hỗn số 3m 11cm = m 2kg 21g = kg 5dam 47dm = m 5m2 43dm2 = m2 Bài 4: Tìm số tự nhiên x, biết a) 2, 75 x 4,05 c) 1,08 x 5, 06 b) 10, 478 x 11,006 d) 12, 001 x 16,9 Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm a. 7,306m m dm mm 2,586km km m = .m cm mm = .m = .m mm 8, 2km km m = mm = m b. 1kg 275g = kg 3kg 45g = kg c. 6528g = kg 789g = kg d. 7 tấn 125kg = .tấn 2 tấn 64kg = tấn e. 1 tấn 3 tạ = tấn 4 tạ = tấn f.8,56 dm2 = cm2 0,001ha = m2 g. 1,8ha = .m2 2,7dm2 = dm2 cm2 h. 6,9m2 = m2 dm2 0,03ha = m2 i. 7ha 68m2 = ha 13ha 25m2 = ha j. 1m2 25cm2 = cm2 1m3 25cm3 = m3 k. 8dam2 m2 2100dam2 hm2
  7. cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ Câu 1: Tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau? Một số cây có chồi ở thân cây, lá cây, củ, Câu 2: Kể tên một số cây mọc ra từ bộ phận của cây mẹ? - Cây mía, trầu không, hoa hồng, có chồi mọc ra từ nách lá. - Trên củ khoai tây, củ gừng có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm vào đó có một chồi. - Phía trên đầu của củ hành hoặc củ tỏi có chồi mọc nhô lên. - Đối với lá bỏng, chồi được mọc ra từ mép lá. sự sinh sản của động vật Câu 1: Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: Vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử? - Đa số loài vật chia thành hai giống: đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng. - Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh. - Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố và mẹ. Câu 2: Kể tên một số loài đẻ trứng, một số loài đẻ con. Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau: có loài đẻ trứng, có loài đẻ con. - Các con vật được nở ra từ trứng như: sâu, thạch sùng, gà, vịt, ngan, ngỗng, nòng nọc, - Các con vật vừa đẻ ra đã thành con: voi, chó, lợn, trâu, bò, sư tử, hổ, sự sinh sản của côn trùng. Câu 1: Kể tên một số loài côn trùng? Một số loài côn trùng như: gián, ruồi, muỗi, ong, bướm cải, Câu 2: Trình bày quá trình phát triển của bướm cải? - Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt sau của lá, đẻ trứng vào đầu hè. Sau 6-8 ngày, trứng nở thành sâu. - Sâu ăn lá lớn dần cho đến khi da ngoài trở nên quá chật, chúng lột xác và lớp da
  8. mới được hình thành. Khoảng 30 ngày sau, sâu ngừng ăn, - Sâu leo lên tường, hàng rào hay bậu cửa. Vỏ sâu nứt ra và chúng biến thành nhộng. - Trong vòng 2-3 tuần, một con bướm nhăn nheo chui ra khỏi kén. Tiếp đó bướm xoè đôi cánh cho khô rồi bay đi. - Bướm cải lại tiếp tục đẻ trứng vào lá rau cải, bắp cải hay súp lơ. Câu 3: Giai đoạn nào trong quá trình phát triển bướm cải gây thiệt hại nhiều nhất? Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt sau của lá rau, trứng nở thành sâu. Sâu ăn lá rau để lớn. Như vậy, sâu càng lớn, càng ăn nhiều lá rau để sống cho nên đây là giai đoạn bướm cải gây thiệt hại nhiều nhất. Câu 4: Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu? Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm, Câu 5: Nêu sự giống nhau và khác nhau trong chu trình sinh sản của ruồi và gián? Chúng thường đẻ trứng ở đâu? Nêu một vài cách diệt ruồi và gián? * Giống nhau: ruồi và gián đều là động vật đẻ trứng. * Khác nhau: + Ruồi: - Đẻ trứng nơi có phân, rác thải, xác chết động vật, - Chu trình sinh sản: Trứng ruồi nở ra dòi (ấu trùng). Dòi hoá nhộng, nhộng nở ra ruồi. - Cách tiêu diệt: Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, Phun thuốc diệt ruồi. + Gián: - Đẻ trứng ở xó bếp, ngăn kéo, tủ quần áo, - Chu trình sinh sản: Gián đẻ trứng, trứng nở thành con mà không qua các giai đoạn trung gian.
  9. - Cách tiêu diệt: Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo, Phun thuốc diệt gián. sự sinh sản của ếch Câu 1: Nêu chu trình sinh sản của ếch (vẽ sơ đồ hoặc viết) Chu trình sinh sản của ếch: Đầu mùa hạ, ngay sau cơn mưa lớn, vào ban đêm, ta thường nghe thấy tiếng ếch kêu. Đó là tiếng kêu của ếch đực gọi ếch cái. ếch cái đẻ trứng xuống nước tạo thành những chùm nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Trứng ếch đã được thụ tinh nở ra nòng nọc, nòng nọc phát triển thành ếch. Câu 2: Nêu sự phát triển của nòng nọc cho đến khi thành ếch. Trứng ếch mới nở thành nòng nọc con có đầu tròn, đuôi dài và dẹp. Nòng nọc lớn dần lên, mọc ra hai chân phía sau, rồi tiếp tục mọc hai chân phía trước. Khi ếch con có đủ bốn chân, đuôi ngắn dần và bắt đầu nhảy lên bờ phát triển thành ếch trưởng thành. Như vậy, ếch là động vật đẻ trứng. Trong quá trình phát triển, con ếch vừa trải qua đời sống dưới nước, vừa trải qua đời sống trên cạn (giai đoạn nòng nọc chỉ sống ở dưới nước). sự sinh sản và nuôI con của chim Câu 1: Trình bày sự phát triển phôi thai của gà (chim) trong quả trứng? - Trứng gà (hoặc trứng chim, ) đã được thụ tinh tạo thành hợp tử. Khi chưa ấp nó có lòng trắng và lòng đỏ riêng biệt. Nếu được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi (phần lòng đỏ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai phát triển thành gà con hoặc chim non). Khi được ấp khoảng 10 ngày có thể nhìn thấy mắt gà (phần lòng đỏ còn lớn, phần phôi mới bắt đầu phát triển). Sau khoảng 15 ngày, có thể nhìn thấy phần đầu, mỏ, chân, lông gà (phần phôi đã lớn hẳn, phần lòng đỏ nhỏ đi). Quả trứng đã được ấp khoảng 20 ngày, có thể nhìn thấy đủ các bộ phận của con gà, mắt đang mở (phần lòng đỏ không còn nữa). - Trứng gà cần ấp trong khoảng 21 ngày thì sẽ nở thành gà con. Câu 2: Trình bày về sự nuôi con của chim? Trong tự nhiên, chim sống theo đàn hoặc cặp (từng đôi). Chúng thường biết làm tổ. Chim mái đẻ trứng và ấp trứng; sau một thời gian trứng nở thành chim non. Hầu hết chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự kiếm mồi được ngay. Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi về nuôi chúng cho đến khi chúng có thể tự đi kiếm ăn. sự sinh sản của thú
  10. Câu 1: Bào thai của thú phát triển ở đâu? Bào thai của thú phát triển ở trong bụng mẹ. Câu 2: So sánh sự giiống và khác nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim? - Giống nhau: Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con cho đến khi chúng có thể tự đi kiếm ăn. - Khác nhau: + Chim đẻ trứng rồi mới nở thành con. + Thú: So với chim, sự sinh sản của thú có sự tiến hoá hơn: * Thú là động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa. *ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú mẹ. Câu 3: Kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con, mỗi lứa nhiều con? - Một số loài thú mỗi lứa thường đẻ một con: trâu, bò, ngựa, hươu, nai, hoẵng, voi, khỉ, - Một số loài thường đẻ mỗi lứa nhiều con: lợn, mèo, chó, hổ, sư tử, chuột, sự nuôI và dạy con của một số loài thú Câu 1: Trình bày sự sinh sản và nuôi con của hổ. - Hổ là loài thú ăn thịt, sống đơn độc, chỉ sống thành đôi vào mùa sinh sản đó là mùa xuân và mùa hạ. - Hổ đẻ mỗi lứa từ 2 đến 4 con. Hổ con lúc mới sinh rất yếu ớt nên hổ mự phải ấp ủ, bảo vệ chúng suốt tuần đầu. - Khi hổ con được hai tháng tuổi, hổ mẹ dạy chúng săn mồi. Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi, hổ con có thể sống độc lập. Câu 2: Trình bày sự sinh sản và nuôi con của hươu. - Hươu là loài thú ăn cỏ, lá cây, sống theo bầy, đàn. - Hươu thường đẻ mỗi lứa một con. Hươu con vừa mới sinh ra đã biết đi và bú mẹ. Hươu mẹ chăm sóc và bảo vệ con rất chu đáo. Khi hươu con được khoảng 20
  11. ngày tuổi, hươu mẹ dạy con tập chạy (Tại vì, chạy là cách tự vệ tốt nhất của loài hươu để trốn kẻ thù (hổ, báo, ) không để kẻ thù đuổi bắt và ăn thịt. môi trường Câu 1: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên trái đất hoặc những gì tác động lên trái đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (Mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật, ) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường, ). Câu 2: Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị? Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống? - HS tự kể: VD: làng quê có: nhà ở, trường học, làng mạc, rừng cây, sông ngòi, cánh đồng, ao, hồ, đất đai, ánh sáng, nhiệt độ, sinh vật, khí quyển, Câu 3: Nêu một số thành phần của các môi trường rừng, nước, làng quê, đô thị? - Môi trường rừng gồm có: thực vật - động vật, (sống trên cạn và dưới nước); Nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, đất, - Môi trường nước gồm có: thực vật - động vật sống dưới nước; Nước, không khí, ánh sáng, đất, - Môi trường làng quê gồm có: Con người, thực vật - động vật; Làng xóm, đồng ruộng, công cụ làm ruộng, một số phương tiện giao thông; Nước, không khí, ánh sáng, đất, - Môi trường đô thị gồm có: Con người, thực vật, động vật; Nhà cửa, phố xá, nhà máy, các phương tiện giao thông; Nước, không khí, ánh sáng, đất, tài nguyên thiên nhiên Câu 1: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. Con người khai thác, sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng. Câu 2: Kể tên và nêu công dụng của một số tài nguyên: - Nước: Cung cấp cho hoạt động sống của con người, thực vật, động vật. Năng lượng nước chảy được sử dụng trong các nhà máy thuỷ điện, được dùng để làm quay bánh xe nước, đưa nước lên cao. Là môi trường sống của thực vật, động vật. - Gió: Sử dụng năng lượng gió để chạy cố xay, máy phát điện, chạy thuyền buồm,
  12. - Dầu mỏ: Được dùng để chế tạo ra xăng, dầu hoả, dầu nhờn, nhựa đường, nước hoa, thuốc nhuộm, các chất làm ra tơ sợi tổng hợp. - Mặt trời: Cung cấp ánh sáng và nhiệt cho sự sống trên trái đất. Cung cấp năng lượng sạch cho các máy sử dụng năng lượng mặt trời. - Thực vật - động vật: Tạo ra chuỗi thức ăn trong tự nhiên (sự cân bằng sinh thái), duy trì sự sống trên trái đất. -Vàng: Dùng để làm nguồn dự trữ cho các ngân sách nhà nước, cá nhân, ; làm đồ trang sức, để mạ trang trí, - Đất: Môi trường sống của thực, động vật và con người. - Than đá: Cung cấp nguyên liệu cho đời sống và sản xuất điện trong các nhà máy nhiệt điện, chế tạo than cốc, khí than, nhựa đường, nước hoa, thuốc nhuômh, tơ sợi tổng hợp, vai trò của môI trường tự nhiên đối với đời sống con người Câu 1: Môi trường đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì? * Môi trường cung cấp cho con người: - Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí, - Các nguyên liệu và nhiên liệu (quặng kim loại, than đá, dầu mỏ, năng lượng mặt trời, gió, nước, ) dùng trong sản xuất, làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn. * Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người. Câu 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại? Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm. tác động của con người đến môi trường rừng Câu 1: Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì? Con người khai thác gỗ và phá rừng để lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, cây ăn quả hoặc cây công nghiệp; Phá rừng để lấy chất đốt (làm củi, đốt than,
  13. ); Phá rừng để lấy gỗ xây nhà, đóng đồ đạc hoặc dùng vao nhiều việc khác. Câu 2: Nêu các nguyên nhân khiến rừng bị tàn phá: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: Do con người đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng, ; phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường, . Ngoài nguyên nhân do chính con người khai thác, rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng. Câu 3: Nêu hậu quả (tác hại) của việc phá rừng: - Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên. - Đất bị xói mòn trở nên bạc màu. - Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. tác động của con người đến môi trường đất Câu 1: Nêu nguyên nhân dẫn đén việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp: Nguyên nhân chính là do dân số tăng, con người cần nhiều diện tích đất để ở hơn. Ngoài ra, khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con người nâng cao cũng cần diện tích đất vào những công việc khác như thành lập các khu vui chơi gải trí, páht triển công nghiệp, giao thông, Câu 2: Những nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hep và suy thoái: - Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy người ta tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hoá học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Những việc làm đó khiến môi trường đất nước bị ô nhiễm. - Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất. tác động của con người đến môi trường không khí và nước Câu 1: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và nước: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất. - Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: Khí thải, tiếng ồn do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra.
  14. - Nguyên nhân gây ô nhiễm nước: + Nước thải từ các thành phố, nhà máy và các đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu, phân bón hoá học chảy ra sông, biển, + Sự đi lại của tàu thuyền trên sông, biển, thỉa ra khí độc, dầu nhớt, Câu 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu qua đại dương bị rò rỉ? Tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ dẫn đến hiện tượng biển bị ô nhiễm làm chết những động vật, thực vật sống ở biển và chết cả những loài chim kiếm ăn ở biển. Câu 3: Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước? Trong không khí chứa nhiều khí thải độc hại của các nhà máy, khu công nghiệp. Khi trời mưa cuốn theo những chất độc hại đó xuống làm ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước, khién cho cây cối ở những vùng đó bị trụi lá và chết. Câu 4: ở địa phương em, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và nước là do: đun than tổ ong gây khói, vứt rác xuống hồ, ao; vứt rác bừa bãi; cho nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện chảy trực tiếp ra sông hồ; người dân sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu nhiều Câu 5: Tác hại của việc ô nhiễm môi trường không khí và nước: Làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và điều kiện sinh hoạt ăn ở của con người; ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật. một số biện pháp bảo vệ môi trường Câu 1: Các biện pháp bảo vệ môi rtường: - Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới đã có luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. - Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiêm ngặt việc xử lí nước thải bằng cách để nước thải chảy vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải. - Để chống việc mưa lớn có thể rửa trôi đất ở những sườn núi dốc, người ta đã đắp ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang vừa giúp giữ đất, vừa giúp giữ nước để
  15. trồng trọt. - Bọ rùa chuyên ăn các loại rệp cây. Việc sử dụng bọ rùa để tiêu diẹt các loại rệp phá hoạimùa màng là một biện pháp sinh học gps phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sự cân bằng sinh thái trên đồng ruộng. - Mọi người trong đó có chúng ta phải luôn có ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ. Như vậy, bảo vệ môi trường không phải là việc rieng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường. I- TRẮC NGHIỆM: Học sinh khoanh vào một trong các chữ cái a, b, c, d của ý đúng nhất (đối với câu 1-13) 1. Đồng có tính chất gì? A. Cứng, có tính đàn hồi. B. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ. C. Màu trắng bạc, có ánh kim ; có thể kéo thàh sợi và dát mỏng ; nhẹ dẫn điện và dẫn nhiệt tốt ; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn. D. Có màu đỏ nâu, có ánh kim ; dễ dát mỏng và kéo thành sợi dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. 2. Sự biến đổi hoá học là gì ? A. Sự chuyển thể của một chất từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại. B.Sự biến đổi từ chất này thành chất khác. C. Sự chuyển thể của một chất từ thể này sang thể khác. 3. Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch ? A. Nước đường B. Nước chanh (đã lọc hết tép chanh và hạt) pha với đường và nước sôi để nguội. C. Nước bột sắn (pha sống) 4. Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì ? A.Sự thụ phấn B. Sự thụ tinh C. Sự kết hợp của nhị và nhuỵ 5. Dòng nào sau đây toàn là những động vật đẻ con ?
  16. A. lợn, bò, chó, chim, hổ, báo B. lợn, bò, chó, cá, gà, báo C. lợn, bò, chó, mèo, báo, chuột 6. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành gì? A. Cơ thể mới B. Trứng C. Phôi 7. Loài vật nào dưới đây đẻ nhiều con nhất trong một lứa? A. Mèo B. Voi C. Ngựa D. trâu E. Chó G. Lợn 8. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Tài nguyên trên Trái đất là vô tận, con người cứ việc sử dụng thoải mái. B. Tài nguyên trên Trái đất là có hạn nên phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm. C. Tài nguyên trên Trái đất là có hạn, con người cứ việc sử dụng thoải 9. Dòng nào sau đây toàn là những vật cách điện? A. Thủy tinh, bìa, cao su, nhôm, nhựa. B. Sứ, cao su, thủy tinh, gỗ khô, sắt. C. Thủy tinh, bìa, cao su, gỗ khô, sứ, nhựa. 10. Các cơ quan sinh dục cái và cơ quan sinh dục đực của thực vật có hoa là: A. Đài hoa và cánh hoa. B. Nhụy và nhị. C. Đài hoa và bao phấn D. Nhụy hoa và cánh hoa. 11. Cá heo là động vật: A. Đẻ trứng B. Đẻ con 12. Hổ con được hổ mẹ dạy cách săn mồi sau khi được: A. 2 tuần tuổiB. 2 tháng tuổi C. 3 tháng tuổi D. 3 tuần tuổi 13. Ếch thường đẻ trứng vào thời gian nào? A. Đầu mùa xuân B. Đầu mùa hạ C. Đầu mùa thu D. Đầu mùa đông 14. Nối ý ở cột A đúng với ý ở cột B AB Tài nguyên thiên Vi trí nhiên
  17. Không khí Dưới lòng đất Các loại khoáng sản Trên mặt đất Sinh vật, đất trồng, Bao quanh trái nước đất II. TỰ LUẬN Câu 1: Em hãy nêu những việc cần làm để tránh lãng phí điện? Câu 2 : Nhôm có tính chất gi? Câu 3. Ruồi là con vật có ích hay có hại, em hãy viết sơ đồ chu trình sinh sản của ruồi? Câu 4. Em cần làm những gì để bảo vệ môi trường? Câu 5: Em hãy kể tên một số cây có thể mọc lên từ thân (rễ, lá) của cây mẹ?