Đề đọc hiểu Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 3
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau :
1. Tác giả mải mê đọc sách trong công viên cho đến khi nào ?
a. Khi trời đã về chiều b. Khi trời đã khuya
c. Khi trời vừa sẩm tối d. Khi trời hửng sáng
2. Vì sao em nhỏ không đi về nhà khi công viên sắp đóng cửa ?
a. Vì bị ốm nên khôngthể đi được.
b. Vì muốn giữ lời hứa với các bạn.
c. Vì thấy trời tối không thể về được.
d. Vì em thích chơi trò đánh trận giả.
3. Em nhỏ được bạn lớn nhất phân công làm nhiệm vụ gì ?
a. Đứng gác nhà nguyên soái.
b. Đứng gác cổng doanh trại.
c. Đứng gác kho thuốc súng.
d. Đứng gác kho lương thực.
4. Em nhỏ nghĩ gì khi không có ai đến thay mình đứng gác ?
a. Các bạn đã đi và quên cử người thay.
b. Các bạn còn mải chơi, quên cử người thay.
c. Không có bạn nào muốn làm lính gác.
d. Các bạn sợ trời tối, công viên đóng cửa.
File đính kèm:
- de_doc_hieu_tieng_viet_lop_5_de_3.docx
Nội dung text: Đề đọc hiểu Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 3
- ĐỀ 3 LỜI HỨA Một hôm, tôi vào công viên, đem theo một quyển sách hay rồi cứ thế mải mê đọc. Đến lúc ngoài phố đã lác đác lên đèn, tôi mới đứng dậy bước ra cổng. Bỗng tôi dừng lại. Sau bụi cây,tôi nghe tiếng một em nhỏ đang khóc. Tôi bước lại gần và hỏi : - Này em, em làm sao thế ? Em ngẩng đầu nhìn tôi, đáp : - Em, em không sao đâu ạ. - Thế vì sao em khóc ? Em đi về thôi ! Trời tối rồi, công viên sắp đóng cửa đấy. - Em không thể đi được. - Tại sao vậy ? Em ốm phải không ? - Dạ, em không ốm mà em là lính gác. - Sao lại là lính gác ? gác gì ? - Ồ, thế anh không hiểu hay sao ? Rồi em kể : Em đang ngồi trên ghế ở công viên thì các bạn đến rủ : “ Muốn chơi đánh trận giả không ? ”. Em trả lời : “ Có ”. Thế là cùng chơi. Một bạn lớn nhất bảo : “ Cậu là trung sĩ nhé ”. Bạn ấy tự nhận là nguyên soái, dẫn em đến đây rồi ra lệnh : “ Đây là kho thuốc súng của chúng ta. Cậu đứng gác cho đến khi có người đến thay ”. Bạn ấy lại bảo : “ Cậu hãy hứa là không bỏ đi cơ ! ”. Em trả lời : “ Xin hứa ”. - Rồi sao nữa ? – Tôi hỏi.
- - Thế đấy ! Em đứng gác cho đến bây giờ. Chắc các bạn ấy đi rồi và quên cử người đến thay. - Thế thì em còn đứng đây làm gì nữa ? - Tại em đã hứa. ( Theo L. PAN-TÊ-LÊ-ÉP ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau : 1. Tác giả mải mê đọc sách trong công viên cho đến khi nào ? a. Khi trời đã về chiều b. Khi trời đã khuya c. Khi trời vừa sẩm tối d. Khi trời hửng sáng 2. Vì sao em nhỏ không đi về nhà khi công viên sắp đóng cửa ? a. Vì bị ốm nên khôngthể đi được. b. Vì muốn giữ lời hứa với các bạn. c. Vì thấy trời tối không thể về được. d. Vì em thích chơi trò đánh trận giả. 3. Em nhỏ được bạn lớn nhất phân công làm nhiệm vụ gì ? a. Đứng gác nhà nguyên soái. b. Đứng gác cổng doanh trại. c. Đứng gác kho thuốc súng. d. Đứng gác kho lương thực. 4. Em nhỏ nghĩ gì khi không có ai đến thay mình đứng gác ? a. Các bạn đã đi và quên cử người thay. b. Các bạn còn mải chơi, quên cử người thay. c. Không có bạn nào muốn làm lính gác. d. Các bạn sợ trời tối, công viên đóng cửa.
- 5. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? a. Không nên tiếp tục giữ lời hứa khi trời tối. b. Giữ đúng lời hứa là nhiệm vụ của lính gác. c. Giữ đúng lời hứa là một đức tính quí. d. Không nên chơi đánh trận giả ở công viên. 6. Dòng nào dưới đây gồm 3 từ đều có tiếng truyền có nghĩa là trao lại cho người khác ( thường thuộc thế hệ sau ) ? a. truyền thống, truyền nghề, truyền tụng b. truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống c. truyền thống, truyền tụng, truyền máu d. truyền ngôi, truyền máu, truyền thống 7. Dòng nào dưới đây gồm 2 từ đồng nghĩa với từ lác đác ? a. thưa thớt, rải rác b. thưa thớt, thưa gửi c. rải rác, vắng vẻ d. thưa vắng, thưa gửi 8. Dòng nào dưới đây gồm 2 từ trái nghĩa với từ lác đác ? a. xum xuê, chật chội b. chen chúc, dày dặn c. chen chúc, xum xuê d. chật chội, dày dặn 9. Đoạn 1 của bài ( “ Một hôm đang khóc. ” ) có mấy câu sử dụng trạng ngữ ? a. Một câu b. Hai câu c. Ba câu 10. Dòng nào dưới đây kể đúng các dấu câu được dùng trong truyện “ Lời hứa ” ? a. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang. b. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn. c. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu gạch ngang.
- d. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang. Đáp án : 1c , 2b , 3c , 4a , 5c , 6b , 7a , 8c , 9c , 10ª Chính tả Cậu bé người Nhật Sau trận động đất khủng khiếp ở Nhật Bản, mọi người được lĩnh thực phẩm do Nhà nước phân phát. Thấy cậu bé trạc 9 tuổi, quần áo mong manh đang co ro đứng cuối hàng, tôi cởi áo khoác trùm lên người cậu rồi đưa khẩu phần ăn tối cho cậu bé. Cậu nhận túi lương khô, khom người cảm ơn nhưng lại đem đặt vào thùng thực phẩm đang phân phát, rồi lại đứng xếp hàng. Trước ánh mắt sững sờ của tôi, cậu bé trả lời : “ Chắc có nhiều người còn đói hơn con. Con bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ ! ”. ( Theo HÀ MINH THÀNH )