Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Toán Lớp 5 - Đề 1 (Có đáp án)

Câu 1. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 0,79m3 = ..............dm3 là:
A. 79 B. 790 C. 7900 D. 79000
Câu 2. Tỉ số phần trăm của 32 và 50 là:
A. 64% B. 65%
C. 46% D. 63%
Câu 3. Tính: 4 giờ 38 phút + 2 giờ 45 phút = …
A. 6 giờ 3 phút B. 6 giờ 73 phút
C. 7 giờ 23 phút D. 8 giờ 13 phút
Câu 4. Hình lập phương có cạnh 1,5m. Thể tích của hình lập phương là:
A. 3375cm3 B. 3,375dm3
C. 3,375m3 D. 33750cm3
Câu 5. Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 9cm là:
A. 729cm2 B. 324cm2
B. 81cm2 D. 486cm2
pdf 6 trang Đường Gia Huy 25/01/2024 4040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Toán Lớp 5 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_toan_lop_5_de_1_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Toán Lớp 5 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 – ĐỀ 1 Lớp: Môn: Toán – Lớp 5 Thời gian làm bài: 40 phút I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 0,79m3 = dm3 là: A. 79 B. 790 C. 7900 D. 79000 Câu 2. Tỉ số phần trăm của 32 và 50 là: A. 64% B. 65% C. 46% D. 63% Câu 3. Tính: 4 giờ 38 phút + 2 giờ 45 phút = A. 6 giờ 3 phút B. 6 giờ 73 phút C. 7 giờ 23 phút D. 8 giờ 13 phút Câu 4. Hình lập phương có cạnh 1,5m. Thể tích của hình lập phương là: A. 3375cm3 B. 3,375dm3 C. 3,375m3 D. 33750cm3 Câu 5. Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 9cm là: A. 729cm2 B. 324cm2 B. 81cm2 D. 486cm2 Câu 6. Một hình tròn có diện tích là 113,04cm2 thì bán kính là: A. 12cm B. 6cm C. 9cm D. 18cm2 II. TỰ LUẬN (7 điểm) Bài 1. (2 điểm) Đặt tính rồi tính: a) 32,6 + 2,67 b) 70 – 32,56 c) 70,7 x 3,25 d) 4695,6 : 86 1
  2. Bài 2. (1 điểm) Điền dấu > ; < ; = vào chỗ trống a) 300cm3 3dm3 b) 0,7dm3 700cm3 c) 698dm3 0,0698m3 d) 0,01m3 10dm3 Bài 3. (3 điểm) Một người thợ hàn một cái thùng không nắp bằng sắt mỏng có dạng hình hộp chữ nhật dài 6dm, rộng 4dm, cao 3dm. Tính diện tích sắt phải dùng để làm thùng (không tính mép hàn). Bài 4. (1 điểm) Tìm x: 1 x 4 x 55, 35 2 2
  3. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần 1. Trắc nghiệm Câu 1 Phương pháp: - Áp dụng cách chuyển đổi: 1m3 = 1000dm3. - Áp dụng các nhân số thập phân với 1000: Muốn nhân một số thập phân với 1000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang phải ba chữ số. Cách giải: Ta có: 1m3 = 1000dm3. Do đó: 0,79m3 = 790dm3. Chọn B. Câu 2 Phương pháp: Tìm tỉ số phần trăm của 32 và 50 ta tìm thương của 32 và 50, sau đó nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được. Cách giải: Tỉ số phần trăm của 32 và 50 là: 32 : 50 = 0,64 = 64% Chọn A. Câu 3 Phương pháp: - Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng các số tự nhiên. - Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng. - Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn. Cách giải: Ta đặt tính rồi tính như sau: Vậy: 4 giờ 38 phút + 2 giờ 45 phút = 7 giờ 23 phút. Chọn C. 3
  4. Câu 4. Phương pháp: Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh. Cách giải: Thể tích hình lập phương đó là: 1,5 × 1,5 × 1,5 = 3,375 (m3) Đáp số: 3,375 m3. Chọn C. Câu 5. Phương pháp: Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6. Cách giải: Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: (9 × 9) × 6 = 486 (cm2) Đáp số: 486cm2. Chọn D. Câu 6. Phương pháp: - Tìm tích của bán kính và bán kính ta lấy diện tích hình tròn chia cho số 3,14. - Dựa vào kết quả vừa tìm được ở trên để lập luận tìm bán kính hình tròn. Cách giải: Tích của bán kính và bán kính là: 113,04 : 3,14 = 36 (cm) Ta có: 6 × 6 = 36. Do đó bán kính hình tròn là 6cm. Chọn B. Phần 2. Tự luận Bài 1. Phương pháp: Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học về phép cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. Cách giải: 4
  5. Bài 2. Phương pháp: - Đổi các số đo về cùng đơn vị đo rồi so sánh kết quả với nhau. - Áp dụng kiến thức: 1m3 = 1000dm3 ; 1dm3 = 1000cm3. Cách giải: Bài 3. Phương pháp: Vì thùng không có nắp nên diện tích sắt dùng để làm thùng bằng tổng của diện tích xung quanh và diện tích một đáy. Để giải bài này ta làm các bước như sau: - Tính diện tích xung quanh của thùng ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao. - Tính diện tích đáy ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng. - Tính diện tích sắt dùng để làm thùng ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích một đáy. Cách giải: 5
  6. Diện tích xung quanh của thùng tôn là: (6 + 4) × 2 × 3 = 60 (dm2) Diện tích đáy của thùng tôn là: 6 × 4 = 24 (dm2) Diện tích tôn dùng để làm thùng là: 2 60 + 24 = 84 (dm ) Đáp số: 84dm2. Bài 4. Phương pháp: - Áp dụng công thức: a × b + a × c = a × (b + c). - Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. Cách giải: 1 x 4 x 55, 35 2 x 4 x 0, 5 55, 35 x (4 0, 5) 55, 35 x 4, 5 55, 35 x 55, 35 : 4, 5 x 12, 3 6