Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Toán Lớp 5 - Đề 4 (Có đáp án)

Câu 1. Số “Năm phẩy không trăm linh bảy mét khối” được viết là:
A. 5,0007 m3 B. 5,007m3
C. 5,07m3 D. 5,7m3
Câu 2. Tìm x: x + 2,7 = 8,9 + 9,4
A. x = 15,76 B. x = 15,6
C. x = 14,67 D. x = 16,6
Câu 3. Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 3m3 76dm3 = ......... m3 là:
A. 3,76 B. 3,760
C. 37,6 D. 3,076
Câu 4. 1giờ 36 phút = ………giờ. Số thích hợp điền vào chỗ trống là
A. 1,6 giờ B. 1,36 giờ
C. 1,06 giờ D. 13,6 giờ
Câu 5. Một bánh xe ô tô có bán kính 1,3m. Vậy đường kính của bánh xe ô tô là:
A. 1,69m B. 8,164m
C. 2,6m D. 1,3m
pdf 7 trang Đường Gia Huy 25/01/2024 5360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Toán Lớp 5 - Đề 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_toan_lop_5_de_4_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Toán Lớp 5 - Đề 4 (Có đáp án)

  1. Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 – ĐỀ 4 Lớp: Môn: Toán – Lớp 5 Thời gian làm bài: 40 phút I. TRẮC NGHIỆM Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1. Số “Năm phẩy không trăm linh bảy mét khối” được viết là: A. 5,0007 m3 B. 5,007m3 C. 5,07m3 D. 5,7m3 Câu 2. Tìm x: x + 2,7 = 8,9 + 9,4 A. x = 15,76 B. x = 15,6 C. x = 14,67 D. x = 16,6 Câu 3. Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 3m3 76dm3 = m3 là: A. 3,76 B. 3,760 C. 37,6 D. 3,076 Câu 4. 1giờ 36 phút = giờ. Số thích hợp điền vào chỗ trống là A. 1,6 giờ B. 1,36 giờ C. 1,06 giờ D. 13,6 giờ Câu 5. Một bánh xe ô tô có bán kính 1,3m. Vậy đường kính của bánh xe ô tô là: A. 1,69m B. 8,164m C. 2,6m D. 1,3m Câu 6. Một hình lập phương có diện tích xung quanh là 16cm2 thì cạnh của hình lập phương đó là: A. 2cm B. 3cm C. 4cm D. 6cm II. TỰ LUẬN Bài 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S: a) 8 năm 4 tháng + 5 năm 7 tháng = 14 năm 1 tháng b) 12 giờ 24 phút – 5 giờ 37 phút = 6 giờ 47 phút c) 3 giờ 22 phút × 4 = 13 giờ 28 phút d) 28 phút 15 giây : 5 = 5 phút 3 giây 1
  2. Bài 2. Tính giá trị biểu thức: a) 145 + 637,38 : 18 × 2,5 b) (27,8 + 16,4) x 5 Bài 3. Có ba xe chở gạo, xe thứ nhất chở được 10,5 tấn, xe thứ hai chở được nhiều hơn xe thứ nhất 1,7 tấn và ít hơn xe thứ ba 1,1 tấn. Hỏi trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu tấn gạo? Bài 4. Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài là 4,5m, chiều rộng là 2,5m và chiều cao là 1,8m. (bể không có nắp đậy) a) Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của bể nước hình hộp chữ nhật đó. b) Bể đó chứa được nhiều nhất bao nhiêu lít nước? (1dm3 = 1lít). c) Trong bể đang có 16,2m3 nước. Tính chiều cao của mực nước trong bể. 2
  3. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần 1. Trắc nghiệm Câu 1. Phương pháp: Để viết số đo thể tích ta viết số đo trước rồi viết kí hiệu của đơn vị đo thể tích. Cách giải: Số “Năm phẩy không trăm linh bảy mét khối” được viết là: 5,007m3. Chọn B. Câu 2. Phương pháp: - Tính giá trị vế phải trước. - x là số hạng chưa biết, muốn tìm x ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. Cách giải: x + 2,7 = 8,9 + 9,4 x + 2,7 = 18,3 x = 18,3 – 2,7 x = 15,6 Chọn B. Câu 3. Phương pháp: 1 Áp dụng cách chuyển đổi: 1m3 = 1000dm3, hay 1dm3 = m3. 1000 Cách giải: 76 Ta có: 3m3 76dm3 = 3 m3 = 3,076m3. 1000 Vậy 3m3 76dm3 = 3,076m3. Chọn D. Câu 4. Phương pháp: 1 Áp dụng kiến thức: 1 giờ = 60 phút, hay 1 phút = giờ. 60 Cách giải: 36 6 Ta có: 1giờ 36 phút = 1 giờ = 1 giờ = 1,6 giờ. 60 10 Vậy: 1giờ 36 phút = 1,6 giờ. 3
  4. Chọn A. Câu 5. Phương pháp: Muốn tìm đường kính của bánh xe ta lấy bán kính bánh xe nhân với 2. Cách giải: Đường kính của bánh xe ô tô là: 1,3 × 2 = 2,6 (m) Đáp số: 2,6m. Chọn C. Câu 6. Phương pháp: - Tìm diện tích một mặt ta lấy diện tích xung quanh chia cho 4. - Dựa vào kết quả vừa tìm được lập luận để tìm độ dài cạnh của hình lập phương (tìm số a sao cho: diện tích một mặt = a × a). Cách giải: Diện tích một mặt của hình lập phương đó là: 16 : 4 = 4 (cm2) Ta có: 2 × 2 = 4. Do đó, cạnh của hình lập phương đã cho là 2cm. Chọn A. Phần 2. Tự luận Bài 1. Phương pháp: - Đặt tính và thực hiện tương tự như đối với phép tính các số tự nhiên. - Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng. - Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn. Cách giải: Đặt tính rồi tính ta có: 4
  5. Vậy ta có kết quả như sau: a) 8 năm 4 tháng – 5 năm 7 tháng = 3 năm 9 tháng S b) 12 giờ 24 phút – 5 giờ 37 phút = 6 giờ 47 phút Đ c) 3 giờ 22 phút x 4 = 13 giờ 28 phút Đ d) 28 phút 15 giây : 5 = 5 phút 3 giây S Bài 2. Phương pháp: - Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. - Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép nhân, chia trước; thực hiện phép cộng, trừ sau. Cách giải: 5
  6. a) 145 + 637,38 : 18 × 2,5 = 145 + 35,41 × 2,5 = 145 + 88,525 = 233,525 b) (27,8 + 16,4) x 5 = 44,2 x 5 = 221 Bài 3. Phương pháp: - Tìm số gạo xe thứ hai chở được = số gạo xe thứ nhất chở được + 1,7 tấn. - Tìm số gạo xe thứ ba chở được = số gạo xe thứ hai chở được + 1,1 tấn. - Tìm số gạo trung bình mỗi xe chở được = tổng số gạo ba xe chở được : 3. Cách giải: Xe thứ hai chở được số tấn gạo là: 10,5 + 1,7 = 12,2 (tấn) Xe thứ ba chở được số tấn gạo là: 12,2 + 1,1 = 13,3 (tấn) Trung bình mỗi xe chở được số tấn gạo là: (10,5 + 12,2 + 13,3) : 3 = 12 (tấn) Đáp số: 12 tấn. Bài 4. Phương pháp: a) Tính diện tích xung quan của bể nước ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao. - Tính diện tích đáy bể ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng. - Tính diện tích toàn phần của bể nước ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích đáy bể (vì bể không có nắp đậy). b) -Tính thể tích bể nước ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao. - Đổi số đo thể tích vừa tìm được sang đơn vị là dm3 rồi đổi sang đơn vị lít, từ đó tìm được số lít nước nhiều nhất mà bể đó chứa được. c) Tìm chiều cao của mực nước trong bể ta lấy thể tích nước đang có trong bể chia cho diện tích đáy bể Cách giải: a) Diện tích xung quanh của bể nước là: 6
  7. (4,5 + 2,5) × 2 × 1,8 = 25,2 (m2) Diện tích đáy bể là: 4,5 × 2,5 = 11,25 (m2) Diện tích toàn phần của bể nước không có nắp đậy là: 25,2 + 11,25 = 36,45 (m2) b) Thể tích của bể nước đó là: 4,5 × 2,5 × 1,8 = 20,25 (m3) 20,25m3 = 20250dm3 = 20250 lít Vậy bể đó chứa được nhiều nhất 20250 lít nước. c) Chiều cao của mực nước trong bể là: 16,2 : 11,25 = 1,44 (m) Đáp số: a) 25,2m2 ; 47,7m2 ; b) 20250 lít ; c) 1,44m. 7