Chuyên đề Toán Lớp 5 - Chuyên đề Các bài toán về chuyển động
I. Kiến thức cần nhớ:
- Thời gian đi = quãng đường : vận tốc (t=s:v)
= giờ đến – giờ khởi hành – giờ nghỉ (nếu có).
- Giờ khởi hành = giờ đến nơi – thời gian đi – giờ nghỉ (nếu có).
- Giờ đến nơi = giờ khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).
- Vận tốc = quãng đường : thời gian (v=s:t)
- Quãng đường = vận tốc x thời gian (s=vxt)
II. Các loại bài:
1. Loại 1: Tính quãng đường khi biết vân tốc và phải giải bài toán phụ để tìm
thờigian.
2. Loại 2: Tính quãng đường khi biết thời gian và phải giải bài toán phụ để tìm
vận tốc.
3. Loại 3: Vật chuyển động trên một quãng đường nhưng vận tốc thay đổi giữa
đoạn lên dốc, xuống dốc và đường bằng.
4. Loại 4: Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường cả đi lẫn về.
- Thời gian đi = quãng đường : vận tốc (t=s:v)
= giờ đến – giờ khởi hành – giờ nghỉ (nếu có).
- Giờ khởi hành = giờ đến nơi – thời gian đi – giờ nghỉ (nếu có).
- Giờ đến nơi = giờ khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).
- Vận tốc = quãng đường : thời gian (v=s:t)
- Quãng đường = vận tốc x thời gian (s=vxt)
II. Các loại bài:
1. Loại 1: Tính quãng đường khi biết vân tốc và phải giải bài toán phụ để tìm
thờigian.
2. Loại 2: Tính quãng đường khi biết thời gian và phải giải bài toán phụ để tìm
vận tốc.
3. Loại 3: Vật chuyển động trên một quãng đường nhưng vận tốc thay đổi giữa
đoạn lên dốc, xuống dốc và đường bằng.
4. Loại 4: Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường cả đi lẫn về.
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Toán Lớp 5 - Chuyên đề Các bài toán về chuyển động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- chuyen_de_toan_lop_5_chuyen_de_cac_bai_toan_ve_chuyen_dong.pdf
Nội dung text: Chuyên đề Toán Lớp 5 - Chuyên đề Các bài toán về chuyển động
- Chuyên đề: Các bài toán về chuyển động LỚP 5 Phần 1: Những kiến thức cần nhớ I. Các đại lượng trong toán chuyển động - Quãng đường: kí hiệu là s. - Thời gian: kí hiệu là t. - Vận tốc: kí hiệu là v. II. Các công thức cần nhớ: S = v x t ; v = s / t ; t = s / v III. Chú ý: Khi sử dụng các đại lượng trong một hệ thống đơn vị cần lưu ý cho học sinh: 1. -Nếu quãng đường là km, thời gian là giờ thì vận tốc là km/giờ. - Nếu quãng đường là m, thời gian là phút thì vận tốc là m/phút. 2. Với cùng một vận tốc thì quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian. 3. Trong cùng một thời gian thì quãng đường tỉ lệ thuận với vận tốc. 4. Trên cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Phần 2: Các dạng toán cơ bản và kiến thức cần nhớ. Dạng 1: Các bài toán có một chuyển động tham gia I. Kiến thức cần nhớ: - Thời gian đi = quãng đường : vận tốc (t=s:v) = giờ đến – giờ khởi hành – giờ nghỉ (nếu có). - Giờ khởi hành = giờ đến nơi – thời gian đi – giờ nghỉ (nếu có). - Giờ đến nơi = giờ khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có). - Vận tốc = quãng đường : thời gian (v=s:t) - Quãng đường = vận tốc x thời gian (s=vxt) II. Các loại bài: 1. Loại 1: Tính quãng đường khi biết vân tốc và phải giải bài toán phụ để tìm thờigian. 2. Loại 2: Tính quãng đường khi biết thời gian và phải giải bài toán phụ để tìm vận tốc. 3. Loại 3: Vật chuyển động trên một quãng đường nhưng vận tốc thay đổi giữa đoạn lên dốc, xuống dốc và đường bằng. 4. Loại 4: Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường cả đi lẫn về. Dạng 2: Các bài toán có hai hoặc ba chuyển động cùng chiều I. Kiến thức cần nhớ:
- - Vận tốc vật thứ nhất: kí hiệu V1 - Vận tốc vật thứ hai: kí hiệu V2. - Nếu hai vật chuyển động cùng chiều cách nhau quãng đường S cùng xuất phát một lúc thì thời gian để chúng đuổi kịp nhau là: t = s : (V1 – V2) - Nếu vật thứ hai xuất phát trước một thời gian t0 sau đó vật thứ nhất mới xuất phát thì thời gian vật thứ nhất đuổi kịp vật thứ hai là: t = V2 x to : (V1 – V2) (Với v2 x to là quãng đường vật thứ hai xuất phát trước vậth thứ nhất trong thời gian to.) II. Các loại bài: 1. Hai vật cùng xuất phát một lúc nhưng ở cách nhau một quãng đường S. 2. Hai vật cùng xuất phát ở một địa điểm nhưng một vật xuất phát trước một thời gian to nào đó. 3. Dạng toán có ba chuyển động cùng chiều tham gia. Dạng 3: Các bài toán có hai chuyển động ngược chiều. I. Kiến thức cần ghi nhớ: - Vận tốc vật thứ nhất kí hiệu là V1. - Vân tốc vật thứ hai kí hiệu là V2. - Quãng đường hai vật cách nhau trong cùng thời điểm xuất phá là S. - Thời gian để hai vật gặp nhau là t, thì : t = s : (V1 + V2) Chú ý: S là quãng đường hai vật cách nhau trong cùng thời điểm xuất phát. Nếu vật nào xuất phát trước thì phải trừ quãng đường xuất phát trước đó. II. Các loại bài: -Loại 1: Hai vật chuyển động ngược chiều nhau trên cùng một đoạn đường và gặp nhau một lần. - Loại 2: Hai vật chuyển động ngược chiều nhau và gặp nhau hai lần. - Loại 3: Hai vật chuyển động ngược chiều và gặp nhau 3 lần trên một đường tròn. Dạng 4: Vật chuyển động trên dòng nước I. Kiến thứ cần ghi nhớ: - Nếu vật chuyển động ngược dòng thì có lực cản của dòng nước. - Nếu vật chuyển động xuôi dòng thì có thêm vận tốc dòng nước. - Vxuôi = Vvật + Vdòng. - Vngược = Vvật – Vdòng. - Vdòng = (Vxuôi – Vngược) : 2 - Vvật = (Vxuôi + Vngược) : 2 - Vxuôi – Vngược = Vdòng x 2 Dạng 5: Vật chuyển động có chiều dài đáng kể Các loại bài và kiến thức cần ghi nhớ:
- - Loại 1: Đoàn tàu chạy qua cột điện: Cột điện coi như là một điểm, đoàn tàu vượt qua hết cột điện có nghĩa là từ lúc đầu tàu đến cột điện cho đến khi toa cuối cùng qua khỏi cột điện. + Kí hiệu l là chiều dài của tàu; t là thời gian tàu chạy qua cột điện; v là vận tốc tàu. Ta có: t = l : v - Loại 2: Đoàn tàu chạy qua một cái cầu có chiều dài d: Thời gian tàu chạy qua hết cầu có nghĩa là từ lúc đầu tàu bắt đầu đến cầu cho đến lúc toa cuối cùng của tàu ra khỏi cầu hay Quãng đường = chiều dài tàu + chiều dài cầu. t = (l + d) : v - Loại 3: Đoàn tàu chạy qua một ô tô đang chạy ngược chiều (chiều dài ô tô không đáng kể). Trường hợp này xem như bài toán chuyển động ngược chiều nhau xuất phát từ hai vị trí: A (đuôi tàu) và B (ô tô). Trong đó: Quãng đường cách nhau của hai vật = quãng đường hai vật cách nhau + chiều dài của đoàn tàu. Thời gian để tàu vượt qua ô tô là: t = (l + d) : (Vôtô + Vtàu). - Loại 4: Đoàn tàu vượt qua một ô tô đang chạy cùng chiều: Trường hợp này xem như bài toán về chuyển động cùng chiều xuất phát từ hai vị trí là đuôI tàu và ô tô. t = (l + d) : (Vtàu – Vôtô). - Loại 5: Phối hợp các loại trên. Phần 3: Các bài tập thực hành. Bài 1 (Dạng 1- loại 1): Cách 1: Vì biết được vận tốc dự định và vận tốc thực đi nên ta Một ô tô dự kiến đi từ A có được tỉ số hai vận tốc này là: 45/35 hay 9/7. đến B với vận tốc Trên cùng một quãng đường AB thì vận tốc và thời gian là hai 45km/giờ thì đến B lúc đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Do vậy, tỉ số vận tốc dự định so 12 giờ trưa. Nhưng do với vận tốc thực đi là 9/7 thì tỉ số thời gian là 7/9. Ta coi thời trời trở gió mỗi giờ xe gian dự định là 7 phần thì thời gian thực đi là 9 phần. Ta có sơ chỉ đi được 35km/giờ và đồ: đến B chậm 40phút so Thời gian dự định: với dự kiến. Tính quãng Thời gian thực đi: đường từ A đến B. Thời gian đi hết quãng đường AB là: 40 : (9-7) x 9 = 180 (phút). 180 phút = 3 giờ Quãng đường AB dài là: 3 x 35 = 105 (km). Đáp số: 105 km. Cách 2: Giải theo phương pháp rút về đơn vị (10 chuyên đề). Bài 2: (Dạng 1-loại 2) Bài làm Một người đi xe máy từ Cách 1: A đến B mất 3 giờ. Lúc Thời gian lúc người âý đi về hết: trở về do ngược gió mỗi 3 + 1 = 4 (giờ). giờ người ấy đi chậm Trên cùng quãng đường thời gian và vân tốc là hai đại hơn 10km so với lúc đi lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Tỉ số thời gian giữa lúc đi và lúc về nên thời gian lúc về lâu là: 3 : 4 = 3/4. Vậy tỉ số vận tốc giữa lúc đi và lúc về là: 4/3. hơn 1 giờ. Tính quãng Ta coi vận tốc lúc đi là 4 phần thì vân tốc lúc về là 3 phần.
- Trong suốt cuộc đua xe đạp, người thứ nhất đi với vận tốc 20km/giờ suốt cả quãng đường. Người thứ hai đi với vận tốc 16km/giờ trong nửa quãng đường đầu, còn nửa quãng đường sau đi với vận tốc 24km/giờ. Người thứ ba trong nửa thời gian đầu của mình đi với vận tốc 16km/giờ, nửa thời gian sau đi với vậ tốc 24km/giờ. Hỏi trong ba người đó ai đến đích trước? Bài làm Người thứ ba đi nửa thời gian đầu với vận tốc 16km/giờ và nửa thời gia sau với vận tốc 24km/giờ. Do đó người thứ ba đI với vận tốc trung bình trên cả quãng đường là: (16 + 24) : 2 = 20 (km/giờ) Người thứ nhất đi với vận tốc 20km/giờ trên suốt quãng đường AB nên người thứ nhất và người thứ ba đến đích cùng một lúc. Ta còn phảI tính vận tốc trung bình của người thứ hai để so sánh. Cách 1: Người thứ hai đi nửa quãng đường đầu với vận tốc 16km/giờ và nửa quãng đường sau với vận tốc 24km/giờ. Từ đó ta có thể tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường như sau: Cứ 1km đi với vận tốc 16km/giờ thì hết thời gian là: 1 : 16 = 0,0625 (giờ) Cứ 1km đi với vận tốc 24km/giờ thì hết thời gian là: 1 : 24 = 0,0417 (giờ) Do đó đi 2km hết thời gian là: 0,0625 + 0,0417 = 0,1042 (giờ) Vậy người thứ hai đi với vận tốc trung bình trên cả quãng đường đi là: 2 : 0,1042 = 19,2 (km/giờ) Vì 20km/giờ > 19,2 km/giờ nên người thứ nhất và người thứ ba đến đích trước người thứ hai. Cách 2: Với vận tốc 16km/giờ thì người thứ hai đi 1km hết số phút là: 60 : 16 = 3,75 (phút) Với vận tốc 24km/giờ người thứ hai đi 1km hết số phút là: 60 : 24 = 2,5 (phút) Người thứ hai đi 2km hết số phút là: 3,75 + 2,5 = 6,25 (phút) Vận tốc trung bình của người thứ hai đi trên cả quãng đường là: 2 : 6,25 = 0, 32 (km/phút) 0,32 km/phút = 19,2 km/giờ Vì 20km/giờ > 19,2 km/giờ nên người thứ nhất và người thứ ba đến đích trước người thứ hai. Cách 3: Giả sử quãng đường đua dài 96km. Mỗi nửa quãng đường là 48km. Thời gian gười thứ hai đi nửa quãng đường đầu là: 48 : 16 = 3 (giờ) Thời gian người thứ hai đi nửa quãng đường sau là: 48 : 24 = 2 (giờ) Người thứ hai đi cả quãng đường với vận tốc trung bình là: 96 : (2 + 3 ) = 19,2 (km/giờ)
- Vì 20km/giờ > 19,2 km/giờ nên người thứ nhất và người thứ ba đến đích trước người thứ hai. Bài 15 (Toán chọn lọc): Một ôtô dự định chạy từ tỉnh A đến tỉnh B lúc 16giờ. Nhưng: - Nếu chạy với vận tốc 60 km/giờ thì ôtô sẽ tới B lúc 15giờ. - Nếu chạy với vận tốc 40km/giờ thì ôtô sẽ tới B lúc 17giờ. Hỏi ôtô phải chạy với vận tốc bao nhiêu để tới B lúc 16giờ? Bài làm: 3 Tỉ số giữa hai vận tốc là: 60 : 40 = 2 Vì khi đi cùng một quãng đường thì vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian nên: “Nếu thời gian đi quãng đường AB với vận tốc 60km/giờ là 2 phần thì thời gian đi với vận tốc 40km/giờ là 3 phần như thế” Một phần thời gian nhiều hơn ứng với: 17 – 15 = 2 (giờ) Vậy với vận tốc 60km/giờ ôtô đi từ A đến B mất: 2 x 2 = 4 (giờ) Quãng đường AB dài là: 4 x 60 = 240(km) Thời gian quy định để chạy từ A đến B là: 4 + (16 – 15) = 5 (giờ) Vận tốc phải tìm là: 240 : 5 = 48 (km/giờ) Đáp số: 48km/giờ. Bài 16: Một người đi bộ từ A đến B với vận tốc 6km/giờ. Sau đó lạo đo bộ từ B về A với vận tốc 4km/giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường đi và về? Bài làm Khi đi thì người ấy đi 1km hết: 60 : 6 = 10 (phút) Lúc về người ấy đi 1km thì hết: 60 : 4 = 15 (phút) Người ấy đi 2km (trong đó có 1km đường đi và 1km đường về) hết: 10 + 15 = 25 (phút) Người ấy đi và về trên quãng đường 1km hết: 25 : 2 = 12,5 (phút) Vận tốc trung bình của cả đi lẫn về là: 60 : 12,5 = 4,8 (km/giờ) Đáp số: 4,8km/giờ. Bài 17: Một con chó đuổi một con thỏ ở cách xa nó 17 bước của chó. Con thỏ ở cách hang của nó 80 bước của thỏ. Khi thỏ chạy được 3 bước thì chó chạy được 1 bước. Một bước của chó bằng 8 bước của thỏ. Hỏi chó có bắt được thỏ không? Bài làm 80 bước của thỏ bằng: 80 : 8 = 10 (bước chó) Chó ở cách hang thỏ: 10 + 17 = 27 (bước chó) Lúc chó chạy vừa tới hang thỏ thì thỏ chạy được: 27 x 3 = 81 (bước) Tức là thỏ đã chạy vào hang được: 81 – 80 = 1 (bước) Do đó, chó không bắt được thỏ. Trả lời: chó không bắt được thỏ Bài 18:
- Một người đi xe đạp với vậntốc 12km/giờ và một ôtô đI với vận tốc 28km/giờ cùng khởi hành lúc 6 giờ tại địa điểm A để đi đến địa điểm B. Sau nửa giờ một xe máy đi với vận tốc 24km/giờ cũng xuất phát từ A để đi đến B. Hỏi trên đường AB vào lúc mấy giờ thì xe máy ở đúng điểm chính giữa khoảng cách xe đạp và ôtô? Bài làm Giả sử có một xe X khác cũng xuất phát từ A lúc 6 giờ và có vận tốc bằng trung bình cộng của vận tốc xe đạp và ôtô thì xe X luôn ở điểm chính giữa khoảng cách giữa xe đạp và ôtô. Lúc xe máy đuổi kịp xe X thì cũng chính là lúc xe máy ở điểm chính giữa xe đạp và ôtô. Vận tốc xe X là: (12 + 28) : 2 = 20 (km/giờ) Sau nửa giờ xe X đi được: 20 x 0,5 = 10 (km) Để đuổi kịp xe máy thì xe X phảI đI trong: 10 : (24 – 20) = 2,5 (giờ) Vậy xe máy ở điểm chính giữa xe đạp và ôtô lúc: 6 + 0,5 + 2,5 = 9 (giờ) Đáp số: 9giờ Bài 19: Anh Hùng đi xe đạp qua một quãng đường gồm một đoạn lên dốc và một đoạn xuống dốc. Vận tốc khi đi lên dốc là 6km/giờ, khi xuống dốc là 15km/giờ. Biết rằng dốc xuống dài gấp đôi dốc lên và thời gian đi tất cả là 54 phút. Tính độ dài cả quãng đường. Bài làm Giả sử dốc lên dài 1km thì dốc xuống dài 2km. Thế thì quãng đường dài: 1 + 2 = 3 (km) Lên 1km dốc hết: 60 : 6 = 10 (phút) Xuống 2km dốc hết: (2 x 60) : 15 = 8 (phút) Cả lên 1km và xuống 2km hết: 10 + 8 = 18 (phút) 54phút so với 18 phút thì gấp: 54 : 18 = 3 (lần) Quãng đường dài là: 3 x 3 = 9 (km) Đáp số: 9km. Bài 20: Một xe lửa vượt qua cây cầu dài 450m mất 45 giây, vượt qua một trụ điện hết 15 giây. Tính chiều dài của xe lửa. Bài làm Xe lửa vượt qua một trụ điện mất 15 giây, nghĩa là nó đi qua quãng đường bằng chiều dài của nó mất 15 giây. Xe lửa vượt qua cây cầu hết 45 giây, nghĩa là nó đi qua quãng đường bằng tổng chiều dài của nó và cây cầu hết 45 giây. Vậy xe lửa đi hết chiều dài của cây cầu trong: 45 – 15 = 30 (giây) Vận tốc xe lửa là: 450 : 30 = 15 (m/giây) Chiều dài xe lửa là: 15 x15 = 225 (m) Đáp số: 225 m Bài 21: Một chiếc canô chạy trên khúc sông từe bến A đến bến B. Khi đi xuôi dòng thì mất 6 giờ. Khi đi ngược dòng thì mất 8 giờ. Biết rằng, nước chảy với vận tốc 5km/giờ. Hãy tính khoảng cách AB. Bài làm
- Vận tốc khi xuôi dòng lớn hơn vận tốc khi ngược dòng là: 5 + 5= 10 (km/giờ) 6 Tỉ số thời gian khi xuôi dòng và khi ngược dòng là: 8 . Vậy tỉ số vận tốc khi xuôi 8 dòng và ngược dòng là:6 . Ta có sơ đồ: Vận tốc xuôi dòng: Vận tốc ngược dòng: 10km/giờ Vận tốc ngược dòng là: 10 : (8 – 6) x 6 = 30 (km/giờ) Khoảng cách AB là: 30 x 8 = 240 (km) Đáp số: 240 km. Bài 22: Một xe gắn máy đi từ A đến B, dự định đi với vận tốc 30km/giờ. Song thực tế xe gắn máy đi với vận tốc 25 km/giờ nên đã đến B muộn mất 2 giờ so với thời gian dự định. Tính quãng đường từ A đến B. Bài làm 30 6 Tỉ số vận tốc dự định và vận tốc thực đi là: 25 = 5 Trên cùng một quãng đường, vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỷ lệ nghịch. Do 5 đó, tỉ số thời gian dự định và thời gian thực đi là: 6. Ta có sơ đồ: Thời gian thực đi: Thời gian dự định: 2giờ Thời gian dự định đi là: 2 : (6 -5) x 5 = 10 (giờ) Quãng đường từ A đến B là: 10 x 30 = 300 (km) Đáp số: 300 km. Bài 23: Sau một ngày đêm, một con mối có thể gặm thủng lớp giấy dày 0,8mm. Trên giá sách có một tác phẩm văn học gồm 2 tập, mỗi tập dày 4 cm, còn mỗi bìa cứng dày 2mm. Hỏi sau thời gian bao lâu con mối có thể đục xuyên từ trang đầu của tập một đến trang cuối của tập hai? Bài làm Đổi 4 cm = 40 mm Khi đục xuyên từ trang đầu của tập I đến trang cuối cỉa tập II, tức là con mối đó phải đục thủng cả hai tập tác phẩm cùng với 3 bìa cứng. Con mối cần xuyên qua: 40 x 2 + 2 x 3 = 86 (mm) Để xuyên qua 86 mm thì con mối cần số thời gian là: 86 : 0,8 x 1 = 107,5 (ngày đêm). Hay 107 ngày 12 giờ. Đáp số: 107 ngày 12 giờ. Bài 24: Toán vui: Một người cứ tiến 10 bước rồi lùi 2 bước, lại tiến 10 bước rồi lùi 1 bước; xong lạitiến 10 bước rồi lùi 2 bước, lại tiến 10 bước rồi lùi 1 bước. Và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi thực hiện được cả thảy 1999 bước. Hỏi người đó đã cách xa điểm xuất phát bao nhiêu mét? (Biết rằng mỗi bước chân anh ta dài 0,7 m)
- Bài làm Sau mỗi đợt đi gồm 20 bước: Mỗi lần tiến 10 bước rồi lùi 2 bước rồi lại tiến 10 bước rồi lùi 1 bước, anh ta đã rời xa điểm xuất phát là: 10 – 2 + 10 – 1 = 17 (bước) Ta có: 1999 : 20 = 99(dư 19) Như vậy với 1999 bước anh ta đã thực hiện được 99 lần “tiến 10 bước rồi lùi 2 bước, sau đó tiến 10 bước rồi lại lùi 1 bước” và còn 19 bước tiếp theo. Với 19 bước anh ta rời xa điểm xuất phát thêm là: 10 – 2 + 9 = 17 (bước) Vậy với 1999 bước anh ta rời xa điểm xuất phát là: 99 x 17 + 17 = 1700 (bước) Khi đó anh ta cách điểm xuất phát là: 1700 x 0,7 = 1190 (m) Đáp số: 1190 m. (Đáp án: 1190,7m tức 1701 bước)???? Bài 25: Một xe Honda đi từ A đến B với vận tốc 35 km/giờ. Hỏi xe đó phải chạy từ A về B với vận tốc là bao nhiêu để cho vận tốc trung bình của cả quãng đường đi và về là 30km/giờ. Bài làm Để vận tốc trung bình trên cả quãng đường đi và về là 30 km/giờ thì xe Honda đó 1 1 1 phải đI 1km đường đi và 1km đường về với thời gian là: 30 + 30 = 15(giờ) 1 Mà 1km đường đi, xe đó đã đi hết: 35(giờ) 1 1 4 Vậy thời gian đi 1km đường về phải hết: 15 - 35 = 105(giờ) 4 Vận tốc lúc về phải là: 1 : 105 = 26,25 (km/giờ). Đáp số: 26,25 km/giờ. Bài 26 Quãng đường từ TP Hồ Chí Minh đến Biên Hoà dài 30km. Người thứ nhất khởi hành từ TP. HCM lúc 8 giờ với vận tốc 10 km/giờ. Hỏi người thứ hai phải khởi hành từ TP. HCM lúc mấy giờ để đến Biên Hoà sau người kia 1/4 giờ, biết vận tốc của người thứ hai là 15 km/giờ. Bài làm Thời gian người thứ nhất đi từ TP. HCM đến Biên Hòa là: 30 : 10 = 3 (giờ) Người thứ nhất đến Biên Hoà lúc: 8 + 3 = 11 (giờ). Người thứ hai đến Biên Hoà lúc: 11 + 1/4 = 11,25 (giờ) Thời gian người thứ hai đi từ TP. HCM đến Biên Hoà là: 30 : 15 = 2 (giờ) Vậy người thứ hai phải khởi hành lúc: 11,25 – 2 = 9,25 (giờ) Hay 9 giờ 15 phút Đáp số: 9 giờ 15 phút. Bài 27: Anh đi từ nhà đến trường hết 30 phút. Em đi từ nhà đến trường hết 40 phút. Hỏi nếu em đi học trước anh 5 phút thì anh có đuổi kịp anh không? Nếu đuổi kịp thì ở chỗ nào từ nhà đến trường? Bài làm Thời gian anh đi từ nhà đến trường ít hơn em đi từ nhà đến trường là: 40 – 30 = 10 (phút) Giả sử em đi trước anh 10 phút thì khi đó anh và em sẽ đến trường cùng thời điểm.
- Nhưng em chỉ đi trước anh 5 phút mà 10 : 5 = 2 (lần) nên anh sẽ đuổi kịp em tại chính giữa đường từ nhà đến trường. Đáp số: anh đuổi kịp em tại chính giữa quãng đường từ nhà đến trường. Bài 28: Ba xe: ôtô, xe máy, xe đạp cùng đi từ A đến B. Để đến B cùng một lúc, xe đạp đã đi trước xe máy 20 phút, còn ôtô đi sau xe máy 10 phút. Biết vận tốc của ôtô là 36km/giờ, của xe đạp là 12km/giờ, hãy tính: a) Quãng đường AB. b) Vận tốc xe máy. Bài làm a) Ôtô đi sau xe đạp là: 10 + 20 = 30 (phút). 30 phút = 0,5 giờ. Khi ôtô xuất phát thì xe đạp cách A là: 0,5 x 12 = 6 (km). Mỗi giờ ôtô đi nhanh hơn xe đạp là: 36 – 12 = 24 (km). Để ôtô đuổi kịp xe đạp thì cần số thời gian (thời gian ôtô đi) là: 6 : 24 = 0,25 (giờ). Quãng đường AB dài là: 0,25 x 36 = 9 (km). 5 b) Thời gian xe máy đi là: 0,25 giờ + 10 phút = 25 (phút) = 12 giờ. Vận tốc của xe máy là: 9 : 5 x 12= 21,6 (km/giờ). Đáp số: a) 9km. b) 21,6 km/giờ. Bài 29: Hai địa điểm A và B cách nhau 88km. Cùng một lúc 6 giờ có một xe đạp và một xe gắn máy xuất phát từ A để đến B và có một xe đạp xuất phát từ B để đến A. - Vận tốc của xe đạp đi từ A là: 12 km/giờ. - Vận tốc của xe đạp đi từ B là 16km/giờ. - Vận tốc của xe gắn máy là 20 km/giờ. Hỏi xe gắn máy sẽ ở đúng điểm chính giữa khoảng cách giữa hai xe đạp lúc mấy giờ? Bài làm 12km/giờ 16km/giờ D C E B A 20km/giờ Giả sử khi xe gắn máy đi từ A tới C thì nó ở chính giữa hai xe đạp. Lúc đó, xe đạp đi từ A tới D, còn xe đạp đi từ B tới E. Ta có: AC là trung bình cộng của AD và AE. Hay 2AC = AD +AE. Gọi thời gian xe máy đi đến điểm chính giữa hai xe đạp là t (giờ), ta có: 2 x 20 x t = 12 x t + 88 -16 x t. Hay 40 x t = 88 - 4 x t. 44 x t = 88 suy ra t = 88 : 44 = 2 (giờ) Vậy xe gắn máy sẽ ở đúng điểm chính giữa khoảng cách giữa hai xe đạp lúc: 6 + 2 = 8 (giờ) Đáp số: 8 giờ. Bài 30: Tuấn và cha nghỉ ngơi trên bãi biển. Trời đã xế chiều, hai cha con quyết định về nhà. Tuấn đi trước cha 10 phút và đi với vận tốc 3km/giờ. Cha đi về sau với vận tốc
- 5km/giờ. Thấy vậy, con chó Mực nãy giờ vẫn nằm cạnh cha liền lao lên đuổi theo Tuấn với vận tốc 12km/giờ. Khi đuổi kịp Tuấn, chó Mực liền quay chạy về phía cha, đến khi gặp cha, nó lại quay đầu chạy đuổi theo Tuấn, Cứ chạy qua chạy lại như vậy cho đến khi hai cha con gặp nhau tại đúng cửa nhà. Tính quãng đường con chó Mực đã chạy? Bài làm Thời gian con Mực chạy qua chạy lại đúng bằng thời gian Bố đuổi kịp Tuấn tại cửa nhà. Cách 1: Tỉ lệ vận tốc của Tuấn và cha là: 3 : 5. Do quãng đường hai cha con đi được là bằng nhau và không đổi nên thời gian hai cha con đi tỉ lệ nghịch với vận tốc của hai cha con. Vậy tỉ số thời gian của Tuấn và cha là: 5 : 3. Do đó, coi thời gian Tuấn đi là 5 phần thì thời gian cha đi là 3 phần và thời gian Tuấn đi nhiều hơn cha là 10phút. Ta có sơ đồ: Cha: Tuấn: Nhìn vào sơ đồ ta thấy. Thời gian bố đi là: 10 : (5 – 3) x 3 = 15 (phút). Đổi 15 phút = 0,25 giờ Quãng đường con Mực đã chạy là: 0,25 x 12 = 3 (km) Đáp số: 3km. Cách 2: Tuấn đi trước cha quãng đường là: 10 : 60 x 3 = 0,5 (km) Mỗi giờ cha đuổi kịp Tuấn thêm: 5 – 3 = 2 (km) Thời gian cha đuổi kịp Tuấn là: 0,5 : 2 = 0,25 (giờ) Quãng đường con chó Mực chạy là: 12 x 0,25 = 3 (km) Đáp số: 3km Bài 31: (Từ tỉ số thời gian suy ra tỉ số vận tốc) Hằng ngày Hoàng đi từ nhà đến trường bằng xe đạp mất 20 phút. Sáng nay, Hoàng xuất phát chậm 4 phút so với mọi ngày. Để đến lớp đúng giờ Hoàng tính rằng mỗi phút phải đi nhanh hơn 50m so với mọi ngày. Tính quãng đường từ nhà đến lớp. Bài làm Thời gian sáng nay Hoàng đi là: 20 – 4 = 16 (phút) Tỉ số thời gian đi mọi ngày và thời gian đi sáng nay là: 20 : 16 = 5/4 Trên cùng quãng đường, vận tốc và thời gian tỉ lệ nghịch với nhau nên tỉ số vận tốc đi mọi ngày và vận tốc đi sáng nay là: 4/5. Ta có sơ đồ: Vận tốc mọi ngày: Vận tốc sáng nay : Vận tốc mọi ngày Hoàng tới trường là: 50 : (5 – 4) x 4 = 200 (m/phút) Quãng đường từ nhà Hoàng tới trường là: 200 x 20 = 4.000 (m) 4.000 m = 4 km. Đáp số: 4km Bài 32: (Tính vận tốc trung bình) Một người đi bộ từ A đến B rồi lại quay trở về A. Lúc đi với vận tốc 6km/giờ nhưng lúc về đi ngược gió nên chỉ đi với vận tốc 4km/giờ. Tính vận tốc trung bình cả đi lẫn về của người ấy. Bài làm 1km đường lúc đi hết là: 1 : 6 = 1/6 (giờ)
- 1km lúc về hết là : 1 : 4 = 1 / 4 (giờ) Người ấy đi 2km (1km lúc đi và 1km lúc về) hết là: 1/4 + 1/6 = 5/12 (giờ) Trung bình 1km người ấy đi hết là: 5/12 : 2 = 5/24 (giờ) Vận tốc trung bình cả đi lẫn về là: 1 : 5/24 = 4,8 (km/giờ) Đáp số: 4,8 km/giờ. Bài 33: Một ôtô đi từ A đến B. Nửa quãng đường đầu, ôtô đi với vận tốc 40km/giờ. Nửa quãng đường sau ôtô phải đi với vận tốc bao nhiêu để trên cả quãng đường đó vận tốc trung bình là 48km/giờ. Bài làm Nếu đi với vận tốc 48km/giờ thì cứ 1km đi hết: 60 : 48 = 1,25 (phút) Vậy đi 2km thì hết: 1,25 x 2 = 2,5 (phút) 1km nửa đầu đi hết: 60 : 40 = 1,5 (phút) Vậy 1km nửa sau phải đi với thời gian là: 2,5 – 1,5 = 1 (phút). 1 phút đi được 1km vậy 1 giờ đi được: 1 x 60 = 60 (km). Vậy nửa quãng đường sau ôtô phải đi với vận tốc là 60 km/giờ. Đáp số: 60 km/giờ. Bài 34: (Vật chuyển động lên dốc, xuống dốc) Một người đi bộ từ A đến B rồi lại trở về A mất 4 giờ 40 phút. Đường từ A đến B lúc đầu là xuống dốc, tiếp đó là đường bằng rồi lại lên dốc. Khi xuống dốc người đó đi với vận tốc 5km/giờ, trên đường bằng với vận tốc 4km/giờ và lên dốc với vận tốc 3km/giờ. Hỏi quãng đường bằng dài bao nhiêu biết quãng đường AB dài 9km? Bài làm 1 giờ = 60 phút. Cứ đi 1km đường xuống dốc hết: 60 : 5 = 12 (phút) Cứ đi 1km đường lên dốc hết: 60 : 3 = 20 (phút). Cứ đi 1km đường bằng hết: 60 : 4 = 15 (phút) 1km đường dốc cả đi lẫn về hết: 12 + 20 = 32 (phút) 1km đường bằng cả đi lẫn về hết: 15 + 15 = 30 (phút) Nếu 9km đều là đường dốc thì hết: 32 x 9 = 288 (phút) Thời gian thực đi là 4giờ 40 phút = 280 phút Thời gian chênh lệch nhau là: 288 – 280 = 8 (phút) Thời gian đi 1km đường dốc hơn 1km đường bằng là: 30 – 32 = 2 (phút) Đoạn đường bằng dài là: 8 : 2 = 4 (km) Đáp số: 4km. Bài 35: (Hai vật xuất phát cùng một lúc và cách nhau một quãng đường S) Lúc 12 giờ trưa, một ôtô xuất phát từ điểm A với vận tốc 60km/giờ và dự định đến B lúc 3 giờ 30 phút chiều. Cùng lúc đó tại điểm C trên đường từ A đến B và cách A 40km, một người đi xe máy với vận tốc 45km/giờ về B. Hỏi lúc mấy giờ ôtô đuổi kịp người đi xe máy và điểm gặp nhau cách A bao nhiêu? Bài làm A 40km C B 60km/giờ 4okm/giờ Mỗi giờ ôtô gần xe máy thêm là: 60 – 45 = 15 (km) 2 Thời gian để ôtô đuổi kịp xe máy là: 40 : 15 = 23(giờ) = 2 giờ 40 phút.
- Hai xe gặp nhau lúc: 12 giờ + 2 giờ 40 phút = 14 giờ 40 phút. 2 Địa điểm gặp nhau cách A là: 60 x 23 = 160 (km) Đáp số: 14giờ 40phút và 160 km. Bài 36 (Cùng xuất phát một điểm cách nhau thời gian T) Nhân dịp nghỉ hè, lớp 5A tổ chức cắm trại ở một địa điểm cách trường 8km. Các bạn chia thành hai tốp: tốp đi bộ khởi hành lúc 6giờ sáng với vận tốc 4km/giờ. Tốp đi xe đạp với vận tốc 10km/giờ. Hỏi tốp đi xe đạp phải khởi hành lúc mấy giờ để tới nơi cngf lúc với tốp đi bộ? Bài làm Thời gian tốp đi bộ đi hết quãng đường là: 8 : 4 = 2 (giờ) Tốp đi bộ đến nơi lúc: 6 + 2 = 8 (giờ). Tốp đi xe đạp đi trong thời gian là: 8 :10 = 0,8 (giờ) = 48 phút. Tốp đi xe đạp phải khởi hành lúc: 8 giờ – 48 phút = 7 giờ 12 phút. ĐS: Bài 37: (Từ 3 chuyển động cùng chiều đưa về 2 chuyển động cùng chiều) Một người đi xe đạp với vận tốc 12km/giờ và một ôtô đi với vận tốc 28km/giờ cùng khởi hành lúc 6giờ sáng từ A để đến B. Sau đó nửa giờ, một xe máy đi với vận tốc 24km/giờ cũng xuất phát từ A đến B. Hỏi trên đường AB và lúc mấy giờ thì xe máy ở đúng điểm chính giữa khoảng cách giữa xe đạp và ôtô? Bài làm Giả sử có một xe khác là X xuất phát từ A cùng vào lúc 6giờ và luôn ở giữa khoảng cách giữa xe đạp và ôtô thì vận tốc của xe X phải bằng vận tốc trung bình của xe đạp và ôtô. Vận tốc của xe X là: (12 + 28) : 2 = 20 (km/giờ) Sau nửa giờ xe X đi được: 20 x 0,5 = 10 (km) Như vậy để đuổi kịp xe X, xe máy phải đi trong thời gian là: 10 : (24 – 20) = 2,5 (giờ) Lúc xe máy gặp xe X chính là lúc xe máy ở chính giữa xe đạp và ôtô, lúc đó là: 6 + 0,5 + 2,5 = 9 (giờ) Đáp số: 9 giờ. Bài 38: An và Bình cùng đi bộ từ A đến B và bắt đầu cùng đi một lúc. Trong nửa thời gian đầu của mình, An đi với vận tốc 5km/giờ, trong nửa thời gian sau của mình An đi với vận tốc 4km/giờ. Trong nửa quãng đường của mình Bình đi với vận tốc 4km/giờ và trong nửa quãng đường sau của mình Bình đi với vận tốc 5km/giờ. Hỏi ai đến B trước? Bài làm Cách 1: Ta có sơ đồ: An: Bình: