Đề thi học sinh giỏi môn Toán Lớp 5 - Đề số 9 (Có đáp án)
Bài 3. Có ba vòi nước chảy vào một cái bể cạn. Nếu vòi 1 và vòi 2 cùng chảy thì đầy bể sau 1 giờ 12 phút; nếu vòi 2 và 3 cùng chảy thì đầy bể sau 2 giờ; nếu vòi 3 và vòi 1 cùng chảy thì đầy bể sau giờ 30 phút. Hỏi vòi ba chảy riêng thì đầy bể sau bao lâu?
Bài 4. Tổng của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến n là một số có ba chữ số giống nhau. Tìm số n.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Toán Lớp 5 - Đề số 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_toan_lop_5_de_so_9_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Toán Lớp 5 - Đề số 9 (Có đáp án)
- Đề thi học sinh giỏi toán 5 ĐỀ SỐ 9 Thời gian làm bài: 45 phút. PHẦN 1. Bài 1. Tính: 1 1 1 1 1 1 × 1 × 1 × 1 × × 1 3 8 15 24 99 Bài 2. Tìm số abc biết abc × 5 = dab Bài 3. Có ba vòi nước chảy vào một cái bể cạn. Nếu vòi 1 và vòi 2 cùng chảy thì đầy bể sau 1 giờ 12 phút; nếu vòi 2 và 3 cùng chảy thì đầy bể sau 2 giờ; nếu vòi 3 và vòi 1 cùng chảy thì đầy bể sau giờ 30 phút. Hỏi vòi ba chảy riêng thì đầy bể sau bao lâu? Bài 4. Tổng của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến n là một số có ba chữ số giống nhau. Tìm số n. Bài 5. Nếu lấy 3/5 số bông hoa của An chia đều cho Bình, Châu và Duyên thì số bông hoa của 4 bạn bằng nhau. Nếu bớt của An 6 bông hoa thì số bông hoa còn lại của An bằng tổng số bông hoa của ba bạn kia. Hỏi lúc đầu An có bao nhiêu bông hoa?
- Bài 6. Hiện nay tuổi anh gấp 1,5 lần tuổi em và tuổi mẹ gấp đôi tổng số tuổi của hai anh em. Sau 5 năm, tuổi mẹ gấp 1,5 lần tổng số tuổi của hai anh em. Tính tuổi của em hiện nay. Bài 7. Cho hình vuông ABCD biết AM = MB = BN = NC = CE = ED = DF = FA = 1cm (hình vẽ). Tính diện tích phần gạch chéo. Bài 8. Một ô tô đi từ A đến C gồm đoạn đường bằng AB và đoạn đường dốc BC, sau đó từ C lại quay về A mất tất cả 7 giờ. Biết vận tốc trên đoạn đường bằng là 40km/giờ, xuống dốc là 60km/giờ, lên dốc là 20km/giờ và quãng đường AB bằng quãng đường BC. Tính độ dài quãng đường AC. Bài 9. Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 5dm, biết rằng nếu chiều dài giảm đi 2dm thì thể tích hình hộp đó giảm đi 12dm3. Bài 10. Học kì 1 số học sinh nam lớp 5A chiếm 47,5% số học sinh cả lớp. Học kì 2, lớp có thêm bốn học sinh nam và hai học sinh nữ nên số học sinh nam chiếm 50% số học sinh cả lớp. Hỏi học kì 2 lớp 5A có bao nhiêu học sinh?
- PHẦN 2. BÀI TẬP HỌC SINH PHẢI TRINH BÀY LỜI GIẢI Bài 1. Một con sói đuổi bắt một con thỏ cách xa nó 17 bước của sói. Con thỏ ở cách hang của nó 80 bước của thỏ. Biết rằng khi sói chạy được 1 bước thì thỏ chạy được 3 bước và 1 bước của sói bằng 8 bước của thỏ. Hỏi thỏ có kịp chạy về hang của nó không? Giải thích tại sao. Bài 2. Cùng một lúc người thứ nhất đi từ A đến B và người thứ hai đi từ B về A, hai người gặp nhau tại C cách A một đoạn 4km. Sau đó người thứ nhất đi đến B rồi quay lại A, người thứ hai đi đến A rồi quay ngay về B, hai người gặp nhau lần thứ hai tại D cách B một đoạn 3km. Tính độ dài quãng đường AB. Đáp án Đề số 9 PHẦN 1. Bài 1. 20 11 Bài 2. 102 Bài 3. 6 giờ Bài 4. 36 Bài 5. 15 Bài 6. 8 tuổi Bài 7. 4 cm2 5 Bài 8. 120 km2 Bài 9. 30dm2 Bài 10. 46
- PHẦN 2. Bài 1. 1 bước của sói bằng 8 bước của thỏ, vậy 80 bước của thỏ bằng: 80 : 8 = 10 (bước sói) Sói ở cách hang thỏ: 17 + 10 = 27 (bước sói) Khi sói chạy tới được hang thỏ thì thỏ chạy được: 27 x 3 = 81 (bước) Như vậy thỏ đã về hang được: 81 – 80 = 1 (bước) Do đó, sói không bắt được thỏ. Bài 2. Ta có sơ đồ bài toán như sau: 4km 3km C D B A Hai người đi được 1 lần quãng đường AB thì người đi từ A đi được 4km. Sau hai lần gặp, cả hai người đi được tổng cộng 3 lần quãng đường AB. Khi đó quãng đường người thứ nhất đi được là: 4 x 3 = 12 (km) Quãng đường đó chính là đoạn AB và thêm DB.
- Vậy quãng đường AB dài: 12 – 3 = 9 (km) Đáp số: 9km.