Bài tập môn Toán Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
1. Cộng hai số thập phân
Quy tắc: Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Cộng như cộng các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
Ví dụ: Đặt tính rồi tính:
a) 2,45 + 1,72
b) 19,5 + 8,75
Cách giải:
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
2. Tổng nhiều số thập phân
Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.
Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 23,4 + 46,83 + 15
Cách giải:
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Tính chất của phép cộng số thập phân
+Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
a + b = b + a
Ví dụ: Đặt tính rồi tính ta có:
4,5 + 13,28 = 17,78 13,28 + 4,5 = 17,78
Vậy 4,5 + 13,28 = 13,28 + 4,5.
File đính kèm:
- bai_tap_mon_toan_lop_5_tuan_10_nam_hoc_2023_2024_co_dap_an.doc
Nội dung text: Bài tập môn Toán Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- TUẦN 10 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Cộng hai số thập phân Quy tắc: Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau: - Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau. - Cộng như cộng các số tự nhiên. - Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng. Ví dụ: Đặt tính rồi tính: a) 2,45 + 1,72 b) 19,5 + 8,75 Cách giải: Ta đặt tính và thực hiện tính như sau: 2. Tổng nhiều số thập phân Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân. Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 23,4 + 46,83 + 15 Cách giải: Ta đặt tính và thực hiện tính như sau: Tính chất của phép cộng số thập phân +Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. a + b = b + a Ví dụ: Đặt tính rồi tính ta có: 4,5 + 13,28 = 17,78 13,28 + 4,5 = 17,78 Vậy 4,5 + 13,28 = 13,28 + 4,5. +Tính chất kết hợp: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba thì ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại. (a + b) + c = a + (b + c) Ví dụ : (2,3 + 6,4) + 5,7 = 8,7 + 5,7 = 14,4 2,3 + (6,4 + 5,7) = 2,3 + 12,1 = 14,4 Vậy (2,3 + 6,4) + 5,7 = 2,3 + (6,4 + 5,7). +) Cộng với số 0: Số thập phân nào cộng với 0 cũng bằng chính số thập phân đó.
- Ví dụ: 1,5 + 0 = 1,5. Lưu ý: Ta thường áp dụng các tính chất của phép cộng số thập phân trong các bài tính nhanh. B. BÀI TẬP THỰC HÀNH Khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng. Bài 1. Trong các phân số sau đây , phân số nào là phân số thập phân. 8 7 9 2 A. B. C. D. 15 30 100 3100 Bài 2. Chữ số 9 trong số thập phân 25, 1954 có giá trị là : 9 9 A. 900 B. 9 C. D. 10 100 Bài 3. Chữ số 7 trong số thập phân 1,5678 có giá trị là : 7 7 A. 70 B. 7 C. D. 100 1000 167 Bài 4. Phân số được viết dưới dạng số thập phân là : 100 A. 0,0167 B. 0,167 C. 1,67 D. 16,7 Bài 5. Số thập phân 5,09 được viết dưới dạng hỗn số là : 9 9 9 9 A. 5 B. 50 C. 50 D. 5 10 100 10 100 Bài 6. Số lớn nhất trong các số 9,675 ; 9,999 ; 10,01 ; 9,878 là : A. 9,675 B. 9,999 C. 10,01 D. 9,878 Bài 7. Số bé nhất trong các số 3,254 ; 3,452 ; 3,542 ; 3,245 là : A. 3,254 B. 3,452 C. 3,542 D. 3,245 Bài 8. Số thập phân thích hợp điền vào chỗ chấm là : 9m2 8dm2 = m2 8 A. 9,8m2 B. 90,8m2 C. 9,08m2 D. 9 m2 100 Bài 9. Có 15 can dầu như nhau đựng tất cả 120 lít dầu. Hỏi 26 can như thế đựng được bao nhiêu lít dầu? A. 108 lít B. 208 lít C. 308 lít D. 408 lít Bài 10. Cho biết: 15, 987 = 15 + 0,9 + . + 0,007 Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: A. 8 B. 0,8 C. 0,08 D.0,008
- Bài 11. Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm cho thích hợp Viết số Đọc số a) 50,35 a) . b) . b) Không phẩy một trăm sáu mươi tám c) 17 c) 7 d) d) Chín mươi chín phẩy không trăm linh chín. Bài 12. Đúng ghi Đ, sai ghi S a) 15km 27m > 15,27km b) 72 tấn 50kg < 72, 5 tấn c) 21m2 450cm2 = 21,45m2 d) 3km2 2000m2 < 3,2km2 Bài 13. Điền số thích hợp vào chỗ chấm. a) 21m = km b) 11kg = tấn c) 123,5 tạ = .kg d) 2ha 22m2 = m2 Bài 14. Đặt tính rồi tính a) 35,88 + 19,36 b) 81,625 + 147, 307 c) 539,6 + 73,945 Bài 15. Có 3 thùng đựng dầu. Thùng thứ nhất có 10,5 l, thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất 3l, số lít dầu ở thùng thứ ba bằng trung bình cộng của số lít dầu trong hai thùng đầu. Hỏi cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu? Bài 16. Một tổ gồm 12 người đắp xong đoạn đường đó trong 7 ngày. Hỏi nếu tổ đó chỉ có 4 người thì đắp xong đoạn đường đó trong bao nhiêu ngày? Biết rằng sức lao động của mỗi người như nhau.
- Bài 17. Tính bằng cách thuận tiện nhất a) 13,45 + 7,98 + 8,55 b) 9,72 + 8,38 + 3,62 c) 7,29 + 9,11 + 0,89 Bài 18. Cửa hàng ngày đầu tiên bán được 7,5 tấn xi măng. Ngày thứ hai bán hơn ngày đầu là 1,25 tấn xi măng. Ngày thứ 3 bán nhiều hơn mức trung bình của cả ba ngày là 1,75 tấn xi măng. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng đó bán được mấy tấn xi măng? Bài 19. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 0,338km và có chiều rộng bằng 6 7 chiều dài. Tính diện tích thửa ruộng ra mét vuông, ra héc - ta?
- Bài 20. Thay mỗi chữ trong phép tính sau bởi chữ số thích hợp 8a,ba + c1,4d = d4,1c Bài 21. So sánh : a) a,87 + 2,b2 và a,b + 2,86 b) a,bc + 20,04 + 28,63 và 3a,81 + 4,b5 + 13,9c Bài 22. Có một cây gỗ dài 8m. Một bác thợ mộc muốn cưa cây gỗ đó thành những khúc gỗ dài 16dm. Biết rằng, mỗi lần cưa hết 5 phút, cưa được một khúc gỗ thì bác ấy nghỉ ngơi thêm 3 phút nữa. Hỏi bác thợ mộc cưa xong cây gỗ hết thời gian bao nhiêu phút?
- ĐÁP ÁN 9 9 7 Bài 1. C. Bài 2. D. Bài 3. D. 100 100 1000 9 Bài 4. C. 1,67 Bài 5. D. 5 Bài 6. C. 10,01 100 Bài 7. D. 3,245 Bài 8. C. 9,08m2 Bài 9. B. 208 lít Bài 10. C. 0,08 Bài 11. Viết số Đọc số a) 50,35 a)Năm mươi phẩy ba mươi lăm b)0,168 b) Không phẩy một trăm sáu mươi tám c) 17 c)Mười bảy phần bảy. 7 d)99,009 d) Chín mươi chín phẩy không trăm linh chín. Bài 12. a) 15km 27m > 15,27km S b) 72 tấn 50kg < 72, 5 tấn S c) 21m2 450cm2 = 21,45m2 S d) 3km2 2000m2 < 3,2km2 Đ Bài 13. a) 21m = 0,021km b) 11kg = 0,011tấn c) 123,5 tạ = 12350kg d) 2ha 22m2 = 2,0022m2 Bài 14. 35,88 81,625 539,6 + + + 19,36 147,307 73,945 55,24 228,932 613,545 Bài 15. Bài giải Số lít dầu ở thùng thứ hai là : 10,5 + 3 = 13,5(l) Số lít dầu ở thùng thứ ba là : (10,5 + 13,5 ) : 2 = 12 (l) Cả ba thùng có số lít dầu là : 10,5 + 13,5 + 12 = 36 (l) Đáp số : 36 lít
- Bài 16. Bài giải Nếu 1 người đắp xong đoạn đường đó trong số ngày là : 7 x 12 = 84 (ngày) Nếu 4 người đắp xong đoạn đường đó trong số ngày là : 84 : 4 = 21 ( ngày) Đáp số : 21 ngày Bài 17. a) 13,45 + 7,98 + 8,55 = (13,45 + 8,55) + 7,98 = 22 + 7,98 = 29,98 b) 9,72 + 8,38 + 3,62 = 9,72 + (8,38 + 3,62) = 9,72 + 12 = 21,72 c) 7,29 + 9,11 + 0,89 = 7,29 + (9,11 + 0,89) = 7,29 + 10 = 17,29 Bài 18. Bài giải Ngày thứ hai bán được số xi măng là : 7,5 + 1,25 = 8,75 (tấn) Vì ngày thứ ba bán được nhiều hơn mức trung bình của cả ba ngày là 1,75 tấn xi măng nên ngày thứ ba phải bù cho hai ngày đầu 1,75 tấn để trung bình cộng của 3 ngày bằng trung bình cộng của hai ngày đầu. Trung bình của cả ba ngày bán được là : (7,5 + 8,75 + 1,75) : 2 = 8 ( tấn) Ngày thứ ba bán được số xi - măng là : 8 + 1,75 = 9,75 ( tấn) Đáp số : 9,75 tấn Bài 19. Bài giải Đổi 0,338km = 338m Nửa chu vi thửa ruộng là : 338 : 2 = 169(m) Chiều rộng của thửa ruộng là : 169 : (7 + 6) x 6 = 78 (m) Chiều dài của thửa ruộng là : 169 - 78 = 91(m)
- Diện tích thửa ruộn là: 91 x 78 = 7098(m2) Đổi 7098m2 = 0,7098ha Đáp số : 7098m2 ; 0,7098ha Bài 20. Ta có : 8a,ba + c1,4d d4,1c Ta thấy 8 + c + n = d mà d 2,86 nên a,b + 2,89 > a,b + 2,86 Hay a,87 + 2,b2 > a,b + 2,86 b) a,bc + 20,04 + 28,63 và 3a,81 + 4,b5 + 13,9c Bài 22. Cây gỗ sẽ được cưa thành 5 khúc, như vậy có tất cả 4 lần cưa. Mỗi lần cưa hết 5 phút và bác nghỉ thêm 3 phút, như vậy tổng số thời gian 1 lần cưa là 8 phút. Vậy thời gian bác cưa hết cây gỗ là 8 x 4 = 32 (phút).' Trong lời giải của bạn Duyên, phải trừ đi 3 phút lần nghỉ cuối cùng không tính, còn 32 - 3 = 29 phút.